Bóng đá chuyên nghiệp hiện đại có sự phân hóa rất rõ ràng cho từng vị trí, từng tuyến trên sân. Việc mỗi cầu thủ hiểu rõ, làm tốt vai trò ở vị trí của mình và gắn kết với các vị trí khác trên sân sẽ tạo thành một đội hình mạnh. Nội dung này sẽ giới thiệu kỹ về các vị trí trong bóng đá chuyên nghiệp (tên gọi, ký hiệu viết tắt và vai trò của mỗi vị trí).
Contents
- 1 Tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá
- 2 Giải thích ký hiệu viết tắt các vị trí trong bóng đá
- 3 Vai trò, ý nghĩa của các vị trí trong bóng đá
- 4 Thuận chân phải, chân trái thì đá cánh gì?
Tìm hiểu về các vị trí trong bóng đá
Trong bóng đá chuyên nghiệp thì các vị trí trên sân sẽ được chia thành 3 tuyến là tiền đạo (Forward), tiền vệ (Midfielder) và hậu vệ (Back). Trong mỗi tuyến thì lại được chia thành các vị trí khác biệt tùy thuộc vào từng đội hình khác nhau. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về từng vị trí trên sân thì chúng ta phải hiểu rõ về đội hình đội bóng mình đang sử dụng.
- Midfielder: Cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ
- Winger: Tiền vệ chạy cánh nói chung
- Striker / Forward / Attacker: Tiền đạo (nói chung)
- Back / Defender: Cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự (nói chung)
Hàng tiền đạo
- Tiền đạo cắm ST
- Hộ công CF
- Tiền đạo lệch trái LF
- Tiền đạo lệch phải RF
- Tiền đạo cánh phải RW
- Tiền đạo cánh trái LW
Hàng tiền vệ
- Tiền vệ tấn công CAM
- Tiền vệ cánh trái LM
- Tiền vệ cánh phải RM
- Tiền vệ trung tâm CM
- Tiền vệ phòng ngự CDM
- Tiền vệ phòng ngự lệch trái LDM
- Tiền vệ phòng ngự lệch phải RDM
Hàng hậu vệ
- Trung vệ CB
- Trung vệ quét SW
- Hậu vệ cánh trái LB, LWB
- Hậu vệ cánh phải RB, RWB
Thủ môn
- Thủ môn GK
Giải thích ký hiệu viết tắt các vị trí trong bóng đá
Ký hiệu các vị trí trong bóng đá
Tên các vị trí trong bóng đá bằng Tiếng Việt
Tên các vị trí trong bóng đá bằng Tiếng Anh
Ghi chú GK Thủ môn Goalkeeper LF Tiền đạo cánh trái Left forward trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo RF Tiền đạo cánh phải Right forward trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo CF Tiền đạo trung tâm Centre Forward trong sơ đồ 4-3-3 SW Trung vệ thòng Sweeper / Libero đá thấp nhất trong 3 trung vệ, ví dụ trong sơ đồ 3-5-2 ST Tiền đạo cắm/Trung phong Striker trong sơ đồ chơi 1 tiền đạo duy nhất, ví dụ 4-3-2-1 CB Trung vệ Centre Back / Centre Defender LB Hậu vệ trái Left Back / Left Defender RB Hậu vệ phải Right Back / Right Defender RS Hậu vệ phải right sideback LS Hậu vệ trái Left sideback LM Tiền vệ trái Left / right) Midfielder RM Tiền vệ phải Left / right) Midfielder CM Tiền vệ trung tâm Centre Midfielder LWB Hậu vệ chạy cánh trái Left / right) Wide (Back / Defender trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2 RWB Hậu vệ chạy cánh phải Left / right) Wide (Back / Defender trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2 LWM = LW Tiền vệ chạy cánh trái Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger có trong sơ đồ 4-5-1 RWM = RW Tiền vệ chạy cánh phải Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger có trong sơ đồ 4-5-1 AM Tiền vệ tấn công Attacking Midfielder DM Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự Defensive Midfielder trong sơ đồ 4-1-4-1 RDM Tiền vệ phòng ngự phải Right defensive midfielder LDM Tiền vệ phòng ngự trái Left defensive midfielder RCDM Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh phải Right central defensive midfielder LCDM Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh trái Left central defensive midfielder CDM Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự Centre Defensive Midfielder trong sơ đồ 4-2-3-1 CAM Tiền vệ tấn công trung tâm Central attacking midfielder RAM Tiền vệ tấn công cánh phải Right attacking midfielder RCAM Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh phải Right central attacking midfielder LAM Tiền vệ tấn công cánh trái Left attacking midfielder LCAM Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh trái Left central attacking midfielder
Vai trò, ý nghĩa của các vị trí trong bóng đá
Mỗi vị trong đội hình bóng đá chuyên nghiệp đều có vai trò nhất định theo lối chơi của đội. Tùy theo chiến thuật của huấn luyện viên mà mỗi vị trí trên sân sẽ thi đấu đúng với ý đồ của huấn luyện viên. Một huấn luyện viên giỏi sẽ có sự biến đổi đa dạng đội hình của mình và hiểu rõ khả năng chơi bóng của mỗi cầu thủ để ráp vào các vị trí khác nhau trong đội hình của mình.
Vai trò của thủ môn
– Thủ môn GK
Thủ môn là vị trí đóng vai trò quan trọng trọng trong đội bóng. Nhiệm vụ của vị trí này là cản phá mọi nổi lực ghi bàn của đối thủ. Ở trong vòng cấm địa thủ môn có thể dùng mọi bộ phận của mình để bảo vệ khung thành an toàn.
- Vị trí thủ môn thường mang áo số 1.
- Thủ môn thường mặc áo khác màu hoàn toàn so với các cầu thủ trong đội.
- Bất kỳ tình huống nào thì cũng cần có 1 thủ môn, kể cả thủ môn bị thẻ đỏ và hết quyền thay người thì sẽ có một cầu thủ mặc áo thủ môn để bắt (Quế Ngọc Hải đã phải bắt thay thủ môn Nguyên Mạnh trong trận đấu đắng cay với Indonesia nếu anh em còn nhớ…)
Vai trò của các vị trí tiền đạo
Vai trò của các cầu thủ ở vị trí tiền đạo là ghi bàn hoặc kiến tạo để ghi bàn. Phần lớn bàn thắng trong bóng đá đều được ghi bởi hàng tiền đạo. Tuy nhiên vị trí tiền đạo cũng chia làm nhiều kiểu tiền đạo với vai trò chơi bóng khác nhau.
– Tiền đạo cắm ST
Tiền đạo cắm là vị trí chơi cao nhất trong đội hình. Nhiệm vụ của vị trí này chính là liên tục xâm nhập vòng cấm và đón đường kiến tạo từ các đồng đội để ghi bàn. Vai trò của vị trí này là phải ghi bàn, ghi thật nhiều bàn thắng. Nếu vị trí này không ghi bàn trong một thời gian thì rất dễ bị cho lên ghế dự bị ngồi.
– Hộ công CF
Hộ công CF (Centre Forward) là vị trí tiền đạo lùi sau trong bóng đá chuyên nghiệp. Vì trí này thường chơi ở ngay phía dưới tiền đạo cắm và thường phối hợp bật nhả với tiền đạo để ghi bàn. Vị trí CF là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận bóng từ hàng tiền vệ, hậu vệ và liên tục tìm khoảng trống để phối hợp cũng như kiến tạo cho tiền đạo ghi bàn. Vị trí CF điển hình trong bóng đá có thể kể đến L. Messi của Barcelona vào thời Tiki Taka.
– Tiền đạo lệch phải, lệch trái RF, LF
Tiền đạo lệch phải, lệch trái RF, LF ở trong đội hình tấn công trung lộ. Vị trí này có lối chơi và vai trò giống như vị trí CF ở bên trên. Thường các vị trí tiền đạo cánh khi có lối chơi liên tục rê dắt bóng vào trung lộ thì cũng chính là RF, LF. Hoặc các đội hình loại bỏ hoàn toàn tiền vệ cánh và thêm 2 vị trí tiền đạo LF, RF chơi ngay bên dưới tiền đạo ST. Tuy nhiên đội hình này ngày nay không được sử dụng nhiều.
– Tiền đạo cánh phải, trái RW, LW
Tiền đạo cánh phải, trái là mẫu cầu thủ tấn công cánh trong bóng đá hiện đại. Thời đại của tạt cánh đánh đầu thì các cầu thủ chạy cánh đang thể hiện vai trò to lớn của mình trong kiến tạo cũng như ghi bàn. Vai trò của vị trí tiền đạo cánh là liên tục dốc bóng cố gắng vượt qua truy cản của hậu vệ cánh đối phương và tung ra những đường căng ngang bóng bổng khó chịu. Tiền đạo cánh cũng có thể di chuyển bó vào trong nếu có khoảng trống và thực hiện hiện căng ngang bóng sệt cho đồng đội ở bên trong với xác suất ghi bàn rất cao.
