Không ít người băn khoăn tìm hiểu Pháp Luân Công tốt hay xấu, có nên tập hay không? Tốt hay xấu, đâu là sự thật?
Trước khi đưa ra nhận định tốt hay xấu, bạn đọc có thể tìm hiểu Pháp Luân Công là gì. Về cơ bản, Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện khí công gồm 5 bài tập và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Pháp Luân Công tốt hay xấu nhìn từ khía cạnh sức khỏe
Tập Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe; đó là thông tin được ghi nhận trên nhiều trang tin, báo đài, mạng xã hội.
Ví dụ, báo Sức khỏe và Ðời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, số 85 (3382) ngày 15/7/2016, đăng bài về bác sĩ Lê Thị Thanh Thái tập Pháp Luân Công và đã hồi phục sức khỏe một cách kì diệu.
Năm 2020, đài truyền hình Joongdo TV (Hàn Quốc) hướng dẫn tập Pháp Luân Công; như một liệu pháp tăng cường sức đề kháng trong đại dịch Covid-19.
Đài C5N (Argentina) cũng có chương trình hướng dẫn tập Pháp Luân Đại Pháp trên sóng truyền hình vào năm 2015.
Nhiều trang mạng tiếng Việt đăng các bài chia sẻ của những người tập Pháp Luân Công; như “Khỏi bệnh thần kỳ“, nguyenuoc.com, ntdvn.com, dkn.tv…
Thậm chí, một số trang nói Pháp Luân Công là xấu cũng phải thừa nhận lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công. Các trang này cho rằng “Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng vẫn bị coi là xấu”; vì nội dung giảng giải trong môn này.
Những điều giảng trong Pháp Luân Công là tốt hay xấu?
Các cuốn sách trong Pháp Luân Đại Pháp được đăng công khai trên trang https://vi.falundafa.org/. Ai cũng có thể vào đọc; từ đó đưa ra nhận định của riêng mình.
Các bài giảng trong Pháp Luân Công dạy về việc làm người tốt; sống theo Chân – Thiện – Nhẫn; không làm điều xấu; không tham lam, không nói dối, không sát sinh…
Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính trong Pháp Luân Đại Pháp, giải thích cơ chế: Khi người tập thật sự tu sửa tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn; thì thân thể sẽ được tịnh hóa, dần dần đạt tới trạng thái vô bệnh.
Trong sách Chuyển Pháp Luân cũng giải thích một số hiện tượng siêu thường trong giới tu luyện; mà khoa học đã biết đến, ví dụ: Khả năng nhìn thấy không gian khác; hiện tượng người bay lên… Qua đó có thể thấy rằng, tu luyện là một lĩnh vực khoa học siêu thường.
Nếu dùng quan niệm thông thường, có thể cho rằng đó là mê tín. Nhưng nhìn từ lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công như đề cập ở trên; thì có thể thấy rằng đây là môn tu luyện cao tầng; cần những pháp lý cao tầng, chứ không phải nhận thức thông thường để đánh giá là tốt hay xấu.
Tập Pháp Luân Công có xuất hiện “biến tướng” nguy hiểm không?
Một số thông tin cho rằng Pháp Luân Công là tốt; nhưng người tập trong quá trình thực hành đã đi đến cực đoan; dẫn đến “những biến tướng”. Vô số cáo buộc nhắm vào Pháp Luân Công; cho rằng môn này không cho người tập dùng thuốc, không cho đi bệnh viện. Còn có lời đồn cho rằng tập Pháp Luân Công là không được thờ cúng tổ tiên… Một số trang cáo buộc Pháp Luân Công làm chính trị; là tổ chức khủng bố, giết người, tự sát; “tà đạo nguy hiểm”; “biến người tập thành nô lệ”…
Nhưng khi tìm hiểu nguồn gốc của những cáo buộc trên, có thể thấy nhiều điều bắt nguồn từ tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc; nhằm tạo lý do cho việc đàn áp Pháp Luân Công. Ví dụ, trong bài trước về việc “Pháp Luân Công có phải là tà đạo hay không“; giới quan sát cho biết cáo buộc “tà đạo”, giết người, tự sát… xuất phát từ thông tin sai sự thật; được đăng tải rầm rộ trong hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hơn nữa, việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp dựa trên cơ sở tự nguyện; không có chuyện khống chế, hay biến người tập thành nô lệ.
Như vậy, với cái gọi là “biến tướng của Pháp Luân Công”; thì cần xem xét đó có phải là do ảnh hưởng tuyên truyền từ Bắc Kinh hay không.
Làm thế nào để biết Pháp Luân Công là tốt hay xấu?
Để nhìn nhận Pháp Luân Công là tốt hay xấu, có thể xem xét một số khía cạnh, như: lợi ích sức khỏe; những nội dung giảng giải; ngoài ra, còn có thể quan sát thái độ của các nước đối với môn này.
Tại Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức,…; nếu bạn nói “Pháp Luân Công là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt”, giới chức nước này có thể sẽ tán thưởng. Ví dụ, nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp 2020, ông Peter Kent, cựu Bộ trưởng Môi trường Canada, viết trên Twitter: “Hàng triệu người trên thế giới tôn vinh các nguyên lý căn bản Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công.
Regret we can’t celebrate World Falun Dafa Day/Month on the Hill or Toronto City Hall this year..but millions around world reflecting on founding principles of Truthfulness, Compassion, Tolerance. #ZhenShanRen pic.twitter.com/t3hqdrgBVf
Nhưng nếu bạn nói “Pháp Luân Công là tốt” ở Trung Quốc; bạn có thể bị chính quyền Trung Quốc tống giam ngay lập tức. Ví dụ, năm 2001, có hơn ba chục học viên Pháp Luân Công từ 11 quốc gia phương Tây đã bị bắt giữ; ngay sau khi chụp ảnh với tấm băng rôn có chữ “Chân Thiện Nhẫn” tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc, thông tin về Pháp Luân Đại Pháp chỉ có một chiều từ hệ thống tuyên truyền của nhà nước. Các thông tin nói tốt về môn này thì bị kiểm duyệt, ngăn chặn. Trong hoàn cảnh như vậy, những điều chính quyền Trung Quốc nói về Pháp Luân Công có đáng tin cậy hay không?
Có nên tập Pháp Luân Công hay không?
Qua việc tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp tốt hay xấu; mỗi người đều có thể tự quyết định xem có nên tập môn này hay không. Tùy vào điều kiện bản thân, mỗi người đều có thể lựa chọn tập lúc nào; tập ở nhà hay tập ở công viên.
“Trên thực tế, ở Việt Nam, Pháp Luân Công không có tổ chức do không có trụ sở; không có người đứng đầu; không thu tiền quỹ; ai muốn tập thì theo tập, không tập thì họ tự thôi, không bị ai ép buộc cả.”
Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng, nguyên giảng viên khoa Luật hình sự, Đại học Luật TP.HCM (Xem video).
Tiến sĩ Hưng cũng cho biết: “Về mặt pháp luật, Công văn số 896 năm 2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam công nhận Pháp Luân Công giống như các môn Yoga, võ thuật hoặc một môn khí công khác để rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Và vì rèn luyện sức khỏe và tinh thần là quyền của mỗi công dân, nên được pháp luật bảo hộ.”
Như vậy, với chủ đề này, cần xem xét đa chiều mới có thể đi đến kết luận Pháp Luân Công tốt hay xấu; có nên tập hay không.