Bất sản xương mũi ở thai nhi là gì? Các chiều dài thông số về xương mũi ở thai nhi như thế nào.. Và những thông số về chiều dài xương mũi của thai nhi có thể hé lộ cho các mẹ bầu biết được nguy cơ con mình có mắc chứng hội Down hay không….
Tất cả các câu hỏi đó sẽ được THS BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám Pasteur giải thích đầy đủ rõ ràng và chi tiết nhất qua bài viết sau đây để các mẹ có thêm kiến thức và đi khám cũng như làm các xét nghiệm cần thiết để tốt cho mình và con yêu…
1/ Bất sản xương mũi thai nhi là gì
Bất sản xương mũi (không có xương mũi ở thai nhi) hiện diện trên 73% thai nhi mắc hội chứng Down và chỉ 0,5% thai nhi bình thường. Vì vậy siêu âm đánh giá xương mũi trên siêu âm thai nhi quý I và quý II là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để sàng lọc hội chứng Down.
Tại thời điểm sàng lọc quý I từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, việc đo chiều dài xương mũi là không cần thiết khi đã có sự hiện diện xương mũi trên siêu âm. Tuổi thai tốt nhất để đánh giá xương mũi ở quí một là khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 64-75mm.
2/ Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi
Các tiêu chuẩn cần đạt khi đánh giá xương mũi ở quí 1 theo FMF (Fetal Medicine Foundation- UK)
- Mặt thai nhi hướng nhìn về đầu dò.
- Mặt cắt dọc giữa chuẩn: đầu và cổ trên một đường thẳng, giữa cằm và ngực có một khoảng trống (thai nhi ở tư thế trung tính).
- Sóng siêu âm thẳng góc với da trước xương mũi. Xương hàm trên là một đường thẳng tách rời, không được nối tiếp lên vùng xương mũi
Xương mũi được các định bởi đường ngang tăng âm nằm dưới da mũi tạo thành hình dấu “=”.
Một kỹ thuật khác được dùng để đánh giá xương mũi đó là khảo sát tam giác sau mũi (retronasal triangle).
Ở quý II bất sản xương mũi hay xương mũi ngắn đều làm tăng nguy cơ HC Down, trong đó nguy cơ thai mắc hội chứng Down sẽ tăng lên gấp 83 lần nếu bất sản xương mũi. Trong trường hợp này sản phụ cần được tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-invasive prenatal test) hoặc phải chọc ối. Nếu kết quả bình thường thì có thể yên tâm tiếp tục theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi.
3/ Chiều dài xương mũi theo tuần thai
Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm v2 4,05mm. Chiều dài xương mũi (NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài mông vú (CRL). Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho mẹ bầu, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi.
Chiều dài xương mũi thai nhi còn tùy thuộc vào tính di truyền của cha mẹ và con cái. Rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng xương mũi của thai nhi bình thường thuộc một số chủng tộc da màu có mũi thấp thường ngắn hơn chủng tộc da trắng. Do đó tất cả những chỉ số dưới đây đều mang tính chất tham khảo.
Các mẹ có thể xem thêm 1 bài viết liên quan khác
- Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu
- Siêu âm đo độ mờ da gáy là như thế nào
- Thử nghiệm Nonstress Test trong thai kỳ
- Siêu âm thai và những điều bạn nên biết
…..
Như vậy qua bài viết trên đây của BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám Pasteur đã chỉ rõ cho các mẹ bầu như thế nào là “Bất sản xương mũi” trong quá trình khám và siêu âm thai nhi để mọi người biết…
Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các vấn đề liên quan trong quá trình mang thai cũng như tiền sinh có thể liên hệ trực tiếp đến đại chỉ khoa phòng sản phụ của Pasteur qua hotline 02363811868 để được các bác sĩ chuyên sâu trao đổi cũng như thăm khám đầy đủ và đưa ra những lời khuyên tốt
Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt nhất!
THS BS Đồng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur