Trong cuộc sống, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ trải qua một sự kiện kinh hoàng. Đó có thể là một tai nạn, một thảm họa tự nhiên, trường hợp khẩn cấp về y tế, hỏa hoạn hoặc có thể là một sang chấn do người khác gây ra dưới hình thức tấn công bạo lực, lạm dụng… sang chấn cũng có thể đến từ việc nhìn thấy một người khác bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị giết hoặc tìm hiểu về điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra với một người chúng ta yêu thương.
Dù nó đến từ đâu thì dấu vết của nó để lại trên cơ thể lẫn tinh thần là điều không thể phủ nhận. Những phản ứng của chúng ta khi đối diện với sang chấn tâm lý dựa trên những điểm độc đáo trên nền nhân cách mỗi cá nhân nhưng vẫn có những đặc điểm phổ quát. Từ đó, khi hiểu được những phản ứng phổ biến, chúng có thể hữu ích cho tiến trình hồi phục của mỗi chúng ta. Mọi thứ có thể cải thiện và hy vọng.
1. Trải nghiệm lại sang chấn tâm lý
A. Tái diễn lại ký ức
Nhiều người trải qua việc tái diễn, lặp đi lặp lại những ký ức trải nghiệm sang chấn. Nó có thể là được hiểu như là một cơ chế của bộ não để cố mô phỏng lại để hiểu ý nghĩa của trải nghiệm và tìm hiểu xem liệu chúng ta có thể nào làm khác hơn không. Dù nguyên nhân là gì, nó cũng đều gây đau khổ khi liên tục sống lại ký ức tồi tệ đó. Cảm giác bất lực ngay khi chúng ta cố gắng để ngưng sự hồi tưởng các ký ức này làm mọi thứ trở nên tồi tệ.
B. Cơn ác mộng
Mặc dù quá trình hồi tưởng lại trải nghiệm sang chấn trong giống như một cơn ác mộng, nhưng những cơn ác mộng thực sự vẫn có thể ám ảnh trong giấc ngủ của chúng ta sau khi gặp sang chấn. Hệ thống thần kinh đã gây ra một căng thẳng nghiêm trọng và ngay cả trong những lúc chúng ta ngủ, não bộ vẫn tiếp tục xử lý sự kiện này.
Hầu hết những cơn ác mộng không hoàn toàn là trải nghiệm sang chấn chính xác, nhưng nó có những chủ đề tương đồng với sự kiện sang chấn. Ví dụ như một sang chấn sau sự kiện ngồi trên 1 chiếc xe mất thắng lao đi, những chủ đề ác mộng có thể liên quan đến đuối nước do cảm giác ngạt thở khi căng thẳng trong sự kiện gây sang chấn có thể đang được não bộ liên kết đến trạng thái ngạt thở khi đuối nước. Không có gì đáng ngạc nhiên, những cơn ác mộng này có thể góp phần vào triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp sau một sang chấn.
C. Hồi tưởng
Hồi tưởng xảy ra khi những thành phần ký ức sang chấn bị kích hoạt như: Nghe thấy một đoạn tin tức, nhìn thấy tai nạn, ngửi thấy mùi gợi lại sự kiện sang chấn và khiến não bộ cảm thấy như thể sang chấn lại xảy ra một lần nữa. Một ví dụ: một sang chấn do sự kiện bị một người đàn ông lạ mặt tấn công, khi họ thấy một người đàn ông khác đi bộ đột nhiên dừng lại và đổi hướng để về phía mình.
Mặc dù không có mối đe dọa nào thực tế nào từ ánh nhìn cho đến vị trí di chuyển, nhưng một báo động được truyền đến não não bộ diễn dịch và hồi tưởng lại. Hồi tưởng gây khó chịu vì chúng mang lại nhiều cảm xúc với cường độ mạnh và những ký ức sống động như họ đang xem lại những thước phim về trải nghiệm sang chấn của mình.
2. Phản ứng cảm xúc của sang chấn tâm lý
A. Sợ hãi và lo lắng
Có lẽ phản ứng cảm xúc phổ biến nhất đối với sang chấn tâm lý là cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Nó có ý nghĩa rằng chúng ta sẽ sợ sau khi một điều đáng sợ xảy ra. Trên thực tế, giống như rất nhiều phản ứng khác, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng chúng ta cần chuẩn bị cho điều đáng sợ đó. Nó cho thấy hệ thống thần kinh của chúng ta vẫn đang hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, nỗi lo sợ này sau một sang chấn có thể tồi tệ hơn những cảm xúc mà chúng ta cảm thấy tại thời điểm sang chấn và thường kéo dài lâu hơn.
