Phương pháp dạy học tích hợp đã không còn xa lạ trong lĩnh vực giáo dục, giúp các em học sinh, sinh viên có cơ hội nâng cao năng lực toàn diện. Giúp các em tư duy, rút ngắn quá trình tổng hợp cũng như giảm tải chương trình học. Vậy, thế nào là dạy học tích hợp? Ưu nhược điểm của phương pháp này. Hãy cùng Lạc Việt tìm hiểu qua bài viết sau:
Contents
I. Phương pháp dạy học tích hợp là gì?
Theo từ điển giáo dục học, dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm đạt mục tiêu chung.
Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em học sinh phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy mục tiêu cơ bản của việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp là:
- Xây dựng nền tảng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, sinh viên
- Thống nhất mối quan hệ giữa các môn học, lĩnh vực khác nhau và áp dụng vào thực tiễn
- Giúp em học sinh lĩnh hội kiến thức rộng lớn của nhân loại
- Hạn chế tình trạng trùng lập nội dung giữa các môn học khác nhau.
>>> Xem thêm: 5 Kho bài giảng E-Learning phố biến nhất hiện nay 2021
II. Ưu nhược và điểm của phương pháp tích hợp là gì?
Bất kỳ phương pháp giảng dạy nào đều có thế mạnh và nhược điểm tiêng, phương pháp dạy học tích hợp cũng không ngoại lệ.
1. Ưu điểm
- Không giới hạn đối tượng áp dụng, phù hợp cho mọi đối tượng học viên như tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học
- Kiến thức đa nền tảng, linh hoạt, phù họp với mọi trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, phá bỏ rào cảng bất bình đẳng trong học tập.
- Chắc lọc nội dung giảng dạy, giảm tải nội dung chương trình học
- Rút nắng quá trình tổng hợp môn học
- Giúp các em tổng hợp đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho học tập và làm việc sau này.
2. Nhược điểm
- Gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế bởi các năng lực chính cần được xác định và phân loại cho từng lớp.
- Giáo viên phải chủ động trong việc sáng tạo nội dung giảng dạy và phương thức truyền đạt. Bởi vì phương pháp này ngoài việc diangr dạy cung cấp thông tin, giáo viên còn đóng vai trò là người tổ chức kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho học sinh
- Giáo viên luôn giám sát, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để đạt được tiêu chuẩn đầu ra về năng lực.