Một trong những điều tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Nhật Bản chính là trang phục truyền thống. Cùng với quá trình phát triển đất nước, người Nhật vẫn luôn gìn giữ giá trị của dân tộc, song song các lễ hội diễn ra thường niên thì những trang phục này không chỉ sự kiện đặc biệt mà dần xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày. Sau đây là những trang phục truyền thống Nhật Bản phổ biến.
Contents
Kimono
Kimono là quốc phục của Nhật Bản, niềm tự hào của người dân bản địa ra đời vào khoảng thế kỷ IIIV dưới thời Heian. Trải qua nhiều thế kỷ, Kimono trở thành trang phục truyền thống của Nhật Bản, thường được mặc trong các dịp đặc biệt như lễ hội, tết, lễ cưới, buổi trà đạo. Kimono dành cho nữ giới phổ biến hơn, màu sắc cũng sặc sỡ, nổi bật so với nam giới chỉ đơn giản và tối màu.
Trước kia trang phục kimono Nhật Bản được làm từ lụa, ngày nay người ta còn sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như cotton, sa-tanh, tơ nhân tạo, vải sợi nhân tạo polyeste,…kimono được phân thành nhiều loại dành cho từng lứa tuổi, hoàn cảnh mặc.
Yukata
Yukata có hình dáng tương tự Kimono nhưng sử dụng chất liệu vải bông, mỏng nhẹ dễ dàng thấm hút mồ hôi và đem lại sự thoải mái cho người mặc. Yukata là trang phục mùa hè ở Nhật Bản hoặc dùng để mặc sau khi tắm. Trước kia, người dân Nhật mặc yukata như đồ ngủ với đường may và màu sắc đơn giản, ngày nay đây là trang phục dạo chơi mùa hè yêu thích của thanh niên Nhật Bản nên dần có màu sắc bắt mắt hơn.
Ngoài ra, yukata còn được mặc vào dịp Bon-Odori một lễ hội mùa hè Nhật Bản nổi tiếng khá nhộn nhịp và sôi động. Khách du lịch Nhật Bản còn có thể nhìn thấy người ta mặc yukata tại các quán trọ truyền thống tại bản địa.
Uchikake
Uchikake được sử dụng như một chiếc áo khoác bên ngoài kimono của cô dâu Nhật vào ngày lễ cưới. Uchikake có màu đỏ kèm theo họa tiết hình hoa lá, uyên ương, chim sếu. Trong thần thoại Nhật Bản, sếu là sinh vật nghìn năm tuổi, biểu tượng cho sự trường thọ, đem lại may mắn cho các cặp vợ chồng, nên những chiếc Uchikake có họa tiết chim sếu có giá rất cao.
Ngày nay, cô dâu Nhật Bản đa phần chọn trang phục truyền thống Nhật Bản Uchikake màu trắng, bởi vẻ đẹp thanh cao, tinh khôi.
Fundoshi
Hay còn gọi là khố, loại trang phục dành cho nam giới lao động, lái xe vào thời xưa tương tự như quần sooc hiện nay. Trong một số lễ hội ở Nhật Bản như lễ hội đóng khố Hakata Gion Yamakasa tại tỉnh Fukuoka Kyushu, khách du lịch Nhật Bản sẽ được nhìn thấy những người đàn ông, bé trai mặc trang phục này suốt quá trình tham gia các hoạt động của lễ hội.
Hanten
Áo hanten là loại trang phục rất được tầng lớp bình dân Nhật Bản ưa chuộng, nó bắt đầu phổ biến vào thời Edo và dần trở nên rộng khắp ở thế kỷ 18. Hanten được sử dụng như một loại trang phục hằng ngày bởi những người bán hàng hay nghệ nhân tại các làng nghề. Loại áo Hanten này có đặc điểm là phần cổ áo được may bằng vải sa tanh đen, có dây cột ở giữa áo, phù hợp với mọi người, không phân biệt giới tính.
Vì áo Hanten khá mỏng nên để có thể mặc vào mùa đông, người ta sẽ bện thêm áo lót kimono cả mặt trong và mặt ngoài nhằm giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Happi
Áo Happi trước kia là loại đồ dành cho người giúp việc nhà, chứng minh họ thuộc về một gia đình nào đó. Sau này khi các cửa hàng, tổ chức dần sử dụng áo happi nhằm thay thế biểu tượng, logo nên trở thành loại trang phục truyền thống Nhật Bản thông dụng.
Áo Happi là loại khăn choàng làm từ vải cotton có màu nâu và chàm, nhưng hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của mọi người áo có nhiều màu sắc bắt mắt hơn.
Trên đây là những loại trang phục truyền thống Nhật Bản phổ biến hiện nay mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở bất kỳ đâu trong chuyến du lịch khám phá xứ sở Phù Tang.
