Bạn đang thắc mắc Rate of Return là gì? Đây là một khái niệm thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực tài chính. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình hoạt động, lợi nhuận của một doanh nghiệp.
Trong bài viết này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu chi tiết về khái niệm Rate of Return nhé!
Giải đáp chi tiết Rate of Return là gì?
Khái niệm
Rate of Return được viết tắt là ROR, khái niệm này có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn hay tỷ lệ lợi tức. Khái niệm này được dùng chung trong những loại thu nhập kiếm được từ một khoản đầu tư nào đó.
Đặc điểm của Rate of Return
Trong Rate of Return, thu nhập được hiển thị bằng tỷ lệ % so với số tiền đã chi ra cho đầu tư kinh doanh. Hiện tại, nó được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật nhất phải kể tới đầu tư tài chính hay vốn nhân lực.
Rate of Return hoạt động với bất kỳ loại tài sản nào, miễn là tài sản đó được mua và tạo ra dòng tiền vào một thời điểm nào đó chưa được xác định trong tương lai. Chính vì vậy ROR có thể được á dụng cho mọi lĩnh vực.
>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì?
Ý nghĩa của Rate of Return là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, ROR có ý nghĩa rất lớn. Nó được hầu hết các nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định tiếp theo cho việc đầu tư của mình. Đó là do những ý nghĩa sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trong quá khứ được đưa ra so sánh với những tài sản cùng loại. Từ đó, dễ dàng xác định khoản đầu tư nào hấp dẫn nhất.
- ROR giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng đo lường lợi nhuận hoặc thua lỗ của một khoản đầu tư bất kỳ khi tính toán theo thời gian.
Cách tính Rate of Return là gì?
Tìm hiểu công thức tính tỷ suất lợi nhuận
Có thể thấy, ROR hay tỷ suất lợi nhuận là một thông tin quan trọng. Nắm được con số chính xác của chỉ số này là điều các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Công thức chi tiết để tính ROR như sau:
ROR = (Giá trị hiện tại – Giá trị ban đầu) : Giá trị ban đầu x 100%
Công thức tính ROR này không tính đến thời gian của hoạt động kinh doanh. Do đó, kết quả thu về trên tổng thời gian thực tế có thể tốt hoặc không tốt.
Ví dụ:
Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tính ra 20% sẽ là tốt nếu thời gian sinh được từng đó lợi nhuận là 1 năm. Nếu thời gian kéo dài tới 4 năm, thậm chí là hơn, tỷ lệ này sẽ được coi là xấu.
>> Xem thêm: Redirect 301 là gì? Nó được áp dụng như thế nào?
Ví dụ mẫu và cách sử dụng ROR trong thực tế
Để dễ dàng hiểu và ứng dụng khái niệm này trong thực tế, hãy xem ngay ví dụ dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như cách ứng dụng nó trong thực tế.
Trường hợp tỷ suất lợi nhuận dương
Giả sử bạn mua 1 căn nhà với mức giá 2,5 tỷ, chi trả 100% bằng tiền mặt. Sau 10 năm, bạn quyết định bán căn nhà đó đi để chuyển đến một nơi ở khác phù hợp hơn. Bạn cần phải bán căn nhà củ mình. Lúc này, bạn thu được số tiền là 4 tỷ sau khi trừ đi mọi khoản chi phí, thuế, tiền cho người môi giới.
Lúc này, tỷ suất lợi nhuận có được từ hoạt động mua và bán căn nhà của bạn như sau:
ROR = (4 – 2,5)/2 x 100% = 75%
Ví dụ về tỷ suất lợi nhuận âm trong hoạt động kinh doanh
Trong trường hợp do nhiều vấn đề khác nhau, bạn có thể phải bán căn nhà với giá rẻ hơn lúc mua. Chẳng hạn giá bán là 2 tỷ. Khi đó ROR thực tế của hoạt động mua bán sẽ được tính như sau:
ROR = (2 – 2,5)/2 x 100% = -25%
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp lợi nhuận âm. Thường thấy nhất có thể thấy trong các doanh nghiệp thua lỗ. Bạn có thể thấy trường hợp này thường xuyên ở ngành chứng khoán, lướt sóng bất động sản.