Bạn có thể cảm thấy lo sợ khi có cái gì đó kích hoạt như một lời nhắc nhở về sang chấn. Hầu hết mọi người thấy rằng chúng sẽ được thích nghi dần theo thời gian.
B. Tức giận
Ngoài sợ hãi và lo lắng, tức giận là một phản ứng rất phổ biến đối với sang chấn tâm lý. Chúng ta có thể cảm thấy tức giận với một người hoặc một tình huống chịu trách nhiệm cho sang chấn của chúng ta. Chúng ta có thể tức giận với chính mình nếu chúng ta tự trách mình vì những gì đã xảy ra. Chúng ta có thể trở nên cáu gắt hơn bình thường và không hiểu tại sao chúng ta lại phản kháng lại với người xung quanh hoặc ít kiên nhẫn hơn với con cái của chúng ta. Giống như tất cả các phản ứng này, việc cảm thấy tức giận sau một sang chấn là điều hoàn toàn bình thường.
C. Nỗi buồn
Chúng ta thường sẽ cảm thấy buồn sau một sự kiện đau thương. Khóc có thể là một cách để hệ thống thần kinh hạ nhiệt từ phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, vì khóc có liên quan đến hệ thống thần kinh giao cảm làm dịu tâm trí và cơ thể. Nỗi buồn cũng có thể đến từ cảm giác tuyệt vọng bởi một thế giới quá nhiều điều khủng khiếp. Và tất nhiên nỗi buồn và đau thương là phổ biến khi đó là một sang chấn liên quan đến việc mất mát một người gần gũi với chúng ta. Vào lúc này, khi những cảm giác buồn bã này trở nên tồi tệ, đó là một phản ứng phù hợp.
D. Cảm giác tội lỗi
Nếu sang chấn tâm lý liên quan đến người gần gũi với chúng ta bị thương hoặc bị hại, chúng ta có thể tự trách mình và cảm thấy tội lỗi rằng bằng cách nào đó chúng ta đã không ngăn chặn được nó. Các cựu chiến binh có thể cảm thấy tội lỗi về các hành động mà họ đã thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến cái chết của các binh sĩ khác. Hoặc chúng ta có thể cảm thấy bản thân có trách nhiệm khi bị tấn công hoặc bị tổn thương, như thể bằng cách nào đó chính chúng ta đã gây ra nó.
E. Cảm giác tê liệt (“Đóng băng” cảm xúc)
Đôi khi thay vì cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta không cảm thấy có cảm xúc nào cả, như thể mọi thứ trống rỗng. Chúng ta không thể cảm nhận được những cảm xúc tích cực mà ta biết mình “nên có” khi những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống, và ngược lại. Điều này có thể gọi là cảm xúc tê liệt. Một phần nguyên nhân của phản ứng tê liệt cảm xúc này có thể đến từ những nỗ lực tự bảo vệ của chính cơ thể và tâm trí chúng ta khi phải đối mặt với những cảm xúc mạnh một cách “tràn trề”.
3. Các phản ứng thể lý liên quan
Gia tăng cảnh giác
Trước một sự kiện sang chấn, hệ thống thần kinh có một căng thẳng cực độ. Nó không trở về trạng thái ổn định ngay mà trạng thái cảnh giác sẽ được kích hoạt. Nó cảnh báo rằng có khả năng nguy hiểm có thể vẫn còn. Bạn có thể tiếp tục nhìn quanh hoặc liên tục “quét” quanh các nơi có nguy cơ là mối đe dọa.
Trước đây bạn đã bị tổn thương và bạn không muốn đánh mất sự cảnh giác. Điều đó thực sự có nghĩa, nó là cơ chế bộ não của chúng ta đang thực hiện để bảo vệ chúng ta. Mặc dù phản ứng này không thật sự giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn những lúc bình thường. Nhưng nó là thứ đảm bảo cho sự sinh tồn của chúng ta khi trong môi trường hoặc tình huống nguy hiểm.
