Tiêu chí Ngân sách nhà nước Quỹ ngân sách nhà nước Nguồn hình thành Được quy định cụ thể tại Điều 35 và Điều 37 Luật NSNN 2015, bao gồm nguồn thu của ngân sách trung ương và nguồn thu của ngân sách địa phương Các khoản thu của ngân sách nhà nước, kể cả tiền vay Hoạt động quản lí -Toàn bộ hoạt động ngân sách nhà nước như lập dự toán, chấp hành, quyết toán, kiểm tra ngân sách, do đó phạm vi của hoạt động quản lí ngân sách nhà nước rộng hơn quản lí quỹ ngân sách nhà nước.- Do Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quản lí
– Bị giới hạn bởi năm ngân sách
-Quản lí các khoản tiền của nhà nước trên tài khoản- Do Kho bạc nhà nước quản lí
– Không bị giới hạn bởi thời gian
Thời hạn xác định Trong một khoảng thời gian nhất định là 1 năm ngân sách Tại một thời điểm nhất định Mục đích tạo lập Có kế hoạch thu chi cụ thể để thực hiện một cách hiệu quả nguồn thu ấy Bảo đảm thanh toán cho các cấp ngân sách
3. Công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước được giao cho Ngân hàng chuyên doanh đảm nhiệm, kết quả là vai trò kiểm tra hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước qua quỹ ngân hàng bị chi phối bởi chức năng kinh doanh của Ngân hàng. Công tác đôn đốc các đơn vị kinh tế thu nộp ngân sách và giám sát chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách bị xem nhẹ, chế độ báo cáo thu chi tồn quỹ hàng ngày của các cấp ngân sách từ cơ sở về trung tâm bị chậm trễ, có trường hợp được xem là Ngân hàng chuyên doanh cố tình chiếm dụng vốn ngân sách để quay vòng thu lợi.
Trước tình hình đó, từ 1-4-1989, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Phòng đại diện của mình đặt tại Ngân hàng chuyên doanh cơ sở để tăng cường công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước. Nhờ đó, công tác thanh toán thu nộp, cấp phát kinh phí ngân sách được cải thiện, công tác điện báo thu chi tồn quỹ hàng ngày của các cấp ngân sách từ cơ sở về trung tâm được kịp thời hơn trước.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tất yếu khách quan về đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa tài chính Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về phương diện quản lý quỹ ngân sách, từ 1-4-1990, Hội đồng Chính phủ đã có quyết định thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Kho bạc Nhà nước là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, quản lý các tài sản quốc gia bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại, đá quý và các ngân quỹ khác của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức hành chính, xã hội và quản lý các nguồn vốn vay dân và trả nợ dân thông qua công tác tín dụng Nhà nước và công tác phát hành các hình thức tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ.
Quyết định thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính đã giúp cho ngân sách Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ ngân sách. Cùng với việc đổi mới tổ chức hoạt động và cơ chế quản lý, hệ thống xử lý thông tin bằng máy vi tính ở Kho bạc Nhà nước được xây dựng đã phát huy tác dụng tốt trong công tác điều hành ngân sách Nhà nước: thu ngân sách được tập trung nhanh, cấp phát và chi trả ngân sách được đảm bảo đúng nguyên tắc, kịp thời, thuận lợi cho đối tượng sử dụng kinh phí, công tác hạch toán được thực hiện đầy đủ, chế độ thông tin, báo cáo được chấp hành nghiêm túc.
Tuy nhiên, hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng còn những hạn chế trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tiền tệ, ngân sách. Trước hết Nhà nước cần có cơ chế tháo gỡ trong kế hoạch hoá và điều hành ngân sách, trong quan hệ và phân định trách nhiệm giữa kho bạc và ngân hàng, nhất là các quan hệ thanh toán và điều hoà tiền mặt đáp ứng nhu cầu hoạt động của kho bạc. Trong nội bộ hệ thống, Kho bạc Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức tốt việc thanh toán, nâng cao chất lượng hệ thống xử lý thông tin. Tiếp đến ngành tài chính phải cải tiến công tác thu, chi ngân sách và cấp phát kinh phí phù hợp với nhiệm vụ của kho bạc, phù hợp với công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.