Contents
- 1 1 Vài kỷ niệm về Tổ Sư
- 2 2 Giới Tử Vi Cổ
- 3 3 Tử Vân Phái
- 4 4 Tuệ Canh và nhóm ”Tử Vi trí thức Đài Loan”
- 5 5 Hiện Đại Phái và Liễu Vô Cư Sĩ
- 6 6 Thiên Cơ Phái Tử Vi Đẩu Số
- 7 7 Hoa Sơn Bí Nghĩa Phái
- 8 8 Hà Lạc Phái
- 9 9 Trung châu phái
- 10 10 Nam Phái Tử Vi Đẩu Số
- 11 11 Tiên Tông Phái
- 12 12 Thẩm Thức Tinh Hóa Tử Vi Đẩu Số
- 13 13 Tử Vi Nhật Bản
- 14 14 Phụ Lục
1 Vài kỷ niệm về Tổ Sư
Trần Đoàn lão tổ là người kiến văn rất quảng bác, hiệu là Phù dao tử, thích tư tưởng của Đạo gia, ngài từng tổng kết Nội đan Đạo pháp, là Tác giả của ”Dịch kinh đồ, Tiên thiên đồ, Vô cực đồ”, là một trong vài khuôn mặt chủ lưu của lãnh tụ Đạo gia hậu Tống, có ảnh hưởng lớn lao đến người đương thời và mãi đến hiện nay Đường minh tông từng tứ hiệu cho ngài là ”Thanh hư ngoại sĩ”, cũng như Đường thế tông tứ hiệu ”Bạch vân tiên sinh”, Tống thái tông Triệu quang Nghĩa tặng hiệu ”Hi Di tiên sinh”, sau này Đạo sĩ và Hoa sơn đạo giáo tôn xưng ngài là Tổ sư, Hoa sơn Ngọc tuyền viện tôn xưng ngài là Giáo chủ.
Hoa sơn tại tỉnh Thiểm Tây, vị trí tại phía Nam Huyện Hoa Âm, là Tây nhạc trong hệ thống Ngũ Nhạc, là Động thiên đứng hàng thứ 4 trong 36 động thiên của Đạo giáo, Hoa sơn có Chủ phong (núi cao nhất) có Hải bạc là 1997 mét, trong Ngũ nhạc chỉ thua có Bắc nhạc Hằng sơn, nhưng Hoa sơn có sơn thế hùng vĩ hiểm ác không đâu sánh bằng, nên được gọi là ” Kỳ hiểm thiên hạ đệ nhất sơn”, từ xa xưa, Hoa sơn đã là nơi linh địa của Đạo giáo, hiện còn một số tự viện liên quan như Tây nhạc miếu và Ngọc tuyền viện ở dưới chân núi, trên núi thì có Đông đạo viện, Trấn nhạc cung, Ngọc nữ từ, Túy vân cung, trong đó Ngọc tuyền viện, Đông đạo viện và Trấn nhạc cung được xem là 3 trọng điểm của các Cung Quan Trung quốc.
Cứ theo truyền thuyết thì Lão tử cũng từng lưu chân tại Hoa sơn, tại núi Nam phong của Hoa sơn nay vẫn còn lưu giữ một lò luyện đan của Lão tử. Tại sơn môn của Ngọc tuyền viện, bước lên thạch cấp đi xuyên qua Chính môn và tiếp tục duyên theo thạch lộ mà đi thì sẽ gặp Hi Di động.
Động này được phân làm Tiền và Hậu điện, phía tả tiền điện có tấm bia Hoa sơn thạch đồ, mé trái có một thạch bia do một thư pháp danh gia thời Tống tạc mấy chữ Đệ nhất sơn, hậu điện là tượng ngồi của Lão tổ, ngoài ra còn một số di tích khác liên quan đến lão tổ như Hi Di Trũng, Hi Di Động, Son Tôn Đình, Nạp Kinh Đình, Vô Ưu Đình, Quần Tiên Điện Và Tam Cung Điện, Sơn Tôn Đình được xây trên một tảng đá khổng lồ, kiến trúc kỳ dị, tương truyền đây là nơi Tổ sư thường đúng ngắm cảnh. Cạnh đình có một cây cổ thụ tuy quá cổ lão nhưng vẫn xanh um gọi là Vô ưu thụ, đồn rằng cây này do đích thân Trần Đoàn trông nên, Hi Di động thì nằm ở gần cạnh đình, là nơi để Tổ sư tĩnh dưỡng (ngài ngủ rất lâu), bên trong có một bức tượng ngài đang ngủ! Toàn cảnh Ngọc tuyền viện đình miếu ngổn ngang, suối reo róc rách, cây cối thâm u, tạo cho du khách cái cảm giác thoát trần, tại đây còn lưu một bài của Khang hữu Vi:
Cốc Khẩu Tuyền Thanh Dẫn Khúc Lưu
Trường Lan Hồi Hợp Thụ Vô Ưu
Tuyền Thanh Sơn Sắc Khả Vong Thế
Nhượng Dữ Hi Di Thùy Vạn Thu…
2 Giới Tử Vi Cổ
Giới Tử Vi Đẩu Số xưa kia có thể được chia làm 3:
- Đạo gia Tử Vi Đẩu Số, là những vị tu theo Đạo giáo (Lão giáo) thường nghiên cứu về Thiên văn và Huyền học, một số môn Huyền thuật phát xuất từ lò Đạo gia mà ra, ngay môn Tử Vi Lý Số cũng vậy, nên nhóm này ở địa vị tối cao.
- Khâm thiên phái Tử Vi Đẩu Số: sau này Triều đình với mục đích tóm thâu hầu hết các nhân tài Huyền môn trong thiên hạ để làm việc tư lợi cho Hoàng gia, nên đã thành lập Khâm thiên giám, cũng như Đạo tạng (Thư viện về Huyền học) và dùng mồi danh lợi hoặc ngay cả việc áp chế để giam lỏng đám nhân tái Huyền môn trong cung cấm, qua một thời gian trong họ hình thành cái gọi là Giới Tử Vi đẩu số của Khâm thiên giám, theo quy luật chặc chẽ của Triều đình, họ chỉ được truyền thừa cho một Đệ tử mỗi một đời mà thôi, và truyền theo lối khẩu truyền, kinh sách Tử Vi Đẩu Số liên quan từ đó đừng hòng lọt ra bên ngoài.
- Dân gian Tử Vi Đẩu Số: Họ thừa hưởng những gì.. còn sót lạ, tuy nhiên họ cũng lưu giữ được một số sách gia truyền và những phát kiến trong thời gian nghiên cứu, nhưng vì quá thiếu thốn kinh sách, cùng tắc biến, Tử vi sau này biến thành nhiều dạng thái kỳ lạ không còn liên quan nhiều đến gốc rễ…
3 Tử Vân Phái
Tử Vân trước kia làm việc cho một nhà xuất bản, theo như chuyện kể trong quyển ”Đẩu số luận nhân sinh”, trước kia Tử Vân không tin vào Mệnh lý, về sau nhân có lần đi với Vu thái thái gặp Hà lão sư, Hà lão sư căn cứ trên Mệnh bàn nói ra những tình huống gì sắp xảy ra trong năm sau cho Vu thái thái, chẳng hạn sau khi sinh thì bị viêm gan và phải tiếp huyết.v.v
Một năm sau, tất cả xảy ra như đã kể, Tử Vân bèn bái Hà lão sư làm sư phụ và khai thủy học Tử Vi Đẩu Số cùng với hai vị sư đệ. Về sau, Tử vân chu du khắp Đài loan nam bắc, tứ xứ tìm cao thủ Tử Vi Đẩu Số để nghiên cứu thêm, trong thời gian này còn học thêm Tâm lý học và Trung y.Danh tiếng của Tử vân ngày càng vang dội, nhưng nhiều khi người được coi bói không biết rằng Him là Tử Vân tiên sinh. Khoảng 70, 80 niên đại Tử vân bắt đầu ra sách Tử Vi Đẩu Số, trong đó đã tiết lộ rất nhiều ” Khẩu quyết ” mà ông đã khai ngộ được những sáng kiến quan trọng của ông ta gồm:Tam đại luận, Thái tuế Bát quái, Thái tuế Cung vị
Tử Vân tiên sinh là lão sư của Liễu vô cư sĩ. Tử vân vừa viết sách vừa khai quán (xem bói) vừa dạy Tử Vi Đẩu Số không lấy tiền, ông có những đầu sách như:
- Đẩu Số Luận Danh Nhân
- Tòng Đẩu Số Đàm Phụ Mẫu Tình
- Đẩu Số Luận Mệnh
- Đẩu Số Luận Tử Nữ
- Đẩu Số Khán Nhân Tế Quan Hệ
- Đẩu Số Luận Điền Trạch
- Đẩu Số Luận Nhân Duyên
- Đẩu Số Luận Tài
- Đẩu Số Dữ Nhân Sinh
- Đẩu Số Luận Sự Nghiệp
4 Tuệ Canh và nhóm ”Tử Vi trí thức Đài Loan”
”Tử Vi trí thức Đài Loan ” không phải là một phái Tử Vi ở Đài Loan, chỉ là một cách phân loại chủ quan của người viết những dòng này thôi. Nhóm này ở rải rác Đài Loan từ bắc xuống nam, đa số đều có bằng đại học trở lên, và đều cho rằng Tử Vi có tính khoa học cao đáng cho họ nghiên cứu. Điểm đáng nói là họ đại diện mấy chủ trương khác nhau, có khi đối nghịch nhau, nhưng tôn trọng nhau và đối xử với nhau rất lịch sự.
Vài nhân vật quan trọng theo thứ tự tuổi tác:
- Tử Vân và tiến sĩ Hứa Hưng Trí, nếu còn tại thế đều đã hơn 70 tuổi.
- Liễu Vô Cư Sĩ, Tuệ Canh, Lại Minh Hiền trên 50 tuổi.
- Sở Hoàng và em của Liễu Vô cư sĩ.
4.1 Ông Tuệ Canh và bài luận văn “Mệnh cung bất khả vô đại hạn”
Hãy nói một chút về ông Tuệ Canh. Theo lời nhà xuất bản Hòa Mã văn hóa thì ông Tuệ Canh tốt nghiệp luật sư, nhưng sau khi hành nghề luật sự mấy năm thấy nghề này không hợp bản tính bèn bỏ luôn, ” bế quan luyện công ” (theo đúng nghĩa đen) mấy năm nữa rồi mới tái xuất giang hồ, lần này làm thầy bói. Thời khóa biểu làm việc là sáng nghiên cứu, chiều đoán mệnh cho khách.
