Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là gì?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 10.
Contents
Trả lời câu hỏi: Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là gì?
– Các nhân tố giao tiếp gồm:
+ Nhân vật giao tiếp (người nói và người nghe).
+ Nội dung giao tiếp (thông tin, thông điệp…).
+ Mục đích giao tiếp là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp).
Cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu thêm về giao tiếp nhé!
Kiến thức tham khảo về giao tiếp.
1. Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
– Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội. Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành động.
– Các nhân tố chính trong Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Nhân vật giao tiếp: Gồm người nói và người nghe.
+ Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết).
+ Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: Thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội…
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.
– Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp chi phối nội dung giao tiếp (ảnh hưởng nội dung thông điệp).
+ Với những người nói, người nghe khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản (nói hoặc viết) cũng khác nhau.
+ Trong hoạt động giao tiếp, các nhân tố trên còn tạo ra các loại “thông điệp” khác ngoài ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, hành vi… nhằm bổ sung ý nghĩa cho lời nói.
2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
* Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
-Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
-Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
– Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
3. Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
a. Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
+ Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng:
* Thường dùng trong giao tiếp hàng ngày, người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai trò nói và nghe.
* Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Do sự giao tiếp diễn ra tức thì nên người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, còn người nghe phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm.
– Từ ngữ:
+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ
+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.
– Câu: Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…)
– Văn bản: không chặt chẽ, mạch lạc.
+ Các yếu tố phụ trợ:
Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu. Ngữ điệu góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ.
b. Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
+ Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng:
* Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
* Muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.
* Khi viết, người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, người đọc có điều kiện đọc lại và phân tích, nghiền ngẫm. Nhờ sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi một không gian rộng lớn, thời gian lâu dài.
– Từ ngữ:
+ Được chọn lọc, gọt giũa
+ Sử dụng từ ngữ phổ thông.
– Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.
– Văn bản: có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.
+ Các yếu tố phụ trợ:
Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố bổ trợ nhưng được hỗ trợ bởi hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, biểu bảng, sơ đồ…
3.Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
– Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là:
a. Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?
b Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
c. Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?
d. Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức