Cập nhật vào 20/07
Contents
- 1 Quả cà na có cái tên tương đối lạ, có nhiều ở các tỉnh miền Tây sông nước. Loại quả này khi xanh có vị chát, chín thì chua. Theo nghiên cứu trong quả cà na có chứa nhiều dược chất có tác dụng tốt với sức khỏe như: hỗ trợ điều trị tiểu đường, tốt cho gan, tốt cho tim mạch…
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 Quả cà na là quả gì?
- 1.5 Quả trám có phải quả cà na không? Quả cà na miền Bắc gọi là gì?
- 1.6 Quả cà na ăn như thế nào? Có vị gì?
- 1.7 Quả cà na có tác dụng gì?
- 1.8 Quả cà na làm món gì ngon?
Quả cà na có cái tên tương đối lạ, có nhiều ở các tỉnh miền Tây sông nước. Loại quả này khi xanh có vị chát, chín thì chua. Theo nghiên cứu trong quả cà na có chứa nhiều dược chất có tác dụng tốt với sức khỏe như: hỗ trợ điều trị tiểu đường, tốt cho gan, tốt cho tim mạch…
Mời bạn tham khảo:
- Quả hồng bì là quả gì? Tác dụng của quả hồng bì với sức khỏe
- Quả xay là quả gì? Ăn quả xay có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Quả khu mấn là gì? Quả khu mấn có thật không?
- Quả ô môi là quả gì? Quả ô môi có tác dụng gì?
Quả cà na là quả gì?
Quả cà na là loại quả mọc trên cây cà na, còn có tên gọi khác là gián quả, thanh quả. Tên khoa học: Canarium album (Lour) Raeusch, thuộc họ Trám (Burseraceae). Quả cà na miền Bắc gọi là quả trám. Cà na là cây thân gỗ cao khoảng 10 – 25 m, cành cây nhỏ màu nâu nhạt, trên phủ nhiều lông mềm. Lá cây kép lông chim, phiến lá có hình trái xoan ngược, mọc so le, thót lại ở trên cuống, tù ở đầu, dài khoảng 35 – 40 cm. Lá gồm 7 – 11 chét lá, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới có nhiều lông ánh bạc.Trái cà na có quả hình bầu dục nhọn, dài 3 cm. Cà na thường được thu hoạch vào khoảng tháng 7 (khoảng tháng 8 âm lịch).
Quả trám có phải quả cà na không? Quả cà na miền Bắc gọi là gì?
Như đã nói ở trên thì quả cà na chính là quả trám theo cách gọi ở người miền Bắc. Trái trám thường được chia thành 2 loại là trám đen và trám trắng. Cà na là cách gọi của quả trám trắng.
Quả cà na ăn như thế nào? Có vị gì?
Cách ăn quả cà na rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch quả, sau đó đập dập và chấn với muối ớt. Đây là thức ăn vặt rất được trẻ con các vùng quê yêu thích. Quả già có màu xanh đậm, vị chát, còn trái chín có màu xanh nhạt, vị chua.
Muốn ngon hơn thì bạn có thể lấy quả cà na trộn với muối đường. Cách làm đơn giản như sau: Quả Cà na đem đi ngâm nước muối loãng từ 3 – 5 phút, dùng chày đập dập rồi rửa lại với nước nhiều lần cho bớt chát. Sau đó trộn 1kg cà na với 150g đường cát nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối hạt và để khoảng 8 – 10 tiếng. Sau khi cà na tan hết đường, cho thêm một muỗng cà phê muối ớt và trộn đều trong khoảng 15 phút.
Quả cà na có tác dụng gì?
Theo Đông y, trái cà na có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, vào 2 kinh Phế và Vị. Công dụng của quả cà na được ghi chép trong nhiều sách y khoa như cuốn “Thực liệu bản thảo” hay “ Nhật hoa tử bản thảo”. Một số công dụng của trái cà na là:
- Dùng để chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều
- Trái cà na tươi còn xanh có thể dùng để giải độc rượu
- Trái chín có tác dụng an thần, chữa động kinh.
- Nhân hạt cà na có tác dụng trị giun và hóc xương.
Một số bài thuốc từ quả cà na thường sử dụng theo đông y là:
- Chữa khô cổ, ho gây mất ngủ: Dùng ngày 20 – 30 quả cà na (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.
- Chữa đau răng, sâu răng: Dùng quả cà na đốt thành than, tán thành bột mịn, trộn với Xạ hương, dùng thoa vào răng đau.
- Chữa sốt cao, khô môi miệng, khát nước: Giã nát trái cà na lấy nước uống hàng ngày.
- Chữa ho khản cổ: Cà na tươi 4 quả bỏ hạt, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống.
- Chữa bệnh ngoài da: Dùng cả quả cà na mang đi đốt cháy thành than, trộn với dầu vừng. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bệnh, vết nứt nẻ tay chân, nứt môi, đầu vú nứt nẻ sưng đau.