Lưu ý quan trọng khi đọc chỉ số Rate of Return trong hoạt động kinh doanh
Giống như bất kỳ phép đo nào khác, phép đo tỷ suất lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp/ cá nhân cũng có thể xuất hiện những sai số. Khi đọc chỉ số ROR để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những thông tin sau:
- Tỷ suất lợi nhuận tính toán các chỉ số trong quá khứ, từ đó, dễ dàng tính toán, đưa kết quả đến thời điểm hiện tại. Do vậy, đây không phải là chỉ số thích hợp để xác định tình hình kinh doanh trong tương lai;
- Chỉ số ROR cần được xem xét, tính toán trong bối cảnh cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không, không thể sử dụng nó để so sánh tỷ suất lợi nhuận của hai hay nhiều khoản đầu tư với nhau;
- Khi hoàn cảnh thay đổi, các yếu tố lãi suất hay chi phí dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng thay đổi. Lúc này, chỉ số lợi nhuận cũng thay đổi theo;
- Khi sử dụng tỷ suất sinh lời như cách để xem xét tiềm năng của một khoản đầu tư, mua bán nào đó, các giả định về lợi nhuận tiềm năng trong tương lại phải được xem xét cẩn thận trước khi đưa ra dự đoán. Chỉ khi đó mới có được cái nhìn thực tế và kỹ lưỡng để các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định tiềm năng.
Một số khái niệm liên quan đến Rate of Return bạn nên biết
Như vậy, bạn đã biết Rate of Return là gì. Dưới đây, cùng tìm hiểu về một số khái niệm có liên quan mật thiết đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhé.
Tỷ lệ lợi nhuận thực – Real Rate of Return
Tỷ lệ lợi nhuận thực là tỷ lệ lợi nhuận có được bằng việc đầu tư, đã trừ đi giảm phát tại nước sở tại theo thời gian đầu tư. Nó còn được biết đến bằng khái niệm khác là lãi suất thực.
Ví dụ:
Nhà đầu tư kinh doanh và thu được lãi với tỷ suất lợi nhuận là 8%. Tuy nhiên, trong thời gian kinh doanh, tỷ lệ lạm phát là 3%. Lúc này, tỷ suất lợi nhuận thực chỉ còn 5% mà thôi. Nó được tính theo công thức sau:
-
Tỷ suất lợi nhuận thực = ROR – tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ thực sự của lợi nhuận là sự trở lại tỷ lệ phần trăm thực lợi nhuận có được trên một khoản tiền nào đó trong đầu tư. Nó được điều chỉnh dựa vào những thay đổi giá cả do lạm phát hay những yếu tố bên ngoài tác động vào.
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu – RRR
RRR được hiểu là tỷ lệ lợi tức thấp nhất mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể chấp nhận từ khoản đầu tư của mình. Mục đích chính của tỷ lệ này chính là bù đắp cho việc trì hoãn tiêu dùng. Nó chính là mức lợi tối thiểu các nhà đầu tư có thể nhận được khi chấp nhận khả năng rủi ro để đầu tư.
Một số công việc bạn nên thực hiện để Marketing Online tốt hơn:
- Viết bài SEO chất lượng đẩy thứ hạng Website nhanh chóng.
- Quản trị website đúng cách – điều cần thiết trong thời đại số;
- Đi backlink – cách đơn giản để tạo liên kết vàng;
Tạm kết
Như vậy, bài viết của Xuyên Việt Media đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu Rate of Return là gì. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Trong trường hợp có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
- 523/11/12/12 Lê Văn Khương, Khu phố 5, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- MST: 0315 964 953
- Đại diện pháp luật : Trần Công Thắng
- Hotline: 0963 711 297