Nội dung bài viết
Root thiết bị Android là một khái niệm không còn xa lạ với những người yêu công nghệ. Ngoài việc cho phép bạn can thiệp sâu vào hệ thống, Root máy còn có thể mang đến cho bạn nhiều ứng dụng độc đáo mà không thể hoạt động trên những máy thông thường. Tuy nhiên, để có được sự trải nghiệm tốt nhất, dưới đây là 5 ứng dụng bạn nên cài đặt ngay sau khi Root máy.. Hầu hết những ứng dụng này đều đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
1. Titanium Backup
Đứng đầu danh sách các ứng dụng mà chủ sở hữu thiết bị Android cần quan tâm và cài đặt ngay đó chính là Titanium Backup. Với ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng sao lưu, phục hồi ứng dụng, tin nhắn… trên thiết bị của mình. Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép bạn xóa ứng dụng hệ thống, sao lưu dữ liệu ứng dụng với những thao tác vô cùng nhanh chóng.
Titanium Backup
Với những người yêu thích khám phá, việc cài ROM gần như là thao tác được sử dụng một cách thường xuyên.Tuy nhiên, mỗi lần cài ROM lại yêu cầu người dùng phải cài lại các ứng dụng, game có trên máy. Với một số game đặc biệt, bạn còn sẽ không thể khôi phục được dữ liệu mà phải chơi lại từ đầu. Giải pháp dành cho bạn chính là Titanium Backup khi bạn có thể dễ dàng factory reset, cài ROM mới và sau đó dễ dàng khôi phục lại mọi thiết đặt, ứng dụng trong thời gian ngắn.
Hiện tại, Titanium Backup đang được cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng Google Play Store.
2. ROM Manager
Thông thường, sau khi Root thiết bị, bạn sẽ cần phải cài đặt một bảo ROM tùy chỉnh và ROM Manager là ứng dụng mà bạn nên lựa chọn.
ROM Manager
Theo đó, ứng dụng này sẽ cho phép bạn Flash khôi phục tới ClockworkMod recovery hữu hiệu, hỗ trợ quản lí ROM với giao diện đơn giản, tạo bản sao lưu và phục hồi ROM. Ứng dụng còn hỗ trợ cài đặt ROM từ SD card cũng như qua hệ thống mạng.
ROM Manager cũng đang được cung cấp miễn phí trên Google Play.
3. Quick Boot (Reboot)
Quick Boot là ứng dụng dành cho thiết bị Android đã Root, giúp bạn có thể reboot máy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không cần sử dụng đến những thao tác phức tạp, bạn chỉ cần chạm tay vào màn hình là đã có thể reboot thiết bị của mình dễ dàng.
Quick Boot
Điểm nổi bật của ứng dụng này là sau khi cài đặt, bạn còn có thể dễ dàng tạo các phím tắt hay widget cho ứng dụng trên màn hình Home để boot máy nhanh chóng.
Bạn có thể tải về Quick Boot miễn phí từ Google Play Store.
4. Root Explorer
Root Explorer là ứng dụng quản lý file dành cho những thiết bị đã Root, cho phép bạn chỉnh sửa toàn bộ file hệ thống trên thiết bị của mình.
Root Explorer
Bạn có thể xem, chỉnh sửa, và thậm chí xóa các tập tin, phần mềm có sẵn trên thiết bị. Bên cạnh đó, ứng dụng còn giúp bạn dễ dàng truy cập các tập tin gốc, hỗ trợ lưu trữ, di chuyển các ứng dụng hay file vào từng mục khác nhau.
Hiện Root Explorer đang được bán với giá $ 3,99 trên Google Play Store.
5. AnTuTu CPU Master
Bạn có cảm thấy thiết bị Android của mình hoạt động quá chậm chạm? Bạn đang tìm cách cải thiện hiệu suất của thiết bị nhưng chưa biết phải làm thế nào? Lựa chọn dành cho bạn chính là ứng dụng có tên gọi AnTuTu CPU Master.
AnTuTu CPU Master
AnTuTu CPU Master là công cụ có khả năng thay đổi tốc độ CPU / GPU trên thiết bị Android đã root, từ đó có thể cải thiện nhiệu suất tổng thể cùng khả năng xử lý đồ họa nhanh hơn. Vì vậy, bạn sẽ có thể sở hữu trong tay chiếc điện thoại hoạt động nhanh hơn bao giờ hết.
AnTuTu CPU Master đang được cung cấp miễn phí trên Google Play Store.
Thực tế, sau khi Root thiết bị, có thể bạn sẽ gặp bối rối khi lựa chọn ứng dụng để cài đặt trên máy. Với những ứng dụng trên, bạn sẽ có được một khởi đầu hoàn hảo, giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của quyền truy cập root trên thiết bị của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp bộ nhớ cho thiết bị Android với USB Flash
*Oppo Find 7A với thiết kế độc đáo là sự kết hợp hoàn mỹ giữa nghệ thuật và tính tiện dụng.
*Acer Z1401 C283 Với thiết kế cổ điển được phôi tông màu tối cho máy thêm chắc khỏe
CTV Quân
Nguồn: maketecheasier