Theo lời nhà xuất bản Thời Báo của Đài Loan thì Tuệ Canh là một trong hai đệ tử cao cấp của ông Tử Vân (đệ tử kia là Liễu Vô cư sĩ). Nhưng theo sự truy cứu, khi học Tử Vi với Tử Vân hai ông Liễu Vô cư sĩ và Huệ Canh đã đạt trình độ Tử Vi cao cấp rồi, học đây là vì thấy ông Tử Vân có chỗ độc đáo vô tiền khoáng hậu nên họ vì tinh thần cầu tiến mà học lại theo kiểu ” master class ” (lớp bổ túc cho bậc thầy) mà thôi.
Tác phẩm quan trọng nhất của ông Tuệ Canh có lẽ là bộ ” Đẩu Số khai vận toàn tập ”, đến giữa thập niên 90′s đã được 6 quyển không rõ sau này viết thêm bao nhiêu quyển. Bộ này phân tích các vấn đề cơ sở của Tử Vi, đầu tiên do Nhà xuất bản Thiên Tướng ấn hành, sau Nhà xuất bản Hòa Mã tái bản.
Tuệ Canh thỉnh thoảng cũng viết bài đặc biệt cho tập trường thiên ” Hiện đại Tử Vi ” của ông Liễu Vô cư sĩ. Chính trong Hiện đại Tử Vi ông đã có bài luận văn gây sôi động là ” mệnh cung bất khả vô đại hạn ”.
Bài “mệnh cung bất khả vô đại hạn” có tiếng vang, nhưng theo chính lời kể của ông Tuệ Canh lại bị một người thân trong giới Tử Vi chê là chỉ có đả phá, thiếu tính xây dựng (đả phá chủ trương khởi mệnh ở huynh đệ hoặc phụ mẫu là sai, nhưng lại chẳng trình bày là phải khởi đại hạn thế nào mới hợp lý). Bởi thế ông Tuệ Canh quyết định đăng lại bài này với một bài khác có tựa “Mệnh cung đương nhiên khởi đại hạn” để biện hộ chủ trương khởi đại hạn ở mệnh (sách “Đẩu số biện chứng” nhà xuất bản Long Ngâm, Đài Loan, 1993).
5 Hiện Đại Phái và Liễu Vô Cư Sĩ
Phái này chưa có chức Chưởng môn, mà cũng không biết đã thành Môn phái hay chưa, người đại diện là LIỄU VÔ CƯ SĨ, người đã từng phản đối việc tử/bình hợp tham (Dùng Tử bình để tham ngộ thêm Tử vi, thời gian này phong trào Tử, Bình hợp tham đang phát triển tại Đài.)
Ông chủ xướng ” Tử bình quy Tử bình, Đẩu số quy đẩu số, và cự tuyệt việc sử dụng các Thần sát, hay Quan Sát, dị hình dị loại xâm nhập vào lãnh vực Tử vi mà không có…giấy phép! Liễu vô cư sĩ sáng tác rất hăng, thường dùng thực chứng để lý giải, có bộ Hiện đại Tử vi (khoảng 11, 12 tập), Tử vi chi lộ, uyên ương truyền kỳ. Tử vi chi lộ, yên hoa truyền kỳ.v.v.v Phạm vi đề cập của ông rất rộng rãi, được Ngô hoài Vân tán xưng là Vệ sĩ của Mệnh học giới, hay là Tư mã Nam của Mệnh lý học. Sách của ông ta đọc được và có tính Hiện thực, nhưng lại không có ý nghĩa thực tế (có nghĩa là những lời bàn Mao tôn Cương của ông về các lá số chẳng áp dụng được, chẳng giúp ích gì cả, điều này thì ai cũng thấy ra, nhưng ông được cái khá thành thực, chỗ nào không biết thì nói là không biết hoặc chờ hỏi Thầy.
Ở Đài Loan có nhiều người cho rằng có thể áp dụng một số nguyên tắc của Tử Bình vào Tử Vi để giúp khoa này chính xác hơn. Chẳng hạn ông Sở Hoàng (sách ” Tử Vi hỉ kị thần đại đột phá ”, Sitak publishing, 1985) chủ trương dùng tiết khí để định tháng Tử Vi. Lại nữa, ông Sở Hoàng (sách đã dẫn) và ông Phương Vô Kị (sách ” Tinh tình thám nguyên ”, 1987) chủ trương dùng phép Hỉ Kị của Tử Bình để luận sao Tử Vi (Như sinh tháng 3 có Thiên Đồng hành thủy thì Đồng này không phải chỉ là hành thủy mà là hành thủy của tháng 3, phải dúng phép Hỉ Kị của Tử Bình tính xem tốt xấu thế nào).
Ông Liễu Vô Cư Sĩ chống lại các quan điểm đại loại như vậy.
Nhưng tôi cho là ông Liễu Vô cư sĩ quá cực đoan vì ông và những người theo ông hiện chỉ an các sao:
- 14 chính tinh
- Nhị hóa (Lộc Kỵ)
- Lục cát (Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt)
- Lục sát (Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp)
Tổng cộng 28 sao. Tất cả mọi sao khác ông Liễu Vô cư sĩ đều lược bỏ (với lý do rằng chúng là ngũ hành thần sát thuần túy, không dính líu đến Tử Vi).
6 Thiên Cơ Phái Tử Vi Đẩu Số
Phái này do Thiên Cơ Thượng nhân HOÀNG XUÂN LÂM truyền dương, vào năm 1992 bộ sách Tử Vi Thiên Cơ được phát hành, trong đó lần đầu tiên tiết lộ những ” Tuyệt kỷ ” của Thiên cơ phái (đã thất truyền từ lâu) như Mật tông Lạp số, Đẩu số hỉ, kỵ thần cùng lý luận về cung khí (tử bình cũng có dùng Lạp số trong cách tính về Tiết khí của 12 Tháng).
Lạp số trong Tử vi thấy cũng có xuất hiện vào thời nhà Trần, dùng để xét lực lượng giữa hai nhóm Tinh đẩu là Cát diệu và Ác diệu để xem lực lượng hai bên tương quan như thế nào, nói thẳng ra là bên nào sẽ thắng, hoặc có thể cứu giải được hay không khi thấy đa Hung tinh xuất hiện.Bên Tàu thì thấy Trác phái và một vài Môn phái nhỏ cũng có xài Lạp số, nhưng giấu kỹ không cho ai biết…)
Đồng thời, Thiên cơ phái cũng tiết lộ bí quyết về: Song tinh khán pháp bí cấp Tử Vi Đẩu Số Phong thủy Huyền không nhị thứ Tứ Hóa Tử Kiếp.
7 Hoa Sơn Bí Nghĩa Phái
Đây là một Môn phái khá đặc biệt và có ảnh hưởng lớn nhất và bao trùm tại Đài loan, tên Chính danh của Môn phái này là: ” Khâm Thiên Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Số Đẩu Số Phi tinh bí nghĩa ”, cận đại truyền nhân là TỐ TÂM LÃO NHÂN, sau này còn có Sài Minh Hoằng, Lý tử Dương…
Vào năm 1985, một môn sinh trong Phái đã công khai đăng báo phát mãi (auction) một Bản Bí cấp của Môn phái (dường như là bản viết tay), trị giá khởi đầu đã lên đến trên 30 vạn Đài tệ (10000$), vụ này đã làm chấn động cả giới Đẩu số đương thời… Nghe rằng phái Bí nghĩa đời đời chỉ đơn truyền (truyền lại cho một môn sinh độc nhất), bí cấp là một bản viết tay, nội dung gồm:
- Mai Hoa Dịch Số
- Cửu Tinh Bố 12 Cung Thất Tinh Quyết
- Tứ Phượng Tam Kỳ Nhị Nghĩa Phiêu
- Tiên Thiên Tứ Hóa Phi Tinh Mệnh Phổ
Phương pháp suy đoán thì chuyên dùng tứ hóa, lấy Tứ hóa làm trọng tâm liên hệ với các cung vị (rất phức tạp) để đoán sự việc, đối với Tinh diệu thì thường…đụng đến thì ngừng! (không chú trọng đến Tinh diệu cho mấy), nói chung thì Phái này có ảnh hưởng rất lớn tại Đài, các đại danh sư Phương ngoại nhân như Pháp Đường chủ nhân, Phương vô Kỵ đều bị ảnh hưởng của Phái này…
Tứ Phượng, Tam Kỳ, nhị Nghi, Phiêu Phiêu là chỗ độc đáo của Phái này, là cơ sở của Thập Can đạp thiên pháp.
Tứ Phượng:
Tứ Phượng nếu tại Cung vị thì đại biểu Tứ Chính Cung vị, như Mệnh Tử, Tử Thiên…loại mà nói thì Tứ Phượng tại Tinh Thìn đại biểu CƠ CỰ ĐỒNG LƯƠNG. Trong ứng dụng, Tứ Phượng đại biểu Cách tứ vị Lộc, Kỵ, là một trong vài diện điểm để căn cứ mà phán xét Tài, Quan và sự việc Cát, Hung ra sao..
Tam Kỳ:
Tam Kỳ tại Cung vị thì đại biểu Đồng Âm đồng Dương Cách Nhị Cung vị, chẳng hạn như Mệnh Phu, Phu Tài loại… Tam Kỳ Tại Tinh thìn đại biểu Sát – Tham – Phá. Tam Kỳ tại ứng dụng đại biểu Lộc, Kỵ của Lân Cung, Tam Kỳ là một trong các điểm dùng để định sự Cát Hung của Nội Lục Thân.
Nhị Nghi:
Nhị Nghi tại Cung vị đại biểu Âm Dương tương cách Cung vị của Lân vị, như Mệnh Huynh, Huynh Phu loại. Nhị Nghi tại Tinh thần đại biểu Thái Âm, Thái Dương, tại Ứng dụng đại biểu Lộc, Kỵ của Lân Cung, là một trong những Điểm để định sự Cát Hung của Nội Lục thân.
Phiêu Phiêu (Tứ Hóa):
Chẳng hạn như những nhân quả Cát Hung trong hình thức Kỵ truy Kỵ, Lộc truy Kỵ…
8 Hà Lạc Phái
8.1 Hà Lạc Phái Trung Quốc
Tại Trung Quốc đã có đến hai phái Hà Lạc:
8.1.1 Hà Lạc Nam Phái
Sau khi Hi Di tiên sinh qua đời, đệ tử của ông chia ra làm hai phái. Phái đi về phương Nam chịu ảnh hưởng của khoa bói toán, nên đời sau gọi là phái Hà Lạc. Họ thêm vào một số sao mới mà trong Tử Vi Chính Nghĩa Kinh không có. Cách an sao của họ cũng khác với Hi Di tiên sinh.