Intertour thường xuyên tổ chức các tour du lịch Nhật Bản đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình, để biết thêm thông tin Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH INTERTOUR VIỆT NAM
– Địa chỉ: 115 Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TPHCM – Điện thoại: 028. 3822 9999 – Hotline 24/24: 0961 118899 – Email: welcome@intertour.com.vn
Một trong những điều tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Nhật Bản chính là trang phục truyền thống. Cùng với quá trình phát triển đất nước, người Nhật vẫn luôn gìn giữ giá trị của dân tộc, song song các lễ hội diễn ra thường niên thì những trang phục này không chỉ sự kiện đặc biệt mà dần xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày. Sau đây là những trang phục truyền thống Nhật Bản phổ biến.
Kimono
Kimono là quốc phục của Nhật Bản, niềm tự hào của người dân bản địa ra đời vào khoảng thế kỷ IIIV dưới thời Heian. Trải qua nhiều thế kỷ, Kimono trở thành trang phục truyền thống của Nhật Bản, thường được mặc trong các dịp đặc biệt như lễ hội, tết, lễ cưới, buổi trà đạo. Kimono dành cho nữ giới phổ biến hơn, màu sắc cũng sặc sỡ, nổi bật so với nam giới chỉ đơn giản và tối màu.
Trước kia trang phục kimono Nhật Bản được làm từ lụa, ngày nay người ta còn sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như cotton, sa-tanh, tơ nhân tạo, vải sợi nhân tạo polyeste,…kimono được phân thành nhiều loại dành cho từng lứa tuổi, hoàn cảnh mặc.
Yukata
Yukata có hình dáng tương tự Kimono nhưng sử dụng chất liệu vải bông, mỏng nhẹ dễ dàng thấm hút mồ hôi và đem lại sự thoải mái cho người mặc. Yukata là trang phục mùa hè ở Nhật Bản hoặc dùng để mặc sau khi tắm. Trước kia, người dân Nhật mặc yukata như đồ ngủ với đường may và màu sắc đơn giản, ngày nay đây là trang phục dạo chơi mùa hè yêu thích của thanh niên Nhật Bản nên dần có màu sắc bắt mắt hơn.
Ngoài ra, yukata còn được mặc vào dịp Bon-Odori một lễ hội mùa hè Nhật Bản nổi tiếng khá nhộn nhịp và sôi động. Khách du lịch Nhật Bản còn có thể nhìn thấy người ta mặc yukata tại các quán trọ truyền thống tại bản địa.
Uchikake
Uchikake được sử dụng như một chiếc áo khoác bên ngoài kimono của cô dâu Nhật vào ngày lễ cưới. Uchikake có màu đỏ kèm theo họa tiết hình hoa lá, uyên ương, chim sếu. Trong thần thoại Nhật Bản, sếu là sinh vật nghìn năm tuổi, biểu tượng cho sự trường thọ, đem lại may mắn cho các cặp vợ chồng, nên những chiếc Uchikake có họa tiết chim sếu có giá rất cao.
Ngày nay, cô dâu Nhật Bản đa phần chọn trang phục truyền thống Nhật Bản Uchikake màu trắng, bởi vẻ đẹp thanh cao, tinh khôi.
Fundoshi
Hay còn gọi là khố, loại trang phục dành cho nam giới lao động, lái xe vào thời xưa tương tự như quần sooc hiện nay. Trong một số lễ hội ở Nhật Bản như lễ hội đóng khố Hakata Gion Yamakasa tại tỉnh Fukuoka Kyushu, khách du lịch Nhật Bản sẽ được nhìn thấy những người đàn ông, bé trai mặc trang phục này suốt quá trình tham gia các hoạt động của lễ hội.
Hanten
Áo hanten là loại trang phục rất được tầng lớp bình dân Nhật Bản ưa chuộng, nó bắt đầu phổ biến vào thời Edo và dần trở nên rộng khắp ở thế kỷ 18. Hanten được sử dụng như một loại trang phục hằng ngày bởi những người bán hàng hay nghệ nhân tại các làng nghề. Loại áo Hanten này có đặc điểm là phần cổ áo được may bằng vải sa tanh đen, có dây cột ở giữa áo, phù hợp với mọi người, không phân biệt giới tính.
Vì áo Hanten khá mỏng nên để có thể mặc vào mùa đông, người ta sẽ bện thêm áo lót kimono cả mặt trong và mặt ngoài nhằm giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Happi
Áo Happi trước kia là loại đồ dành cho người giúp việc nhà, chứng minh họ thuộc về một gia đình nào đó. Sau này khi các cửa hàng, tổ chức dần sử dụng áo happi nhằm thay thế biểu tượng, logo nên trở thành loại trang phục truyền thống Nhật Bản thông dụng.
Áo Happi là loại khăn choàng làm từ vải cotton có màu nâu và chàm, nhưng hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của mọi người áo có nhiều màu sắc bắt mắt hơn.
Trên đây là những loại trang phục truyền thống Nhật Bản phổ biến hiện nay mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở bất kỳ đâu trong chuyến du lịch khám phá xứ sở Phù Tang.
Intertour thường xuyên tổ chức các tour du lịch Nhật Bản đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình, để biết thêm thông tin Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH INTERTOUR VIỆT NAM
– Địa chỉ: 115 Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TPHCM – Điện thoại: 028. 3822 9999 – Hotline 24/24: 0961 118899 – Email: welcome@intertour.com.vn