Toán lớp 6: Số phần tử của một tập hợp – tập hợp con là một trong những dạng lý thuyết và bài tập gây nhầm lẫn kiến thức của các bé. Hãy cùng Toppy tìm hiểu và phân biệt các kiến thức lý thuyết về tập hợp. Cũng như giải bài tập về số phần tử và tập hợp con.
Contents
- 1 Số phần tử của một tập hợp
- 1.1 Định nghĩa
- 1.2 BẠN QUAN TÂM
- 1.3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.5 Ký hiệu
- 1.6 Tên tập hợp được viết đại diện bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D, …
- 1.7 Có 2 cách viết tập hợp:
- 1.8 Ngoài ra, thể hiện tập hợp còn được minh họa bằng BIỂU ĐỒ VEN
- 2 Tập hợp con
- 3 Giải bài tập sách giáo khoa về số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
- 4 Giúp con chinh phục số học lớp 6
Số phần tử của một tập hợp
Định nghĩa
Số phần tử của một tập hợp, tập hợp con có thể là bao nhiêu? Theo lý thuyết, ta có: Một tập hợp có thể có một hoặc nhiều phần tử. Có thể có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.
Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng.
Ký hiệu
Về ký hiệu phần tử và tập hợp của phần tử, phụ huynh và các bé có thể xem lại chi tiết hơn tại Học giỏi toán lớp 6 cùng Toppy: Tập hợp và Tập hợp các số tự nhiên. Toppy cùng trẻ tìm hiểu số học lớp 6
-
Tên tập hợp được viết đại diện bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D, …
-
Có 2 cách viết tập hợp:
Liệt kê các phần tử của tập hợp
Ví dụ: H = tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
H = { 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0}
Chỉ ra các tính chất đặc trưng của tập hợp
Ví dụ: C = tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 12, nhỏ hơn hoặc bằng 200
C = {x € ℕ│12< x ≤ 200}
-
Ngoài ra, thể hiện tập hợp còn được minh họa bằng BIỂU ĐỒ VEN
Tập hợp rỗng được ký hiệu là ∅
Ví dụ: A= {x € ℕ│x + 12 = 5}
A={∅}
Tập hợp con
Định nghĩa
Nếu các phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B và ngược lại, nếu phần tử của tập hợp B có chứa tất cả phần tử của tập hợp A. Ta nói: A là tập hợp con của B
Ký hiệu: A ⸦ B hoặc B ⸧ A
>> Xem thêm: Học giỏi toán lớp 6 cùng Toppy: Tập hợp – phần tử của tập hợp
Chú ý
Hai tập hợp bằng nhau được ký hiệu là A = B. Ta nói: tập hợp A bằng tập hợp B.
Hai tập hợp bằng nhau khi mọi phần tử của A đều là phần tử của B và ngược lại. Mọi phần tử của B đều là phần tử của tập hợp A
Giải bài tập sách giáo khoa về số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
Bài 16, trang 13. Sách giáo khoa toán 6, tập 1
Bài 17, trang 13. Sách giáo khoa toán 6, tập 1
Bài 18, trang 13. Sách giáo khoa toán 6, tập 1
Bài 19, trang 13. Sách giáo khoa toán 6, tập 1
Bài 20, trang 13. Sách giáo khoa toán 6, tập 1
Giúp con chinh phục số học lớp 6
Lớp 6 là khoảng thời gian chuyển cấp từ “trẻ con” sang “người lớn” của trẻ. Ở thời điểm này, không những trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý ví dụ như quá trình dạy thì. Trẻ còn xuất hiện thay đổi về tâm lý, tình cảm. Cái tôi của trẻ trong khoảng thời gian này đang từ từ định hình. Và trẻ bắt đầu xác lập vị trí của mình trong đời sống xã hội. Với những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý. Lớp 6 còn được xem là đoạn đường để trẻ chuẩn bị. Giáo dục trẻ tốt trong thời điểm này sẽ là bước đệm tuyệt vời để trẻ có cơ hôi tăng tốc trong tương lai. Mời ba mẹ và các con cùng Toppy tìm hiểu thêm về độ tuổi này tại bài viết Học tốt từ lớp 6 – Bước đệm để trẻ lấy đà chạy tới tương lai nhé!
Lời kết
Cùng với những sự thay đổi lớn khi chuyển sang một cấp học mới. Con còn cần đối mặt với những khó khăn trong các môn học ở trường. Toppy mong rằng bài viết này có thể hỗ trợ các con trong việc ôn luyện và rèn các kỹ năng làm bài tập. Chúc các con học giỏi, gặt hái được nhiều thành công ở môi trường mới!