Những sao họ thêm vào, với tính cách quái dị, vô lý của khoa bói dịch như: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Y, Thiên Trù, Quán Sách, Thiên Xá….Vòng thái tuế có 5 sao, họ thêm vào 7 sao mà thành 12 sao.
Đa số người của phái này dùng khoa tử vi làm kế sinh sống, nên không bao giờ họ truyền cho nhau hết cái tinh vi mà cũng giữ lại một số bí thuật. Đôi khi họ còn truyền sai cho nhau nữa. Vì vậy phái bị mất hẳn gốc. Kinh nghiệm của họ thực nhiều, nhưng họ không truyền cho nhau thì đâu còn giá trị gì nữa. Các thầy tử vi Tàu sang Việt Nam dạy lại cho người Việt Nam, họ vốn dĩ đã bị học lại không đúng với chính kinh, khi truyền lại họ còn dạy sai và dạy thiếu nữa, thì hỏi tại sao khoa tử vi không có chỗ bế tắc khó giải thích. Công trình của phái này còn chép trong bộ tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Nam Tông.
8.1.2 Âm Dương Hà Lạc Phái
Học trò của Hi Di tiên sinh đi về phương Bắc đã bị ảnh hưởng của Âm Dương sinh khắc ngũ hành. Phái này có khuyết điểm là quá chú ý vào Âm Dương sinh khắc mà quên mất tinh yếu của khoa tử vi là Thiên văn. Đầu đời Minh, một nhân vật quan trọng của phái này làm quân sư cho Minh Thái Tổ. Đó là Lưu Bá Ôn. Trọn đời Minh (1368-1643) phái này rất được trọng dụng. Kinh nghiệm của phái này rất nhiều, nhưng tiếc rằng đi quá xa với chính tinh nên không thành đạt cho lắm. Công phu của phái này còn lưu truyền bộ tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Bắc Tông.
Niên hiệu Sùng Chinh thứ 16 nhà Minh (1643), Lý Tự Thành đem quân đốt phá Bắc kinh thì bộ sách trên thất truyền. Sau Vĩnh Vương bị Ngô Tam Quế thắt cổ ở Vân Nam, y có lưu giữ một bộ. Ngô Tam Quế bị diệt, bộ này lọt vào tay các văn thần nhà Thanh.
8.1.3 Bộ Tử Vi Đại Toàn
Niên hiệu Càn long thứ 38 nhà Thanh, nhà vua thấy danh sĩ thiên hạ xúm vào bài bác mình, chê bai Thanh triều là dòng dõi mọi rợ phương Bắc… mới tập trung những nhà học giả lại phong cho mỗi người một tước đặt dưới quyền Kỷ Duân, làm việc trong viện Tứ khố toàn thơ. Công việc của viện là tập trung tất cả sách vở, học thuật trong thiên hạ lại chú giải, ấn hành cho dân gian học. Bộ này được gọi là Tứ bộ bị yếu, gồm có 4 bộ môn: Kinh, Sử, Tử, Tập. Quả nhiên sau biện pháp này, dân chúng không còn lý do chông đối nhà vua nữa. Bộ này rất vĩ đại, phải chở mấy xe mới hết.
Hồi đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc có tặng cho thư viện Đại học Văn Khoa một bộ, in bằng giấy Tàu bạch. Sau Kỷ Duân thấy rằng còn một lực lượng chống đối không kém quan trọng là mấy ông thầy tử vi, bói toán. Ông ta tâu lên vua Càn Long cho mời 75 nhà nghiên cứu tử vi danh tiếng về kinh phong tước rồi tập trung tất cả sách tử vi trong thiên hạ lại chú giải thành bộ Tử Vi Đại Toàn gồm 9 cuốn như sau:
- Cuốn thứ nhất: Bản nghiên cứu tổng quát, các bản chiếu biểu liên quan đến soạn thảo Tử Vi Đại Toàn. Phàm lệ
- Cuốn thứ hai: Lịch sử khoa tử vi. Tiểu sử các nhà nghiên cứu tử vi, lịch sử các phái
- Cuốn thứ ba: Nghiên cứu về khoa thiên văn, ứng dụng vào tử vi
- Cuốn thứ tư: Cách an sao, an vận hạn, sao lưu niên
- Cuốn thứ năm: Tính chất các sao
- Cuốn thứ sáu: Đoán vận hạn, đoán 12 cung
- Cuốn thứ bảy: Chú giải các bài phú của Hi Di tiên sinh, phái Triệu gia
- Cuốn thứ tám: Cử hiền, triệt ác (Căn cứ vào khoa tử vi để cử người cho đúng, loại bỏ kẻ ác). Phá cách (Căn cứ vào số tử vi để biết muốn hạ một người có số tử vi thế này thì làm sao)
- Cuốn thứ chín: Các lá số của danh nhân. Gồm 417 lá số với lời chú giải đầy đủ. Từ Chu Công, Thái Công, Vua chúa, danh tướng, phản tặc, văn thần, đạo gia trải qua các đời
Đặc biệt cuốn thứ nhì có nói đến khoa tử vi tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của nhà Trần. Cuốn thứ tám chép lại nguyên văn của sách “Đông A Di Sự” đời Trần.
8.2 Tân Đài Hà Lạc Phái
Phái mới xuất hiện ở Đài Loan là ” Tân Đài Hà Lạc Phái “
Phái này Tổ sư sáng lập môn phái là Tăng quốc Hùng địa bàn tại Đài loan. Phái này chuyên dùng Hà lạc số, Quái vị, Tứ Hóa (nhất là Hóa Kỵ)và Tính lý của Tinh đẩu để luận một lá số. Như Đoán pháp tổng luận của Phái này có sơ lược cho ta biết:
- Dùng Tinh tính đoán cát hung.
- Dùng Tứ Hóa (Thật ra chỉ có Hóa Kỵ và Hóa Lộc) để đoán khế cơ (cơ nguyên).
- Dùng Quái vị để đoán Nhân sự.
- Dùng Tứ Hóa của Mệnh cung để đoán tâm năng và hành vi.
- Dùng Tứ Hóa của Quan lộc để định cát Hung Họa Phúc.
- Dùng Mệnh thiên tuyến để định hiện tượng của hành động.
- Phụ tật tuyến thì chủ về vận đồ.
- Huynh đệ tuyến thì chỉ về Thành tựu hay không.
- 12 Cung đều khả dĩ là Bản cung, chúng đều có Mệnh thiên tuyến và Phụ tật tuyến.
- Sự thành bại của mỗi Cung được quyết định bởi Quan lộc cung (Khí số vị) của Cung đó.
- Thượng nhất cấp Bàn Tứ Hóa ” ưng Hạ ” dùng để định Tông tượng (tung tích). -Hạ nhất Bàn Tứ Hóa ” nhập Thượng ” dùng để đoán cát Hung.
- Trước là Sát (xem xét)tung tượng, sau mới đoán cát Hung.
Phái này nghe đồn đoán rất linh nghiệm. Theo học phái này thì cũng chẳng khó, có điều là hơi…cô đơn, cũng như thời xưa khi tui học Tử bình xong rồi thì ông Thiệu vĩ Hoa cũng chưa viết sách, trên 10 năm trời chẳng biết bàn chuyện Tử bình với ai, riết rồi chán bỏ vào một xó,,,
9 Trung châu phái
Trung châu phái tái xuất giang hồ trên hai mươi năm là ít. Bằng cớ hiển nhiên là Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Số Giảng Nghĩa do ông Vương Đình Chi bổ chú đã được nhà xuất bản Thời Báo ở Đài Loan phát hành năm 1987, gồm hai tập, tập một đề tháng 3, 1987, tập 2 tháng 4, 1987.
Năm 2001 nhà xuất bản Vũ Lăng ra một bản bình chú khác của Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, lần này người bình chú là ông Lục Tại Điền, không rõ có cùng dòng với ông Lục Bân Triệu hay không.
Và cần thêm nữa, sự tái xuất hiện của Trung Châu phái chẳng rầm rộ gì, chỉ là một trong nhiều trường phái Tử Vi trong giai đoạn bùng vỡ trăm hoa đua nở của kéo dài hơn hai thập niên (chủ yếu là thập niên 80’s và 90’s).
Ở Đài Loan Trung Châu phái bị nhiều phái khác, chẳng hạn các phái của Tử Vân, của Liễu Vô Cư Sĩ, của Chính Huyền Sơn Nhân đè bẹp. Tóm lại Trung Châu phái không phải là mới xuất hiện, từ lâu chẳng thấy “nóng hổi” gì, và cũng chẳng có ai “xếp de” trước phái này.
Tháng 6 năm 2007, một vị mang bút danh là Tam Thai xuất hiện trên một mạng của Trung châu Phái có vẻ như tự nhận mình là Truyền nhân chính thức của môn phái này (Môn phái này mỗi đời chỉ có một Truyền nhân, nhưng đến đời của Tam Thai thì phá lệ, hiện nay có đến 40 môn đồ và khoảng 2000 người theo thụ giáo). Ông này cho rằng Lục bân Diêu không phải là đệ tử đích truyền mà chỉ là một dạng như Tục gia đệ tử và chỉ học về sơ cấp chứ chưa đi sâu vào học trình cao cấp của Trung Châu phái. Tam Thai cũng có nói quyển ” Tử Vi Lý Số Giảng Nghĩa ” có nguồn từ một tài liệu gọi là ” Thế truyền Khâm thiên giám bí cấp ”.