Xem thêm: Chọn giày đá banh sân cỏ nhân tạo cho Tiền Đạo thế nào?
Vai trò của các vị trí tiền vệ
Vị trí tiền vệ có vai trò rất quan trọng trong lối chơi của đội bóng. Cho dù đội hình và chiến thuật rất đúng đắn nhưng hàng tiền vệ bị mất kiểm soát và yếu hơn đối thủ thì sẽ rất khó để triển khai tấn công cũng như liên tục bị đội bạn tấn công rất nguy hiểm. Hàng tiền vệ thường có rất nhiều vị trí khác nhau và tùy thuộc vào từng đội hình mà huấn luyện viên sẽ lựa chọn các kiểu tiền vệ khác nhau.
– Tiền vệ tấn công CAM, LAM, RAM
Vị trí tiền vệ tấn công đóng vai trò trong việc triển khai bóng từ trung tiến để tấn công vào trung lộ. Vị trí này thường có thể có 1 hoặc 2 vị trí tùy thuộc vào các đội hình khác nhau. Tiền vệ tấn công có thể xâm nhập vòng cấm và tấn công như một vị trí tiền đạo hộ công CF. Tuy nhiên vị trí này vẫn hỗ trợ một phần trong việc kiểm soát khu vực giữa sân.
– Tiền vệ trung tâm CM
Tiền vệ trung tâm đóng vai trò kiểm soát bóng ở khu vực trung tâm, ngăn chặn tấn công và kiến tạo cho tuyến tiền đạo. Vị trí này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm chủ khu trung tuyến. Khi làm chủ được khu vực giữa sân thì có thể triển khai bóng ra cánh hoặc tấn công chính diện đều rất tốt. Các cầu thủ chơi ở vị trí CM thường có khả năng tranh chấp, tì đè tốt.
– Tiền vệ cánh phải, trái RM, LM
Tiền vệ cánh phải, trái có vai trò trong việc tấn công biên cũng như hộ trợ phòng ngự nếu đội bóng yếu thế. Vị trí này liên tục chơi bóng ở 2 đường biên dọc. Trong bóng đá hiện đại thì tấn công bằng cánh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 2 tiền vệ cánh chơi tốt có thể liên tục mở ra cơ hội tấn công khi tạt bóng kiến tạo vào khung thành đối phương.
– Tiền vệ phòng ngự CDM, RDM, LDM
Tiền vệ phòng ngự thường đóng vai trò cản phá từ xa để hỗ trợ hàng hậu vệ. Vị trí này có thể chơi theo 2 phong cách là máy quét hoặc là tranh chấp. Có các tiền vệ phòng ngự cao to liên tục tranh chấp tì đè sẽ gây rất nhiều khó khăn khi đối phương tấn công. Tiền vệ phòng ngự máy quét thì lại mang đến sự nguy hiểm bằng tốc độ của mình. Vị trí này sẽ chạy không biết mệt mỏi để cắt bóng, tấn công, làm náo loạn đối phương để tạo khoảng trống cho các đồng đội.
Xem thêm: Giày đá bóng cho tiền vệ | Chọn giày theo vị trí
Vai trò của các vị trí hậu vệ
– Trung vệ CB
Trung vệ hay hậu vệ trung tâm (CB – tiếng Anh: Center Back) là vị trí hậu vệ phòng thủ trước thủ môn và khung thành. Trung vệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng với khả năng phòng thù của mỗi đội bóng. Nhiệm vụ của trung vệ là kèm người, ngăn cản cầu thủ tấn công đội bạn tiếp cận khung thành và sút bóng, cố gắng phá bóng an toàn ra khỏi vòng cấm địa. Thường trong các đội hình bóng đá 11 người thì mỗi đội sẽ có 2 trung vệ CB.
– Trung vệ quét SW
Hậu vệ quét (viết tắt là SW; tiếng Anh: Sweeper) là một loại trung vệ linh hoạt có nhiệm vụ ngăn chặn, cản phá cầu thủ đối phương nếu họ vượt qua hàng hậu vệ thấp nhất. Khác với trung vệ thì nhiệm vụ quan trọng nhất của trung vệ quét là phải đọc được tình huống và cản phá chứ không phải là kèm người.
Trung vệ quét là vị trí hậu vệ chỉ tập trung vào khả năng phòng ngự. Các trung vệ quét giỏi thường có khả năng khống chế, kiểm soát bóng cũng như chuyền dài tốt. Khả năng phát động tấn công từ những đường chuyền dài của trung vệ quét có sức sát thương rất lớn.