- Chữa kiết lỵ ra máu: Cà na và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9g uống với nước cơm.
- Chữa ngộ độc cá (cá nóc): Dùng trái cà na 30g sắc nước uống.
- Chữa viêm tắc mạch máu: Dùng một vài quả cà na luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 – 2 tháng.
Tây y hiện đại nghiên cứu trong quả cà na có chứa rất nhiều hàm lượng chất quý như canxi, chất xơ, sắt, vitamin C, omega 3, thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, B-caryophyllene, a-copaene, elemol… Những chất này mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng:
- Tốt cho hệ tim mạch
Các axit béo omega-3 trong trái cà na làm cân bằng cholesterol, loại bỏ axit béo omega-6 dư thừa trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Xem thêm: 6 loại hoa quả tốt cho tim mạch nhất định bạn phải biết
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong quả cà na kích thích nhu động ruột, ngừa táo bón và bệnh trĩ, tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Giảm đau xương khớp
Chất kháng oxy hóa của cà na giúp kháng viêm tự nhiên, loại bỏ các gốc tự do gây căng thẳng và viêm tấy.
Thường xuyên ăn cà na có tác dụng phòng bệnh viêm khớp và gút. Xem thêm: 8 loại hoa quả tốt cho xương khớp bạn nên biết
- Cân bằng đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các amino axit trong trái cà na có công dụng cân bằng glucose trong máu, giúp cơ thể phóng thích insulin đúng thời điểm và lượng thích hợp, tránh tình trạng tăng hay sụt giảm bất thường lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây nên. Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường
- Tốt cho gan
Chất Triterpen chiết xuất từ Cà na có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại cho gan. Xem thêm: Những loại hoa quả mát gan giúp giải độc cơ thể hiệu quả
- Tốt cho não bộ, trí nhớ
A xít béo omega-3 của trái cà na cải thiện năng lực tập trung. Chất kháng oxy hóa của trái giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như alzheimer, mất trí nhớ.
Quả cà na làm món gì ngon?
Quả cà na ngâm đường
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cà na: 2kg
- Đường phèn: 1kg
- Muối tinh
Cách làm cà na ngâm đường:
Ngâm quả cà na với nước muối loãng 15 phút, sau đó vớt ra bóp dập để loại bỏ bớt vị chát. Bắc một nồi nước đun sôi khoảng 2l nước, sau khi nước sôi thì trút cà na vào luộc khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo.
Bắc một nồi mới, đổ 1kg đường phèn vào cùng với một chén nước nấu cho đến khi đường tan hết rồi mới tắt bếp để nguội.
Đổ cà na vào một cái thau và cho đường phèn đã nấu vào trộn thật đều. Để bảo quản được lâu thì bỏ cà na vào bình cất trong tủ lạnh.
Mứt cà na
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 700 gam cà na chín
- 400 gam đường nâu
- Muối
Cách làm mứt cà na:
Rửa sạch cà na, để ráo. Dùng dao nhọn rạch bốn đường, chia đều cà na thành bốn phần từ đầu xuống đuôi. Đổ cà na vào ngâm nước muối (ngâm khoảng 4 tiếng) cho cà na mềm. Sau đó bạn vớt cà na ra, xả nước lạnh nhiều lần cho bớt vị chua rồi vắt ráo.
Bạn cho cà na vào thau, trút đường vào trộn đều cho ngấm. Cà na ngâm đường, trút cà na ngào đường vào chảo, đảo đều tay trên lửa nhỏ. Khoảng 30 phút sau, cà na chuyển sang màu vàng ươm bắt mắt thì bạn tắt bếp. Cà na nguội là bạn đã có thể thưởng thức món mứt cà na ngon tuyệt rồi đấy. Bạn có thể cất cà na vào bình, hũ để ăn dần.
Quả cà na ngâm rượu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 3kg quả cà na tươi
- 3 lít rượu gạo trắng ngon, trên 40 độ
- 1.5kg đường phèn
- Bình ngâm
Cách làm cà na ngâm rượu:
Quả cà na đem phơi vài tiếng cho hơi héo rồi rửa sạch lại với nước, vớt ra để ráo. Lấy dao khứa dọc theo thân quả cà na. Đường phèn đập nhỏ để mau tan.
Cho cà na vào bình ngâm, cứ 1 lớp quả thì dải 1 lớp đường. Sau đó đổ rượu vào, lấy vật nặng như đá đè lên để làm quả cà na chìm hết trong rượu, tránh để quả cà na nổi lên sẽ rất dễ bị hỏng rượu. Sau đó đậy nắp kín và bảo quản bình rượu trong 3 tháng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc quả cà na là quả gì, quả cà na và quả trám có phải là một không. Nếu có dịp hãy thưởng thức loại quả dân dã này để cảm nhận hương vị tuổi thơ nhé!