Tam Thai có kể: sư tổ phụ của ông ta nguyên họ Du, trước kia có làm một chức quan nhỏ trong cơ quan khâm thiên giám nhà thanh, sau khi nhà thanh bị lật đổ, sư phụ của ông nhất thời bị thất nghiệp, lại không thích treo bảng làm nghề thày bói, trong cơn bối rối (tam thai không nói rõ như vậy) thì được gia nhân nhà họ lục mời về dạy bói toán cho lục bân diêu, dạy được mấy năm thì thày trò chia tay, bởi lúc đó chiến tranh loạn lạc đã khởi sự, họ du chạy về lạc dương, hình như để tìm thêm tài liệu thất lạc của môn phái, tình cờ thì gặp và cơ duyên làm sao mà thu nhận sư phụ của tam thai làm đệ tử…
Cứ theo Tam thai nói, thì sư phụ của ông cho biết họ Lục chỉ mới học qua về Tính chất các Sao và những câu Phú liên hệ mà chưa học đến ” Tử vi Tinh quyết ”, tức những yếu quyết (đa số là dưới dạng công thức) để suy đoán một lá số,, Họ Lục cũng có truyền nhân riêng của họ, đến nay cũng được 4 đời, đệ tử của Lục bân Diêu hiện nay chỉ theo một ít kiến giải của Thầy (vì không biết các chiêu Tinh quyết), nên đa số chỉ làm việc Nghiệm lý, xét lại vấn đề sau khi nó đã xảy ra..) một lá số mà ít khi dám tiên đoán! Tam Thai cho rằng làm như vậy thì sao mà phát huy được tinh hoa của một môn phái.
Tam thai nói: chẳng hạn Vương đình Chi có viết trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa: ” Phu thê cung hội THAM -KỴ, có nghĩa là đoạt ái (đoạt vợ chồng người khác), nhưng ông Vương không đề là vợ/chồng bị kẻ khác đoạt hay là đi đoạt tình nhân/vợ chồng người khác, bởi lẽ là ông ta chưa học Tinh quyết nên không phân biệt được… Họ Tam nói: ngay như THAM LANG -HÓA LỘC, hay THAM -QUYỀN (mà gặp sao này sao kia) có khi vô nhà lao ngồi chơi mấy mùa, đó là do sự biến hóa của Tinh hệ mà hình thành, nếu không biết mà luận lung tung tùy hứng thì còn gì là tinh hoa của Trung châu phái.
Chẳng hạn như cái sao THIÊN TƯỚNG, có người thì nói Thiên tướng là sao chính nghĩa cảm, thích vì người mà phục vụ, ưa xen chuyện bất bình, tại Mệnh cung thủ tọa thì không sợ Ác sát xâm lấn!! thậm chí đi khắp 12 cung ở đâu cũng là cát tường (không có Hãm địa).v.v, nhưng thực tế khi tham đoán một lá số đâu có giản đơn như thể dạo phố như vậy. Theo Tam Thai, thì Thiên Tướng chỉ là một Anh Ba phải, khi hội với cát tinh thì có khuynh hương tốt, khi đi với Ác diệu thì biến thành kè Ác ngay liền tù tì… Cổ nhân có cho rằng ” Phùng Tướng khán Phủ và Phùng Phủ khán Tướng ” (Mệnh/Hạn có Thiên Tướng thì phải xét đến Thiên Phủ và nghịch lại), vì hai sao này là chủ chốt của cách cục và lúc nào cũng ở thế Tam hợp..
Chẳng hạn Thiên Tướng tọa Mùi, Mão cung Tài có Thiên Phủ, đối cung là cặp Tử -Phá, tại Mão cung Thiên Phủ tọa thủ gặp phải vài tên Ác sát như nhóm Hỏa -Linh -Kình -Đà/hay Hình -Kỵ… như từ Dậu cung xạ chiếu chẳng hạn, những Ác tinh này tuy không chiếu xạ Thiên Tướng, chỉ chiếu tướng Thiên Phủ mà thôi, nhưng vì Phủ -Tướng là một cặp bất khả phân ly, nên chơi anh Thiên phủ cũng có nghĩa là ném chuột mà không nghía chủ nhà. Khi Thiên Phủ bị Hung đồ chiếu thì sẽ biến thành bại hại ngay, và lôi kéo theo anh chàng Thiên tướng (biến thành kẻ thiếu mất chủ kiến tham lận thô bỉ, không biết lẽ tấn thoái, hoặc giả chỉ biết tiến và tiến cho đến lúc hữu sự thì thoái thân vô lộ). Nếu không hiểu rõ cơ đồ, nhìn lá số Mệnh cung thấy Thiên tướng sáng láng, chẳng thấy Hung tinh chiếu xạ, vội cho rằng là người trung tín, chính nghĩa.v.v thì có phải là hại chết cái môn Tử Vi hay không…
Đây chỉ là một ví dụ cụ thể, một hạt đậu ” bí quyết ” nhỏ nhoi của Trung châu phái, xưa nay vẫn cất kỹ, đến như ” MÂN PHÁI Tử Vi ” tuy rằng có biết, nhưng lại dựa vào sự Đắc Hãm của Thiên tướng tại các Cung để phán đoán, e rằng vẫn chưa đúng với tinh thần của câu ” Phùng Tướng khán Phủ… ”, anh chàng Vương đình Chi trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa cũng vậy…
Gần Tử Vi Việt nhất theo tôi thấy là phái Trung Châu kiểu ông Lục Bân Triệu (không phải chi phái ông Vương Đình Chi, vì ông này Tứ Hóa ra khác hẳn).
Còn muốn thấy thật gần Tử Vi Việt thì tìm quyển Đẩu Số Đàn Vi (trọn bộ hai tập in chung một quyển, không dày lắm). Quyển này xuất hiện 1928, 1935 ở hoa Lục, và là một trong vài sách gối đầu giường của làng Tử Vi Đài Loan giữa thập niên 70. Giờ coi như bị lãng quên vì phái tứ Hóa nổi lên mạnh quá. Nhà xuất bản Vũ Lăng (Woolin, Đài Bắc) đã in lại.
10 Nam Phái Tử Vi Đẩu Số
Nam phái Tử Vi Đẩu Số là 1 môn phái chuyên dùng Tính chất của chư Tinh để luận Mệnh, vì phương pháp dùng Tinh luận Mệnh là truyền thống nguyên thủy của Tử Vi, cho nên ai nghiên cứu Tử vi cũng phải học tập các Kinh điển loại này.
Cho đến hiện nay (không kể Việt Nam), phái này chỉ còn di lưu lại 2 Bản cổ tịch, đó là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập. Hai bản này được (giới Tử Vi Đẩu Số Trung/Đài/Cảng..) xem là Chính tông, tối nguyên thủy, là chứng cứ tối sơ có thể tìm thấy được về Tử vi Luận Mệnh Pháp.
Tại Việt Nam môn Tử vi tuy không có giai đoạn bột phát mạnh mẽ như tại Đài/Cảng nhưng vẫn tiềm tàng phát triển trong dân gian 1 thời gian khá lâu trước thập niên 70, còn Trung, Đài, Cảng thì lưu mạch của Tử Vi Đẩu Số dường như hoàn toàn bị đứt đoạn, mãi đến các năm 70 mới được phục hồi. Đây là nhánh tử vi chính của Việt Nam.
Sở dĩ những người thực sự thấu hiểu cơ cấu môn Tử Vi Đẩu Số thì không có là bao, để tiện cho các vị sơ học, xin đưa ra các trọng điểm của Môn phái này như sau:
- Trọng thị Chư tinh lạc hãm Tinh diệu cư Hãm địa có ảnh hưởng lực không đồng đều, Thập CAN niên sinh nhân (mỗi người có Niên CAN năm sinh khác nhau) thì TỬ VI tại 12 Cung có tác dụng BẤT ĐỒNG (Chẳng hạn GIÁP niên sinh nhân Tử vi cư MÃO là Hung, hoặc người sinh năm Giáp gặp Tử vi tại Mão, ắt nhập Mão niên thì Hung!), nhưng ẤT niên sinh nhân có Tử vi tại Mão thì Cát (tốt), như vậy Giáp niên sinh nhân có Tử vi tại Mão nếu hành Ất Mão niên thì luận là có Cát lẫn Hung.
- Tiểu Nhi khắc Thân: Chẳng hạn, con nít sinh vào các Năm: THÌN, TỴ, MÙI, SỬU mà sinh ra nhằm những giờ: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU, TỴ, HỢI, THÂN thì bị khắc Mẹ. Ngoài ra còn có Đồng Hạn và giờ Kim xà…
- Nam Bắc Đẩu và Nam Bắc Hạn Luận Đoán: Dương nam âm nữ lấy NAM ĐẨU làm Cát, khi nhập hạn thì Nam đẩu chủ 5 năm về sau. Nếu là LƯU NIÊN thì chủ về hạ bán niên. Âm Nam Dương nữ lấy BẮC ĐẨU làm Cát, nhập Hạn chủ 5 năm trước, Lưu niên thì Thượng bán niên.
- Trọng Cách cục: Tử vi CÁCH CỤC lớn nhỏ lên đến mấy trăm Cách, đây là 1 món “gân gà” (khó nuốt) của môn Tử Vi, học Tử Vi thì không thể không biết Cách cục, nhưng biết rồi thì cũng không có chỗ đại dụng. Để tóm lược Nam phái cuối cùng phân làm 6 ĐẠI CÁCH, lại lấy 6 đại cách phối hợp trên 12 Cung tạo thành 1 Tổ hợp 144 CUỘC và hệ thống thành 1 dạng đồ biểu, đây là chỗ Tinh hoa của Nam phái.
- Mệnh Cung Cung Khí: 60 Giáp Tý khi lập Mệnh tại 12 Cung có chỗ Cát Hung bất đồng, chẳng hạn như Lập Mệnh tại THÌN cung, thì MẬU THÌN Mộc tam cục KỴ nhập NGỌ Hạn và CANH THÌN Kim tứ cục KỴ nhập TÝ Hạn. (Tại Việt Nam vấn đề Cung Khí cũng như Tinh diệu di cung Miếu Lạc dường như được giữ kín không cho tiết lộ thì phải.?.)
- Tổ Hợp Tinh Diệu Luận Hung Cát: Chẳng hạn Tử vi kiến Phủ – Tướng thì tốt, kiến Hỏa – Linh / Không – Kiếp là Hung…
- Tiểu Hạn: Thập Can sinh nhân khi nhập 12 Cung địa chi kiến 14 CHỦ TINH đều có những chỉ dẫn minh xác về mặt Cát Hung. (Tử vi Việt Nam không thấy nói đầy đủ về mặt này, như vậy là có sự dấu nghề?)
- Trọng Thị Tinh Tính, Không Trọng Tứ Hóa: Chỉ trọng Niên Can Tứ Hóa đối với Mệnh Tài Quan luận đoán mà thôi, dối với các Cung Can TỨ HÓA cũng như vận hạn tứ hóa thì rất giản lược. Đối với Đại vận cũng vậy, chỉ dùng Chư Tinh Nhập Hạn làm chủ phối hợp với Tứ Hóa mà đoán.