Đội hình đội tuyển Việt Nam dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo thường chơi với sơ đồ 3 trung vệ. Trong đó có 1 trung vệ quét SW chơi ở vị trí thấp nhất và chính giữa. Để liên tưởng tốt nhất đến vị trí trung vệ quét thì hãy xem các tình huống chơi bóng của Đình Trọng hay Quế Ngọc Hải.
– Hậu vệ cánh phải, trái RB, LB
Hậu vệ biên (viết tắt là FB/RB/LB; tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back).Trong bóng đá hiện đại thì vị trí hậu vệ cánh (gồm cánh phải RB và cánh trái LB) là những vị trí rất quan trọng. Vị trí hậu vệ cánh sẽ thi đấu ở hai bên hành lang cánh, vừa đóng vai trò hỗ trợ tấn công và hỗ trợ phòng ngự.
Cách chơi bóng của các hậu vệ cánh thời hiện đại đó là bám biên, phối hợp với các tiền vệ cánh để xọc thẳng xuống gần đường biên ngang của đối thủ rồi tạt cánh vào. Ngoài ra có nhiều hậu vệ cánh có kỹ thuật cá nhân tốt cũng thường bó vào trong để tung ra những pha cứa lòng có thể ghi bàn.
Hậu vệ cánh thường có thể lực tốt, tốc độ nhanh để lên công về thủ. Họ có thể truy cản các đường tấn công của đối phương bằng tốc độ và những pha xoạc bóng chính xác.
– Hậu vệ chạy cánh tấn công RWB, LWB
Hậu vệ biên tấn công (viết tắt là WB/RWB/LWB; tiếng Anh: Wingback/Right Wingback/Left Wingback) hay còn gọi là hậu vệ tự do. Hậu vệ biên tấn công thường đóng vai trò tấn công nhiều hơn là phòng thủ. Với những đội bóng thiên về tấn công thì thường sẽ cần những hậu vệ biên tấn công giỏi, hỗ trợ tấn công tốt.
Có những hậu vệ tấn công nổi tiếng giỏi như Marcelo của Real Madrid rất nguy hiểm với những pha tấn công của mình. Mặc dù được ưu tiên tấn công nhưng các hậu vệ biên tấn công vẫn có thể tham gia hỗ trợ phòng ngự tốt. Cũng như các hậu vệ cánh khác thì hậu vệ tấn công giỏi cần có tốc độ và thể lực rất tốt.
Xem thêm: Giày đá bóng cho hậu vệ | Hướng dẫn cách chọn chi tiết nhất
Thuận chân phải, chân trái thì đá cánh gì?
Khi tấn công thì vị trí chạy cánh thường có 2 nhiệm vụ là tạt cánh hoặc bó vào trong dứt điểm. Thường 2 nhiệm vụ này sẽ phù hợp với các cầu thủ có chân thuận khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả kỹ xem thuận chân trái thì nên đá cánh gì, thuận chân phải thì nên đá cánh gì nhé.
Với nhiệm vụ tạt cánh:
Các cầu thủ thường tạt bằng má trong bàn chân. Tức là nếu bạn thuận chân phải thì nên đá cánh phải sau đó tạt bóng bằng má trong chân phải. Ngược lại nếu bạn thuận chân trái thì nên đá cánh trái để tạt bóng bằng má trong chân trái.
Với nhiệm vụ bó vào trong để cứa lòng:
Nếu bạn thuận chân trái thì nên đá cánh phải để khi bó vào trong thì có thể cứa lòng bằng má trong chân trái. Ngược lại, thuận chân phải thì nên đá cánh trái để có thể bó vào trong và cứa lòng bằng má trong chân phải.
Bởi vì tạt cánh và cứa lòng là 2 miếng đánh có sát thương lớn nhất của cầu thủ chạy cánh. Chính vì vậy nên dựa vào thế mạnh của bạn để lựa chọn xem nên đá cánh nào. Với những cầu thủ thuận cả 2 chân thì thường sẽ gây bất ngờ tốt hơn vì hậu vệ đối phương sẽ không đoán được là bạn sẽ dốc bóng xuống để tạt hay bó vào trong để cứa lòng.
Ngoài ra có nhiều cầu thủ có thể dứt điểm ở các góc khác nhau của khung thành. Ví dụ đá ở cánh phải mà thuận chân trái thì thường sẽ sút góc xa khung thành, thuận chân phải thì có thể sút góc gần hoặc tạt bóng bằng chân phải cũng rất ổn.
Viết bởi: Giaydabongtot.com