Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 19: Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài giảng Hóa 10 Bài 19: Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử
Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử thì:
A. chất oxi hóa nhường electron và chất khử nhận electron.
B. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
C. quá trình nhường electron gọi là quá trình khử.
D. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
Câu 2: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là:
2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử và môi trường.
D. chất oxi hóa và môi trường.
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:
Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là:
A. 3 và 12.
B. 3 và 18.
C. 3 và 10.
D. 3 và 22.
Câu 4: Trong phản ứng:
FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O,
một phân tử FexOy sẽ
A. nhận (2y – 3x) electron.
B. nhường (2y – 3x) electron.
C. nhường (3x – 2y) electron.
D. nhận (3x – 2y) electron.
Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là:
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. axit.
D. vừa là axit vừa là chất khử.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng :
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:
A. 10.
B. 9.
C. 29.
D. 25.
Câu 7: Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau:
(1) 2HgO →to 2Hg + O2
(2) NH4HCO3→to NH3 + CO2 + 2H2O
(3) 4HClO4 →to 2Cl2 + 7O2 + 2H2O
(4) 2H2O2 →to 2H2O + O2
(5) 2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2
Số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau:
(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI
(2) 4K2SO3 →to 3K2SO4 + K2S
(3) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
(4) Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
(5) 2KClO3 →to 2KCl + 3O2
Số phản ứng tự oxi hoá – khử là:
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì
A. xảy ra phản ứng thế.
B. không xảy ra phản ứng.
C. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
D. xảy ra phản ứng trao đổi.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là:
A. N2.
B. NO.
C. N2O.
D. NO2.
Câu 11: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?
A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Câu 12: Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O2 thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:
A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Zn.
Câu 13: Trong phản ứng:
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓.
Nguyên tử Ag trong AgNO3:
A. bị oxi hóa
B. không bị oxi hóa hoặc khử
C. bị khử
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử:
A. 4NH3 + 5O2 →to, Pt 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 →to N2 + 6HCl
C. 2NH3 + 3CuO →to 3Cu + N2 + 3H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 15: Cho các phương trình phản ứng:
(a) 3Fe + 2O2 →to Fe3O4
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(c) CuO + CO →to Cu + CO2
(d) C + CO2 →to 2CO
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa khử là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 16: Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 17: Cho phương trình phản ứng:
a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.
Tỉ lệ a:b là:
A. 1:1
B. 2:3
C. 1:2
D. 1:3
Câu 18: Quá trình oxi hóa là quá trình:
A. mất đi oxi.
B. kết hợp với oxi.
C. nhường electron.
D. thu electron.
Câu 19: Cho phương trình hóa học của phản ứng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Al2(SO4)3 là chất khử, CuSO4 là chất oxi hóa.
B. Al là chất oxi hóa, CuSO4 là chất khử.
C. CuSO4 là chất oxi hóa, Al là chất khử.
D. CuSO4 là chất khử, Al2(SO4)3 là chất oxi hóa.
Câu 20: Phản ứng oxi hoá – khử nào sau đây chỉ có sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố?
A. 2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2
B. 2KClO3 →to 2KCl + 3O2
C. NH4NO3 →to N2O + 2H2O
D. 2KNO3 →to 2KNO2 + O2
Câu 21: Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. 4HCl + MnO2 →to MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
C. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
D. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Câu 22: Cho dãy các chất và ion sau:
FeO, HCl, SO2, F2, ,, Cl2.
Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau
a. Nung nóng KNO3
b. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư
c. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
d. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2
e. Cho Si vào dung dịch NaOH
f. Cho P2O5 vào nước
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6