11 Tiên Tông Phái
NGƯỜI Sáng lập Tiên tông phái là CHÍNH HUYỀN SƠN NHÂN, pháp hiệu là HUYỀN CHÂN TỬ, là người Miêu lật, tự xưng là có Linh tu (linh Thần dựa vào mà dạy) mà học được Tử Vi Đẩu Số! Ông còn học với LƯ SƠN TIÊN TÔNG ĐẠO TRƯỞNG. Các sách của ông gồm có:
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Đại Lưu Niên Pháp Quyết Yếu
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tật Nạn Tử Vong Tuyên Vi
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa
- Thiên Địa Nhân Bàn Chân Cơ
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tâm Linh Học Áo Bí Tuyên Vi
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tiên Thiên Mệnh Cách Cuộc Tuyên Vi
- Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Bí Giải
- Thiên Địa Nhân Hôn Nhân, Luyến Ái Chuyên Luận
- Thiên Địa Nhân Linh Điện Sinh Hóa Tam Giới Nhân Quả Huyền Uẩn
Trong đó quyển ” Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Phi tinh Kỳ phổ bí truyền ” được coi là ” tinh hoa ” của môn phái, quyển này nói rằng đã đưa ra rất nhiều những kiến giải chưa từng được ai đề xuất!!! Cách hành văn trong những bộ sách này chứa đầy những thuật ngữ và luận điệu của Đạo giáo, Chính huyền sơn nhân còn có phương pháp Bài Bàn theo Nhuận nguyệt, dùng Thiên số của Tháng trước Tháng Nhuận và xuất sinh Nhật số cùng với Tử vi định vị Công thức mà tính ra được lá số chính xác, ông chủ trương Tinh – Bình hội tham, nói rằng như vậy mức dự đoán có thể chính xác đến 75%, ông tuyên bố mình thuộc giới Địa Tiên, và ở Đài loan thì chiếm địa vị Thứ Nhất trong giới Thuật số!!!
Về những Kiến giải trong bộ ” Tử Vi Đẩu Số Phi tinh Kỳ phổ bí truyền ” gồm có:
- 12 Trường sinh Tứ hóa: Dùng 12 Trường sinh để luận sự Cường Nhược của Tứ Hóa.
- Đề xuất làm sao phân biệt sự Chân Giả của Tứ Hóa.
- Đề xuất về vấn đề Nạp Âm của Tứ Hóa. Như đồng nhất Can Tứ Hóa nhân có Nạp âm Tứ hóa bất đồng, Sự Cường Nhược của Tứ hóa cùng quá trình và kết luận cũng bất đồng, chẳng hạn như đồng là Mậu Thiên cơ-Hóa kỵ, nhưng Mậu Tý và Mậu Dần của Mậu-Hóa kỵ có bất đồng quá trình cũng như kết luận.
- Đề xuất Niên Can Tứ Hóa, 12 Cung Tứ Hóa, Vận Can Tứ Hóa mỗi thứ đều có chỗ Sở tại nhưng bởi khác nhau vì Cường Nhược do đó sản sinh ra những Kết luận bất đồng.
12 Thẩm Thức Tinh Hóa Tử Vi Đẩu Số
Tác phẩm
Nhân vật sáng lập ra môn phái này là THẨM BÌNH SƠN, phái này có 1 mô thức luận Mệnh khác lạ so với các Môn phái truyền thống, nên trong lãnh vực Tử vi cũng chiếm được 1 vị trí độc đặc riêng của mình. Phái này có vài quyển trứ tác như:
- Tử Vi Mệnh Phổ (2 cuốn)
- Tử Vi Chiêm Bệnh Đoán Quyết Thiệt Lệ
- Tử Vi Đẩu Số Lưu Niên Tai Họa Tổng Luận
- Tử Vi Đẩu Số Lưu Niên Tai Họa Chuyên Tập…
Ngoài ra ông Thẩm Bình Sơn có ra một quyển khổ to ” Tử Vi Đẩu Số đương đại Trung Quốc danh nhân phổ ”, gọi là ” Trung quốc danh nhân ” thực ra là ” Đài Loan danh nhân ”.
Về cách xem của ông Thẩm, tôi chỉ dám nói là ” lạ lùng ” vì có quá nhiều bí quyết không ăn nhậu gì đến các phép luận truyền thống của Tử Vi cũng như Tử Bình. ” Tử Vi mệnh phổ ” có mấy lá số rõ ràng sai, có số sai cả năm khiến ta phải hồ nghi độ khả tín của những lá số còn lại trong sách này.
” Tử Vi Đẩu Số lưu niên tại họa tổng luận ” thu thập nhiều lá số người thật việc thật và dùng các tổ hợp sao để nghiệm lý tại sao tai họa xảy ra và tại sao xảy ra như thế. Vấn đề là chẳng ai biết những lá số trong sách này có chính xác hay không. Cách đoán lại quá ” lạ lùng ”, chẳng phải là đại đồng tiểu dị mà phải nói là tiểu đồng đại dị so với kiến thức Tử Vi mà tôi đã biết.
Trong đó ông đã tiên đoán thời gian mất của Tưởng Thống Chế, Mao Xếnh Xáng, Tưởng Kinh Quốc, Đặng Lệ Quân, Tưởng Hiếu Vũ, chuẩn xác đến nỗi làm chấn kinh cả thế giới Mệnh lý và ngay cả những phần tử cao cấp trong Chính quyền cũng phải chú ý. Thẩm đại sư đồng thời phát kiến ra Tử Vi Đẩu Số Tinh hóa, Trung Hạn, nghịch cung, Phi tinh, Trực giác Chiêm pháp.v.v làm hoanh động nhất thời, tứ phương Hiền sĩ, Đạt nhân phân phân đăng môn cầu vấn, cao đồ mãn tọa, tạo thành 1 phong trào đưa Mệnh lý Trung quốc nâng cao lên 1 bước nhảy vọt!
Về sau, lại xuất bản ” Đương đại Danh nhân phổ ”, trong có có dự ngôn (tiên đoán) về Thị trường Cổ phiếu Đài loan, Đại gia Lạc phong hảng về việc Tinh vân pháp sư nghênh đón Phật nha, Tạ trường Đình phát sinh phong ba và việc Đặng tiểu Bình sẽ chết, Trần thủy Biển có thể đắc cử Tổng thống, nhưng trong Vận sẽ gặp Hung nguy… Những tiên đoán như trên thật là Thần bút linh kỳ, làm cho người ta phải tán thán.
Theo bài viết của Môn sinh của Thẩm bình Sơn, thì khoảng năm 1975, họ Thẩm đầu tiên xuất hiện giang hồ, trương bảng truyền thụ ” Phòng trung thuật ” (nghệ thuật tình dục), sau đấy vì nổi đình đám quá nên nhà nước nhảy vô can thiệp, dẹp bảng… Thế là Họ Thẩm thất nghiệp quay sang ” tiềm nghiên ” môn Kỳ môn độn Giáp và khám phá về thế giới kỳ ảo của Thiên văn.
Ban ngày thì ông chơi với Lục giáp thần tướng, họ chuyên hộ vệ ông cũng như rỉ tai báo cho biết trước những gì sắp xẩy ra, ban đêm thì ông chơi với.. Lục Đinh. Lục Đinh là 6 Cô Ngọc nữ chân dài và đẹp bá chấy, nhưng không nói ông học cái gì ở họ… thỉnh thoảng ông thấy như bản thân mình nhập vào..Thái hư, có vô số tia bức xạ chạy xuyên qua xương sống cũng như não môn, về sau hình như có 1 vị nhập vào người ông để..xem bói. Mỗi khi xem bói cho ai thì não bộ lại xuất hiện hình ảnh của người đấy.
Thẩm bình Sơn tướng Sư xem bói có khi không cần lá số, có khả năng vạn lý tri nhân Mệnh, lại có thể đoán được ngày giờ năm sinh của 1 người lạ hoắc, từng đưa ra ngày giờ sinh chân chính của Trần thủy Biển, Vương Kim Bình, Lý Đăng Huy, thậm chí thọ kỳ (năm chết) của Hoàng tín Giới, Lư tu Nhất, Chương hiếu Từ,,, cũng không thoát khỏi Diêm vương khẩu lệnh của Tổ sư gia.
Tổ sư đã sáng biện ra rất nhiều Tử vi Huyền Cơ cũng như chú thích vô số những chỗ tinh vi áo nghĩa trong các môn Kham dư, Tính danh, Khí tượng, và Quốc gia đại sự, có khả năng dự trắc sự lên xuống của Cổ phiếu mỗi ngày, dự đoán chính xác thời gian và địa điểm phát xuất của Toàn phong bão lốc cũng như những cơn địa chấn, ngoài ra còn biết nhập Thần, chữa Bệnh nhờ dị năng, Phòng trung thuật, Ảo giác vũ thuật.v.v
Thẩm Tôn sư đã khai sáng ra lãnh vực Thần học làm người người phải khâm phục, thật là 1 Dị sĩ Kỳ nhân nghìn năm có một tại Trung quốc vậy…
Các Kỹ Thuật Chính
Thẩm bình Sơn thường che giấu cách thức luận Mệnh ” đặc biệt ” của mình. Phương thức luận của ông gồm 2 phần:
- Truyền thống Tử Vi Đẩu Số chiêm pháp: Cũng dùng Cách cục, Ngũ Hành, Nam Bắc đẩu, Tứ Hóa, 12 Trường sinh, Tuế kiến, Tuế Tướng.
- Thẩm thức Tử Vi Đẩu Số: Dùng Phi tinh, Tinh hóa, Luận cuộc, Biến cuộc, Tam hạn pháp, Quá Cung pháp…
Họ Thẩm không dùng Tứ Hóa Phi tinh mà dùng TINH HÓA gia thêm TAM HẠN PHÁP hoặc PHI TINH PHÁP làm chính.
PHI TINH PHÁP
Cách phi tinh của thẩm thức khác với tứ hóa pháp, phương pháp này tương tự như cách thức ” tinh tinh hổ đạp ” của Vương Đình Chi, chẳng hạn mệnh cung có vũ khúc, hành hạn nhập thê cung thất sát, thì dùng vũ – sát phối hợp mà luận, 12 cung đều ” hổ đạp ” như vậy.