Nhìn thấy nguy hiểm ở mọi nơi
Trước một sự kiện sang chấn, hệ thống thần kinh của chúng ta sau khi gặp căng thẳng cao độ. Nó sẽ được thiết lập để phát hiện bất kỳ mối đe dọa nào có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là sẽ có rất nhiều báo động sai.
Đôi khi chúng ta hồi hộp cao độ, nhịp tim tăng lên như muốn thoát khỏi lòng ngực. Khi ta nghĩ rằng một kẻ có thể tấn công ta, đang đi về phía mình, nhưng sự thật đó chỉ là một người hàng xóm thân thiện. Chúng ta có thể giật mình khi thấy một chuyển động nhỏ và sau đó nhận ra đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của chính mình. Hoặc một đêm nọ, chúng ta đã sợ hãi và nhảy thoát khỏi cái bóng đen của chính mình dưới ánh sáng đèn đường và nghĩ rằng đó là một người nào đó có thể tấn công tôi từ phía sau.
Dễ bị giật mình
Trước một sự kiện sang chấn, sự căng thẳng thần kinh tạm thời kích hoạt trạng thái nhạy cảm, chúng ta sẽ dễ dàng bị giật mình bởi những tiếng động như cánh cửa đóng sầm, sấm sét,…. Chúng ta có thể thấy mình nhạy cảm hơn bình thường hoặc mất nhiều thời gian hơn để trở về trạng thái bình thường. Điều đó thường xuyên khiển chúng ta cảm thấy tức giận nếu không hiểu được nguyên nhân của sự giật mình.
Khó ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái nhạy cảm, đặc biệt sau một sang chấn. Khi đó, bộ não và cơ thể tăng cường hoạt động do căng thẳng được kích hoạt, chúng ta có thể khó ngủ. Dường như tâm trí đang nói, “Nguy hiểm! Đây không phải là lúc để ngủ!” Những cơn ác mộng phổ biến cũng có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Nên là nếu giai đoạn này bạn có thể ngủ một cách miễn cưỡng thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị suy giảm đáng kể.
Suy giảm hứng thú tình dục
Giống như với giấc ngủ sau một sang chấn, não bộ có thể được cảnh báo “Đây không phải là lúc để có hoạt động tình dục”. Và trạng thái căng thẳng của cơ thể và não bộ cũng khiến chất lượng hoạt động tình dục sẽ bị suy giảm đáng kể, gây ra sự suy giảm hứng thú theo thời gian.
Trong một số tình huống, thật dễ hiểu nếu sang chấn liên quan đến một cuộc tấn công tình dục, khi đó hoạt động tình dục có thể kích hoạt những ký ức đau đớn về cuộc tấn công. Ngay cả khi chấn thương không có bản chất tình dục, chúng ta có thể ít quan tâm đến tình dục khi chúng ta hồi phục sau một chấn thương gần đây.
4. Lạm dụng rượu và chất kích thích
Nhiều người gia tăng sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác sau một sang chấn. Thông thường, họ làm điều này trong một nỗ lực để tự giải quyết đau khổ cho mình. Để ngăn chặn, tê liệt những ký ức, suy nghĩ hoặc cảm giác đau đớn. Nhiều trường hợp sử dụng rượu hoặc ma túy để cố gắng cải thiện giấc ngủ hoặc để không nhớ được giấc mơ của họ.
Mặc dù chúng có vẻ hữu ích trong thời gian ngắn. Nhưng việc sử dụng rượu hoặc ma túy sẽ làm chậm (hoặc ngăn chặn) sự phục hồi của bạn với sang chấn. Nguy cơ cao phát sinh vấn đề mới là nghiện chất. May mắn thay, có những phương pháp điều trị tâm lý, tâm thần có thể giúp bạn phục hồi sau một sang chấn. Trải nghiệm sự “giảm đau” lâu dài khỏi các triệu chứng mà không cần sử dụng rượu hoặc chất kích thích.
Quá trình những phản ứng của mọi người là khác nhau. Hầu hết chúng sẽ suy giảm dần trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tháng. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng mình đang phải vật lộn để hồi phục sau một sang chấn tâm lý khủng khiếp. Đừng ngần ngại, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý, tâm thần.
Não bộ con người rất phức tạp và kì diệu. Cách nó hoạt động, hình thành nhân cách, tâm lý con người, các hiện tượng tâm lý kì là. Cùng YouMed tìm hiểu về Hội chứng Stockholm nhé: Hội chứng Stockholm: Hiện tượng tâm lý phức tạp