Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) là hai lệnh cơ bản nhất mà các nhà đầu tư cần nắm để quản lý vốn. Tuy vậy, khá nhiều nhà đầu tư vẫn có thói quen không đặt SL và TP khi giao dịch. Hoặc đặt SL và TP nhưng vẫn không biết cách đặt đúng, dẫn đến giao dịch kém hiệu quả!
Vật Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) là gì? Quản lý vốn bằng SL và TP như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Forex.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Stop Loss (SL) & Take Profit (TP) là gì?
Stop Loss (SL)
Stop Loss (SL) là lệnh giúp trader kiểm soát thua lỗ của một lệnh giao dịch.
Lệnh Stop Loss được đặt tại một điểm mà tại đó, nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ. Khi giá chạm vào điểm SL, lệnh giao dịch của bạn sẽ tự động đóng. Mục đích của lệnh SL là giúp bạn giảm thiểu tối đa thua lỗ khi giá đi ngược lại với kỳ vọng.
Khi giá đi ngược lại với kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng mong đợi giá sẽ sớm quay đầu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giá cứ tiếp tục giảm sâu? Có phải chúng ta sẽ ngày càng lỗ đậm không? Vì thế, lệnh SL sẽ giúp bạn “phanh” kịp lúc để hạn chế thua lỗ.
Take Profit (TP)
Take Profit (TP) là lệnh giúp trader kiểm soát điểm chốt lời của một lệnh giao dịch.
Nhà đầu tư thường đặt lệnh TP tại điểm có lợi nhuận mà họ mong muốn. Khi giá di chuyển và chạm vào điểm TP thì lệnh giao dịch sẽ tự động được đóng.
Lệnh này cũng được xem là lệnh chốt lời tự động, giúp trader chốt lời mà không cần phải “túc trực” bên biểu đồ.
Cách quản lý vốn bằng SL và TP
Thiết lập mục tiêu đặt SL và TP
Phương pháp này là đặt SL và TP theo một tỷ lệ phần trăm mà bạn chấp nhận thua lỗ hoặc kỳ vọng lợi nhuận. Với phương pháp này, bạn không cần phân tích quá nhiều. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến bạn giao dịch theo cảm tính và có phần ảo tưởng.
Bạn không nên đặt điểm SL quá gần hoặc điểm TP quá xa. Thông thường, tỷ lệ này sẽ rơi vào khoảng 10 – 20%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh tùy theo thời gian giữ lệnh, phong cách giao dịch,…
Dựa vào Hỗ trợ và Kháng cự để đặt SL và TP
Vùng hỗ trợ là vùng giá luôn nằm dưới mức giá hiện tại. Bất kỳ mức dao động thấp nào trên biểu đồ đều có thể được coi là vùng hỗ trợ.
Ngược lại, vùng kháng cự là vùng giá nằm trên mức giá hiện tại. Bất kỳ mức dao động cao nào trên biểu đồ đều có thể được coi là hỗ trợ.
Nguyên tắc khi dựa vào vùng hỗ trợ và kháng cự để đặt SL và TP là:
- Đặt Take Profit khi giá nằm dưới vùng kháng cự và trên vùng hỗ trợ.
- Đặt Stop Loss khi giá ở trên vùng kháng cự và bên dưới vùng hỗ trợ.
Phương pháp này rất dễ áp dụng, tuy nhiên vẫn có rủi ro nếu bạn dự đoán sai vùng hỗ trợ và kháng cự.
Dựa vào giá Cao nhất và giá Thấp nhất
Đối với phương pháp này, bạn quan sát sự biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó đặt SL và TP dựa vào nguyên tắc:
- Đặt Stop Loss theo mức giá thấp nhất tại một ngày nhất định
- Đặt Take Profit theo mức giá cao nhất tại một ngày nhất định
Nhược điểm của phương pháp này là dựa vào những diễn biến giá trong quá khứ, nên nó có thể sẽ không phù hợp trong tương lai.
Lưu ý khi đặt SL và TP
Hai lưu ý đặt biệt quan trọng khi đặt Stop Loss và Take Profit là:
- Không đặt Stop Loss quá gần và Take Profit quá xa điểm vào lệnh
- Không dời lệnh SL và TP liên tục
Ưu – Nhược điểm khi quản lý vốn bằng SL và TP
Ưu điểm
- Chốt lời/cắt lỗ tự động, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức
- Giảm các yếu tố tâm lý: tham lam, sợ hãi, lo lắng
- Quản lý vốn chuyên nghiệp hơn
Nhược điểm
- Lệnh có thể không thể thực hiện được nếu bạn không biết cách đặt lệnh
- Dễ gây ra cảm giác tiếc nuối khi lợi nhuận thấp hơn thị trường
Xem thêm: Hướng dẫn đặt lệnh SL và lệnh TP chuẩn nhất
Vậy là chúng ta đã biết Stop Loss (SL) & Take Profit (TP) là gì và cơ bản cách đặt lệnh SL và TP. Còn rất nhiều phương pháp đặt SL và TP hiệu quả khác cũng như nhiều phương pháp quản lý vốn khác. Chúc bạn tìm được phương pháp quản lý vốn hiệu quả nhất!