TINH HÓA PHÁP
Tức lấy các tinh chính và phụ hóa làm chứng tượng trong phép đoán, chẳng hạn đang luận tật bệnh thì lấy thất sát hóa thành ngón tay, mật. đang luận về hung nạn thì thất sát sẽ hóa thành khai đao (giải phẩu),
TAM HẠN PHÁP:
- Đại Hạn: Dùng như thường pháp
- Trung Hạn: Đại Hạn được phân làm 4 Trung Hạn, mỗi một Trung Hạn hành 2.5 niên. Trung Hạn theo thứ tự là: Đại Thiên 2.5 năm, Đại Mệnh 2.5 năm, Đại Tài 2.5 năm, Đại Phúc 2.5 năm.
- Tiểu Hạn: Không giống như Truyền thống, Thẩm thị Tiểu Hạn dùng Ngũ Hành cục Trường sinh Cung làm điểm chính để khởi Tiểu Hạn: Thủy/Thổ cục 1 Tuổi Tiểu Hạn tại Thân. Hỏa cục khởi tại Dần, Mộc cục tại Hợi, Kim cục tại Ty.
13 Tử Vi Nhật Bản
Người Nhật cũng đang nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số như chúng ta, sau đây là một đề số sách:
- Tử Vi Đẩu Số Suy Mệnh Thuật
- Tử Vi Đẩu Số Suy Mệnh Hợp Hôn Pháp
- Tử Vi Đẩu Số Giám Pháp Toàn Thư
- Tử Vi Suy Mệnh Thiệt
- Mệnh Phổ Tử Vi Tứ Hóa Tinh
- Dụng Pháp Tứ Trụ
- Tử Vi Thiệt Chiêm Giải Minh
- Tử Vi Cứu Minh Dữ Thiệt Đoán
- Tử Vi Ngũ Thuật Diện Chưởng Thiên.
Phong trào Tử Vi của Nhật tương đối mới, trước chỉ có bát tự. Họ còn coi trọng phép coi nhóm máu (huyết hình). Đài Loan bị Nhật chiếm đóng 50 năm (1895-1945) nên cũng chịu ảnh hưởng cách xem huyết hình.
Về Tử Vi thì Đài Loan có ảnh hưởng ngược lại Nhật Bản. Ngay Phan Tử Ngư viết rất lộn xộn mà đã có sách được dịch sang tiếng Nhật.
14 Phụ Lục
14.1 Thập Bát Phi Tinh
Vương đình Chi nói về một trong những Tiền thân của Tử Vi Đẩu Số, đó là thập bát phi tinh.
Thập bát phi tinh tuyệt đối không phải là Tử Vi Đẩu Số, và trên mặt lịch sử mà nói thì không hề có môn thuật số nào gọi là ” Thập bát phi tinh Tử Vi Đẩu Số ”, sở dĩ tại Minh Phúc kiến ấn bản còn truyền lại thấy đề là ” Hợp tính 18 phi tinh Tử Vi Đẩu Số ” hoặc ” HỢP TÍNH 18 PHI TINH SÁCH THIÊN Tử Vi Đẩu Số ”, có nghĩa là tập hợp 18 phi tinh cùng với Tử Vi Đẩu Số trong cùng một ấn bản.
Hiện tại, giới nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số tại Đài loan (dường như) thấy thích thú trong việc xảo lập danh mục, sở dĩ đã tự tiện bỏ đi hai chữ ” Hợp tính ” nên biến thành cái gọi là ” 18 phi tinh Tử Vi Đẩu Số ” Điều này làm cho lịch sử Tử vi bị hỗn loạn, ngay cả nguồn gốc của môn Đẩu số cũng bị đứt đoạn.
Môn 18 phi tinh hiển nhiên thoát thai từ ” NGŨ TINH ”, và được đơn giản hóa mà hình thành, chẳng hạn như tên các Tinh diệu: Thiên Quý, Thiên Ấn, Thiên Thọ, Thiên Lộc.. là những danh từ chuyên dùng của giới Ngũ tinh, nhưng 18 phi tinh lại có thêm vào một số Tạp tinh như Mao đầu, Thiên Nhận..
Theo suy tưởng của Vương Đính Chi (thích xưng tên như vậy), thì vào khoảng thời kỳ nhà Tống, sự suy đoán dựa trên Ngũ tinh đã không còn chuẩn xác, giới tôn sùng Bắc đẩu là các Đạo sĩ bèn nghĩ đến việc giản hóa môn Ngũ tinh thành ra một môn giản lậu thuật toán là 18 phi tinh, chỗ tuơng đồng duy nhất giữa hai môn đó là Mệnh bàn được phân làm 12 cung.
Tại sao gọi là 18 Phi tinh?
18 Phi tinh lấy Tử vi làm chủ tinh, sau đó đến Thiên Hư, Thiên Quý, Thiên Ấn, Thiên Thọ, Thiên Không, Hồng loan, Thiên Khố, Văn Xương, Thiên Phúc, Thiên Lộc tất cả gồm 11 Chính diệu, theo Tử vi mà phân bố khắp 12 Cung, mỗi cung một Chính diệu, không như Tử Vi Đẩu Số là có Cung có hai Chính diệu và có Cung vô Chính diệu, và để tránh né sự phân phối ngây ngô này, họ lại gia thêm Thiên Trượng, Thiên Dị, Mao Đầu, Thiên Nhận, Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Khốc tổng cộng 7 Phúc tinh, cứ theo khởi lệ mà phân phối một Chính một Phó dùng làm tiền đề cho việc suy đoán nhân sinh mạng vận.
Ngoại trừ Tử vi ra, bỡi có 11 Chính diệu và 7 Phó diệu, do đó hợp xưng là ” 18 Phi tinh ”, về sau lại thêm vào Tam Thai, Bát Tọa, Long Trì, Phượng Các tứ diệu, đại khái là dùng để bổ khuyết chỗ bất túc của 18 Phi tinh!
Phương thức suy luận đoán Mệnh kiểu này có vẻ cứng ngắt, nhân bởi chỉ suy toán từng cung một, không có sự liên kết giữa các cung và giữa các Tinh hệ như Tử Vi Đẩu Số, thực tế mà dùng thì cũng như các loại tạp nhạp ” Tam thế thư ”, hay ” Lưỡng đầu kiếm ” mà thôi, vì chẳng có căn cứ lý luận và kinh qua việc thống kê hay tu đính mà phát triển, chung quy chỉ làmột loại toán thuật thô thiển trên giang hồ, không thể đâng đại nhã chi đường, cũng chẳng thể cùng sánh vai với môn Tử bình.. “
Vương Đình Chi cho rằng: Tử Vi Đẩu Số là do Thập bát Phi tinh phát triển mà hình thành, do đó từ tính chất của Tinh diệu hai Môn, chúng ta có thể tìm thấy mạch lộ của sự phát triển.
Sao TỬ VI (của 18 Phi Tinh): còn gọi là Cận thị quý nhân. Tinh này cư bên trong Đế viên, chí tôn chí quý, tại Hợi Thiên môn gọi là củng Bắc thần, độc lâm bộ vị gọi là Xuất thần, cách chủ đại quý, nếu Mệnh/Thân chiếu lại hội cát tinh, gọi là Thanh quang cách. Tỵ Dậu nhập miếu, Thân Hợi Lạc, Tý vượng gọi là Giao cung cách, Thân Mệnh có sao này chủ về đa tài chức, y tử yêu kim (phú quý), người người tôn trọng, tiểu nhân khó bề thân cận, tính từ thiện, thích học đạo thuật lại có duyên tu theo giới Thần tiên. Nếu không nhập Miếu vượng gọi là Cô thần, thích tăng đạo, thủ trai giới, nếu hội Ám diệu thì tính hiếu sắc, cương quả vô thân, nếu là phụ nhân thì phòng Phu tổn tử. Nếu Thất địa thì Suy, nếu lâm nguy thì được cứu!, là cửu lưu chi nhân (giới Thuật sỉ), đến Vận hạn thì được diện kiến Nhân quân (vua).
Theo kiểu thuyết pháp bên trên thì thấy tương đồng với (tính chất)của Sao Tử vi trong môn Tử Vi Đẩu Số…
Ngoài ra, Thiên Ấn phát triển thành sao Thiên Tướng.
Thiên Thọ = Thiên Lương
Thiên Khố = Thiên Phủ
Thiên Quý = Vũ Khúc
Thiên Lộc = Lộc tồn
Thiên Dỉ = Hỏa Linh
Mao Đầu = Phá Quân
Thiên Nhận = Thất Sát
14.2 Phan Tử Ngư NHẤT DIỆP TRI THU THUẬT Tử Vi Đẩu Số:
PHAN TỬ NGƯ nhận là truyền nhân của Môn này, sinh năm 1930 tại Phúc châu, lúc nhỏ nhận NHẤT TRẦN HÒA THƯỢNG tại Cổ sơn Dõng tuyền làm sư phụ và học môn Nhất diệp tri thu, loại Tử Vi Đẩu Số này có chỗ bất tương quan với tông phái của Trần Đoàn lão tổ vì thừa nhận vị Tôn sư của họ là Tôn tư Mạo (chứ không là Trần Đoàn). Phan tử Ngư viết rất nhiều, gồm:
- Tử Vi Đẩu Số Thiệt Lệ Phân Lệ
- Tử Vi Đẩu Số Nghiên Cứu
- Tử Vi Đẩu Số Ấn Chứng
- Tử Vi Đẩu Số Khán Bệnh
- Tử Vi Đẩu Số Khán Tứ Hóa 1, 2
- Tử Vi Đẩu Số Tâm Đắc
- Tử Vi Đẩu Số Tinh Áo
- Tử Vi Đẩu Số Độn Hoàn Luận
- 9. Phan Tử Ngư Bốc Mệnh Thư
Sáng lập Tạp chí Tử vi Thiên địa, Phan tử Ngư có cách thức luận Mệnh đa tạp và phiền phức, ý mới không có nhiều, thường chú tâm hạ thủ ở những chỗ nhỏ nhặt, đối với những kẻ sơ học thì có ích, còn đối với những kẻ đã có căn bản thì vô dụng, bỡi vì tính ứng nghiệm suất không cao…
14.3 Vài dòng về ông Vương Đình Chi
Trong hai người bị ông Tam Thai đả kích thì một người đã chết một người còn sống. Người còn sống là ông Vương Đình Chi, được coi là một cột trụ của làng mệnh lý Hồng Kông. Thiết tưởng ta cũng nên biết một chút về nhân vật khá quan trọng này. Sau đây là lời giới thiệu của nhà xuất bản Bác Ích Hồng Kông, dịch nghĩa từ một quyển sách phát hành năm 1995: “Vương Đình Chi húy là Đàm Tích Vĩnh, quê Nam Hải, Quảng Đông. Tuy học hóa học, nhưng xuất thân nho học, từ nhỏ luyện cầm thi thư họa và các khoa y bốc tinh tướng; (ngoài ra) tử bình, dịch học đều có nghiên cứu. Tuy làm việc tài chính nhưng thích văn sử triết học, tín ngưỡng phật giáo. Sau theo ông Lưu Huệ Thương của phái trung châu học Tử Vi, được chân truyền và rồi phát huy phái này quang đại ở Hồng Kông, thâu 40 môn đồ, thành lập hội Tử Vi tùng sự nghiên cứu. ” (Nhưng) cái sở học bình sinh của ông là phật học. Từ thời đại học đã bỏ nhiều công nghiên cứu (phật học), năm 28 tuổi nhờ một cơ duyên theo mật tông Tây Tạng, ẩn cư Di đảo (?) 6 năm, phối hợp kinh luận tu tập. Những năm gần đây biên soạn “Phật giáo kinh luận đạo luận tùng thư”, được đánh giá cao.
