Phân loại kỹ năng sống
Tôi đọc bài viết của Bà Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh về “Giáo dục kỹ năng sống”:
“…GDKNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách nhiệm, biết muốn điều tốt cho mình và cho người khác, biết tự định hướng cho tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, GDKNS chỉ thành công với nhà giáo dục “kiểu mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động…”
Như vậy, đến khi nào giáo dục VN ta mới đổi mới thật sự từ cách nghĩ tới hành động?
Đến khi nào học sinh của ta không chỉ giỏi lý thuyết mà giỏi cả thực hành? Để có thể tự tin, độc lập đứng diễn thuyết, trình bày và hành động, thích nghi với sự thay đổi cuộc sống và hòa nhập với thế giới?
Theo một số tài liệu như UNICEF thì Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua học tập hoặc rèn luyện của con người.
Phân loại kỹ năng sống Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
1/ Kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v… • Kỹ năng ghi chép • Kỹ năng lắng nghe. • Kỹ năng đọc. • Kỹ năng đọc nhanh. • Viết tốc ký. • Kỹ năng nói. • Kỹ năng đặt câu hỏi. • Kỹ năng trả lời. • Kỹ năng viết. • Kỹ năng ghi nhớ. • Kỹ năng nêu khái niệm. • Kỹ năng phân tích. • Kỹ năng tổng hợp. • Kỹ năng sáng tạo. • Học quên. • Học thất bại.
2/ Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v… • Kỹ năng làm cha mẹ. Bảo vệ trẻ em Chăm sóc trẻ em Dinh dưỡng Đời sống gia đình Đời sống online Giai đoạn mang thai Giáo dục trẻ em Kiến thức làm cha mẹ Tình dục an toàn • Kỹ năng khai thác thông tin. • Kỹ năng sáng tạo. • Kỹ năng làm việc độc lập. • Kỹ năng trình bày. • Kỹ năng quản lý thời gian. • Kỹ năng giao tiếp. • Kỹ năng nghề nghiệp. Hồ sơ Hướng nghiệp Kiến thức nghề nghiệp Nhân viên Phỏng vấn • Kỹ năng đàm phán. • Kỹ năng giải quyết xung đột. • Kỹ năng quản lý.
Cần phân biệt hai khái niệm “kỹ năng” và “khả năng”. Khả năng là những kỹ năng sống phát triển phù hợp nhất đối với từng loại nghề nghiệp, môi trường hoặc giai đoạn sống nhất định của con người, ví dụ như: khả năng nói trước đám đông, khả năng làm việc độc lập, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, khả năng biên tập báo chí, khả năng phân tích thị trường, khả năng dự báo sự kiện, khả năng ghi nhớ (biển số hoặc đặc điểm xe phù hợp với nghề nghiệp) của CSGT….
Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp người học hình hành những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn tồn tại và phát triển của con người với môi trường sống.
Kỹ năng sống & giáo dục KNS hiện nay đã được xem như là một môn học trong nhà trường ở một số quốc gia (tiêu biểu là Mỹ & Cộng đồng châu Âu), thậm chí tại Mỹ đã xuất hiện trường đại học huấn luyện kỹ năng sống; Một số tổ chức phi chính phủ cũng đã thường xuyên vận động phổ biến vấn đề này tại Việt Nam – đặc biệt là UNESCO và UNICEF. Các Môn học GDKNS như trên được giảng dạy tại TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VIÊN VÕ THUẬT VIỆT NAM