Contents
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
– Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
Ví dụ : Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Fe, H, O, Cl trong đơn chất tương ứng Na, Fe, H2, O2, Cl2 đều bằng 0.
– Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất :
Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa -1).
Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : -1, +2).
– Quy tắc 3 : Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.
– Quy tắc 4 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.
Ví dụ : Số oxi hóa của Na, Zn, S và Cl trong các ion Na+, Zn2+, S2-, Cl- lần lượt là : +1, +2, -2, -1.
Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, MnO4-, NH4+ lần lượt là : -2, -1, +1.
Chú ý: Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau.
Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1-) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc -1).
Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1, +2, +3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tìm số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 ?
Hướng dẫn:
Gọi số oxi hóa của S trong H2SO4 là x, ta có :
2.(+1) + 1.x + 4.(-2) = 0 → x = +6
Vậy số oxi hóa của S là +6.
Ví dụ 2 : Tìm số oxi hóa của Mn trong ion MnO4- ?
Hướng dẫn:
Gọi số oxi hóa của Mn là x, ta có :
1.x + 4.( -2) = -1 → x = +7
Vậy số oxi hóa của Mn là +7.
Ví dụ 3. Xác định số oxi hóa của các ion sau: Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.
Hướng dẫn:
Ion Na+ Cu2+ Fe2+ Fe3+ Al3+ Số oxi hóa +1 +2 +2 +3 +3
*Lưu ý: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho các hợp chất : NH , NO2, N2O, NO , N2
Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là :
A. N2 > NO > NO2 > N2O > NH .
B. NO > N2O > NO2 > N2 > NH .
C. NO > NO2 > N2O > N2 > NH .
D. NO > NO2 > NH > N2 > N2O.
Câu 2. Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất sau lần lượt là: HCl, HClO, NaClO3, HClO4
A. -1, 0, +5, +7 B. -1, +1, +5, +7
C. +1, +3, +1 , +5 D. +1, -1, +3, +5
Câu 3. Xác định số oxi hóa của crom trong các hợp chất sau: Cr2O3, K2CrO4, Cr2(SO4)3 , K2Cr2O7
A. +3, +6, + 3; +6 B. +1, +3, +1 , +5
C. +3, +7, + 4; +6 D. +3, +4, +2; +7
Câu 4. Cho biết thứ tự giảm dần số oxi hóa của các ion sau: MnO4-, SO42-, NH4+, ClO3-.
A. MnO4-, SO42-, NH4+, ClO3-
B. MnO4-, NH4+, ClO3- SO42-.
C. NH4+, ClO3-, MnO4-, SO42-.
D. NH4+, ClO3- , SO42-, MnO4-.
Câu 5. Cho các chất: H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3. Xác định số oxi hóa của S trong các chất trên
A. -2, 0, +4, +6, +4, +6
B. -2, 0, +4, +6, +2, +3
C. -2, 0, +3, +4, +4, +6
D. +2, 1, +4, +6, +4, -3
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
-
Dạng 1: Xác định loại phản ứng hóa học
-
Dạng 2: Xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học
-
Dạng 4: Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử
-
Dạng 5: Các dạng bài tập về oxi hóa – khử
-
Dạng 6: Phương pháp bảo toàn electron
-
Dạng 7: Kim loại tác dụng với axit
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 10 có đáp án
- Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 10 có đáp án chi tiết
- Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án