14.4 Đăng Hạ Thuật
Đăng Hạ Thuật đề cập đến những đề mục tạp nhạp mà các môn khác không thấy nói đến, như:
- Cung Thiên di có âm/dương nên đi về hướng Đông Bắc để phát triển sự nghiệp, hướng Tây bất lợi.
- Người có văn xương tại Ngọ địa thì kỵ hành hướng Nam.
- Sao nào thì nên ăn mặc màu nào,,
- Bàn về cá tính, chẳng hạn Thiên hỉ: lúc nhỏ mặt mũi trông rất khả ái, nên ai cũng thích bồng bế, khi lớn lên, sẽ bị trầm mê vào một môn nào đó, như câu cá, đánh cờ, uống rượu, nghe nhạc, shopping, một điều nữa là ưa chia tình cảm làm nhiều mảnh.
Theo chính ông Phan viết trong sách thì một phần của Đăng Hạ Thuật có cái tên là “Nhất diệp tri thu”! “Nhất diệp tri thu” nghĩa đại khái là chỉ thấy một chiếc lá từ cây rơi xuống mà biết là mùa thu đã đến! Từ tên đã có thể mài mại đoán được, với phép này từ một dữ kiện nhỏ ta có thể đoán được rất nhiều chuyện.
Có thể thấy rằng phép “nhất diệp tri thu” (NDTT) toàn là bí quyết. Nên nếu phân biệt khí tông kiếm tông thì NDTT đúng là chiêu số của kiếm tông. Và vì phép xem Tử Vi của ông Phan Tử Ngư hoàn toàn dựa trên bí quyết, ông là một nhân vật thuộc phe kiếm tông. Rõ ràng hơn và ngắn gọn hơn, ông Phan Tử Ngư là một trưởng lão kiếm tông cao cấp của Đài Loan đảo.
- References 1. Phiên Thư Tựu Năng Toán Tử Vi Lâm Kim Lang 2008
- References 2. Đại Sư Giáo Nễ 36 Thiên Học Hội Tử Vi Đẩu Sổ Phụ Đức Lục 2008
- References 3. Tử Vi Chư Tinh Cư Mệnh Cung Xiển Thích Hóa Sơn Cư Sĩ
- References 4. Tử Vi Đẩu Sổ Mệnh Phổ Khảo Chứng Hồng Lăng
- References 5. Tử Vi Kinh Điển Tử Vi Tinh Quyết Nhất Sáo Tứ Sách
- References 6. Tử Vi Quốc Bảo Tạ Hân Nhuận
- References 7. Nhân Duyên Thiên Chú Định Thụ Hoan Nghênh Đích Luận Hôn Nhân Đại Tác Ngô Dật Trung
- References 8. Sơ Học Tử Vi Đẩu Sổ Trịnh Cảnh Phong
- References 9. Thiên Võng Sưu Kì Lục Tử Vi Dương
- References 10. Tử Vi Đẩu Sổ Luận Mệnh Kĩ Xảo Đạo Độc Hoàng Tứ Minh
- References 11. Tử Vi Gian Thoại Tử Vi Dương
- References 12. Đẩu Sổ 144 Sanh Mệnh Đồ Giải Thích Tú Dân
- References 13. Tử Vi Tân Ngữ Tử Vi Dương
- References 14. Tử Vi Đẩu Sổ Cổ Phiếu Chiến Lược Lục Tại Điền
- References 15. Tử Vi Đẩu Sổ Thập Nhật Thông Lục Tại Điền
- References 16. Lục Bân Triệu Tử Vi Đẩu Sổ Giảng Nghĩa Bình Chú Lục Tại Điền
- References 17. Linh Tu Đẩu Sổ Tâm Pháp Vương Minh Dương 1996
- References 18. Tử Đẩu Tinh Thuật Học Chu Tiến Lượng
- References 19. Cao Đoạn Tử Vi Đẩu Sổ Huyền Cơ Trương Bảo Đan
- References 20. Phi Tinh Tử Vi Đẩu Sổ – Thập Nhị Cung Lục Thất Nhị Tượng Lương Nhược Du
- References 21. Tử Vi Đẩu Sổ Mệnh Vận Học Lý Thiết Bút
- References 22. Tử Vi Đẩu Sổ Thôi Mệnh Thư Văn Tứ Lang
- References 23. Tử Vi Đẩu Sổ 72 Chủng Lưu Niên Phân Giải Trương Phong Quốc, Tân Tú Mẫn
- References 24. Tử Vi Đáp Vấn Lục (Thôi Luận Thiên) Lại Minh Hiền
- References 25. Phá Giải Mệnh Lý Trá Phiến – Luận Tử Vi Đẩu Sổ Dữ Tính Danh Học Tạ Sĩ Nguyên 2008
- References 26. Cửu Thiên Phi Tinh Phi Tinh Phái Tử Vi Đẩu Sổ Áo Nghĩa Cửu Thiên Trứ 2008
- References 27. Đẩu Sổ Hộ Pháp Ông Phúc Dụ
- References 28. Tử Bạch Quyết Triệu Cảnh Nghĩa
- References 29. Đẩu Sổ Can` Khôn – Giải Bàn Thiên Lưu Vĩ Vũ
- References 30. Đẩu Sổ Can` Khôn – Khảo Vận Thiên Lưu Vĩ Vũ
- References 31. Đẩu Sổ Chấp Pháp Ông Phúc Dụ
- References 32. Tử Vi Đẩu Sổ Khai Vận Toàn Tập 1 -7 Toàn Tập Tuệ Canh
- References 33. Tử Vi An Tinh Biểu Trần Nhạc Kỳ
- References 34. Tam Hiệp Phái Tử Vi Đẩu Sổ Tinh Tình Tường Giải
- References 35. Tử Vi Đẩu Sổ Trần Đoàn Lão Tổ Kinh Điển Chi Tác Trần Hy Di
- References 36. Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Thư Trần Hy Di
- References 37. Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Tập (Minh Triều Cổ Bổn) Trần Hy Di
- References 38. Tử Vi Tứ Hóa Nhất Học Tựu Thông (Thượng Hạ -) Phụ Đức Lục
- References 39. Tử Vi Tiến Giai Khuyến Học Chủ
- References 40. Tử Vi Sơ Giai Khuyến Học Chủ
- References 41. Tử Vi Cao Giai Chi 2- Tứ Hóa Tích Thiên Tủy Khuyến Học Chủ 08 Bản
- References 42. Tử Vi Cao Giai Chi 1- Tinh Diệu Thiết Quan Đao Khuyến Học Chủ
- References 43. Hiện Đại Tử Vi 1-7 Tập Liễu Vô Cư Sĩ (Cuon Naỳ Mac Tien Lam)
- References 44. Tử Vi Luận Mệnh Bất Cầu Nhân Liễu Vô Cư Sĩ
- References 45. Tinh Không Xán Lạn – Tử Vi Kĩ Thuật Phân Tích Thiên Liễu Vô Cư Sĩ
- References 46. Đẩu Sổ Tuyên Vi – Hiện Đại Bình Chú Liễu Vô Cư Sĩ
- References 47. Đẩu Sổ Nghi Nan 100 Vấn Đáp – Cổ Điển Thiên Liễu Vô Cư Sĩ
- References 48. Đẩu Sổ Nghi Nan 100 Vấn Đáp – Hiện Đại Thiên Liễu Vô Cư Sĩ
- References 49. Sách Xuyên Thiết Toán Bàn Liễu Vô Cư Sĩ
- References 50. Mệnh Vận Giải Mã Chi Trần Hy Di Đương Án Liễu Vô Cư Sĩ
- References 51. Tử Vi Luận Mệnh Liễu Vô Cư Sĩ
- References 52. Thanh Triều Mộc Khắc Trần Hy Di Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Tập Hiện Đại Bình Chú Liễu Vô Cư Sĩ
- References 53. Chính Thống Phi Tinh Tử Vi Đẩu Sổ Trần Nhạc Kỳ
- References 54. Tử Vi Đẩu Sổ Bất Truyện Tâm Pháp Sở Hoàng
- References 55. Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Sáo Hàm Thụ Giáo Trình 1-4 Sách – Tào Nghiễn Minh (Mắc Lắm Àh:-))
- References 56. Đẩu Sổ Tư Quá Nhai Liễu Xuyên Hiệp Ẩn
- References 57. Cổ Kim Thất Chánh Ngũ Dư Tích Nghĩa Quách Trung Hào, Cao Thủ Tất Độc
- References 58. Tử Vi Đẩu Số Học Lỗ Dương Tài
- References 59. Tử Vi Đại Chiến Tham Lang — Hiện Đại Đẩu Sổ Dữ Sanh Nhai Quy Hoa Như Lý Cư Sĩ
- References 60. Tử Vi Khán Nhân Sanh Hoàng Hiểu Vi
- References 61. Lạc Dương Dịch Nguyên Độc Bộ Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Sổ Phi Tinh Bộ Thiên Thông Hội Nhất Tứ Tứ Quyết Lý Tử Dương
- References 62. Tử Vi Đẩu Sổ Khán Bệnh Phan Tử Ngư
- References 63. Phan Tử Ngư Tử Vi Đẩu Sổ Ấn Chứng
- References 64. Phan Tử Ngư Bổ Mệnh Thư (1-6), Tử Vi Đẩu Sổ Vi Đống, Ngũ Trụ Thập Tự Vi Lương
- References 65. Phan Tử Ngư Tử Vi Đẩu Sổ Tham Ngộ Thượng Hạ Sách (Sách Của Ông Phan Tử Ngư Sao Mắc Quá!!!)
- References 66. Trung Quốc Tuyệt Học Đệ 7 Tập Phương Ngoại Nhân
- References 67. Trung Quốc Tuyệt Học Đệ 2 Tập Phương Ngoại Nhân
- References 68. Trung Quốc Tuyệt Học Đệ 1 Tập Phương Ngoại Nhân
- References 69. Hà Lạc Tử Vi Đẩu Sổ Phương Ngoại Nhân
- References 70. Tục Hà Lạc Tử Vi Đẩu Sổ Phương Ngoại Nhân
- References 71. Phương Ngoại Nhân Khai Quán Nhân Tử Vi Đẩu Sổ Nhất Nhị Sách, Cao Nhân Nhị Thập Niên Luận Mệnh Tâm Đắc
- References 72. Tử Vi Đẩu Sổ Xiển Vi Bạch Y Tú Sĩ
- References 73. Tử Vi Đẩu Sổ Phong Thủy Học Trương Diệu Văn, Tá Đằng Lục
- References 74. Tử Vi Đẩu Sổ Lưu Niên Tốc Đoạn Pháp Vương Sĩ Văn
- References 75. Tử Vi Đẩu Sổ Doanh Thương Thiên Tuệ Tâm Chủ
- References 76. Tử Vi Đẩu Sổ Nghênh Phú Thiên Tuệ Tâm Chủ
- References 77. Tử Vi Đẩu Sổ Xu Cát Tị Hung Pháp Tuệ Tâm Chủ
- References 78. Tử Vi Đẩu Sổ Khán Hôn Nhân Tuệ Tâm Chủ
- References 79. Tử Vi Đẩu Sổ Tân Thuyên Tuệ Tâm Chủ
- References 80. Như Hà Thôi Toán Mệnh Vận – Tử Vi Đẩu Sổ Dữ Tứ Hóa Tinh Tuệ Tâm Chủ
- References 81. Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Tử Vi Đẩu Sổ Nhập Môn Thư Tuệ Tâm Chủ
- References 82. Tử Vi Đẩu Sổ Khán Công Thương Nhân Tuệ Tâm Chủ
- References 83. Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Tập (Tam Sách) Tuệ Tâm Chủ
- References 84. Tử Vi Đẩu Sổ Khai Phát Tiềm Năng Nhất Nhị Sách Tuệ Tâm Chủ
- References 85. Ngã Môn Đô Thị Hữu Duyên Nhân – Tử Vi Đẩu Sổ Khán Giao Hữu Cung Tuệ Tâm Chủ
- References 86. Chu Nhất Tử Vi Dự Trắc Học An Dương Chu Dịch Nghiên Cứu Viện Giáo Tài
- References 87. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Phú Văn Tinh Tích
- References 88. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Tinh Diệu Giải Thuyết Thiên
- References 89. Trần Thế Hưng Đẩu Số Cá Án Nghiên Cứu – Vi Hà Bất Hôn Thiên
- References 90. Trần Thế Hưng Đẩu Số Cá Án Nghiên Cứu – Hôn Ngoại Tình Thiên
- References 91. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc – Mệnh Bàn Giải Thuyết Thiên
- References 92. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Tiến Giai Thiên
- References 93. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Nhập Môn Thiên
- References 94. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Giải Bàn Thiên
- References 95. Tử Vân Đẩu Số Luận Nhân Duyến Tuyệt Bản Phát Thụ, Luận Thuật Phu Thê Cung Tối Kinh Điển Chi Tác
- References 96. Tử Vân Tòng Đẩu Sổ Khán Nhân Sanh
- References 97. Tử Vân Phái Khán Bàn Phương Pháp
- References 98. Tử Vân Phái Cơ Sở Giảng Nghĩa
- References 99. Tử Vân Đẩu Số Luận Tử Nữ
- References 100. Tử Vân Đẩu Số Luận Sự Nghiệp
- References 101. Tử Vân Đẩu Số Luận Cầu Tài
- References 102. Tử Vân Đẩu Sổ Khán Nhân Tế Quan Hệ
- References 103. Tử Vân Đẩu Số Luận Điền Trạch
- References 104. Tử Vân Đẩu Số Luận Mệnh Thật Tế Mệnh Lệ Đích Thôi Luận Dữ Vận Dụng
- References 105. Tô Phỉ Nhã Tử Vi Ái Tình Diy
- References 106. Lý Ngọc Bội Tử Vi Khai Vận Hảo Đào Hoa
- References 107. Khuyến Học Chủ Tinh Diệu Thiết Quan Đao Tử Vi Cao Giai
- References 108. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Ngoại Ngộ Thiên
- References 109. Tử Vân Phái Bài Bàn Cập Lịch Pháp Giảng Nghĩa
- References 110. Ngô Dật Trung Đẩu Số Luận Bệnh
- References 111. Tạ Vũ Đằng Đẩu Sác Tứ Hóa Thâm Nhập
- References 112. Trần Thế Hưng Tử Vi Đẩu Sổ Đạo Độc Độc Thân Thiên
- References 113. Chung Nghĩa Minh Tử Vi Nhất Đắc Chung Nghĩa Minh Phong Bút Lục Niên Hậu Đích Siêu Cấp Đại Tác
- References 114. Chung Nghĩa Minh Tử Vi Kinh Điển Tử Vi Tùy Bút Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh Cộng 4 Tập
- References 115. Lý Bằng Tử Đẩu Tâm Kinh
- References 116. Pháp Vân Cư Sĩ Giản Dịch Tử Vi Đẩu Sổ
- References 117. Pháp Vân Cư Sĩ Tử Vi Diện Tương Học
- References 118. Pháp Vân Cư Sĩ Tử Vi Thủ Tương Học
- References 119. Vương Đình Chi Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Sổ Giảng Nghĩa Luyện Tập Đề Phụ Đáp Án
- References 120. Tạ Thiên Thuyên Tử Vi Đẩu Sổ Khán Đổ Vận
- References 121. Trần Vũ Tử Vi Đẩu Sổ Sơ Cấp Ban Tử Vi Đẩu Sổ Sư Tư Ban Giảng Nghĩa Bút Kí
- References 122. Bạch Hạc Minh Tử Vi Đẩu Sổ Đoạn Sự 168 Cục
- References 123. Trần Tuyết Đào Phu Thê Cung Bí Truyền Chân Quyết Tử Vi Luận Thuật Phu Thê Cung Kinh Điển Trứ Tác
- References 124. Trần Tuyết Đào Tử Vi Minh Kính Ngoại Thiên
- References 125. Trần Tuyết Đào Tử Vi Minh Kính (Cuốn Này Hơi Mắc)
- References 126. Trần Tuyết Đào Tử Vi Xiển Vi Lục Chi Khóa Đường Giảng Kí
- References 127. Trần Tuyết Đào Tử Vi Xiển Vi Lục – An Tinh Quyết Dữ Tinh Tình Bí Pháp
- References 128. Trần Tuyết Đào Tử Vi Xiển Vi Lục — Khóa Đường Giảng Kí
- References 129. Trần Tuyết Đào Tử Vi Giảng Nghĩa
- References 130. Trần Tuyết Đào Tử Vi Khải Thị Lục
- References 131. Vương Đình Chi Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Sổ Thượng Hạ Thiên
- References 132. Vương Đình Chi Bình Chú Tử Vi Đẩu Sổ Giảng Nghĩa Nhất Nhị Sách (Cuốn Này Hơi Mắc)
- References 133. Vương Đình Chi Vương Đình Chi Đàm Tinh Tử Vi Đẩu Sổ Tinh Diệu Tổng Đàm
- References 134. Vương Đình Chi Đẩu Sổ Tuyên Vi – Đẩu Sác Tứ Hóa Đoạn Quyết
- References 135. Vương Đình Chi An Tinh Pháp Cập Thôi Đoạn Thật Lệ
- References 136. Vương Đình Chi Đẩu Sác Tứ Thư (Nhất) Thái Vi Phú Dữ Hình Tính Phú
- References 137. Vương Đình Chi Đẩu Sác Tứ Thư (Nhị) Cốt Tủy Phú Dữ Nữ Mệnh Cốt Tủy Phú
- References 138. Vương Đình Chi Đẩu Sác Tứ Thư (Tam) Bát Hỉ Lâu Sao Bổn Cổ Quyết Dữ Đẩu Sổ Cách Cục
- References 139. Vương Đình Chi Đẩu Sác Tứ Thư (Tứ) Đẩu Sổ Linh Đàm
- References 140. Vương Đình Chi Vương Đình Chi Đàm Đẩu Sổ
- References 141. Vương Đình Chi Tử Vi Đẩu Sổ Chưởng Ác Mệnh Vận Thượng Hạ Sách
- References 142. Vương Đình Chi Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Sổ Thâm Tạo Giảng Nghĩa Thượng Hạ Sách
- References 143. Vương Đình Chi Thật Dụng Tử Vi Đẩu Sổ
- References 144. Vương Đình Chi Tử Vi Thiên Cơ
- References 146. Vương Đình Chi Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Sổ Sơ Cấp Giảng Nghĩa
- References 147. Vương Đình Chi Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Sổ Sơ Cấp Giảng Nghĩa
- References 148. Tử Vi Đẩu Sổ Toàn Thư Giảng Nghĩa Hà Trọng Tài,
- References 149. Tử Vi Đẩu Sổ Tinh Thành Thượng Biên 150. Tử Vi Đẩu Sổ Tinh Thành Hạ Biên
- References Đẩu Số Tuyên Vi (Trọn Bộ, 248 Trang), Vương Bổn San, Vũ Lăng (Woolin), Đài Bắc, 2002 (Tái Bản).
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Thiệt Lệ Phân Lệ
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Nghiên Cứu
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Ấn Chứng
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Khán Bệnh
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Khán Tứ Hóa 1, 2
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Tâm Đắc
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Tinh Áo
- References Phan Tử Ngư, Tử Vi Đẩu Số Độn Hoàn Luận
- References Phan Tử Ngư, Phan Tử Ngư Bốc Mệnh Thư
- References Đẩu Số Đàn Vi (Trọn Bộ Hai Tập), 1928, 1935 Nhà Xuất Bản Vũ Lăng (Woolin, Đài Bắc) In Lại.
- References Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Đại Lưu Niên Pháp Quyết Yếu
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tật Nạn Tử Vong Tuyên Vi
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Bàn Chân Cơ
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tâm Linh Học Áo Bí Tuyên Vi
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Tiên Thiên Mệnh Cách Cuộc Tuyên Vi
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hóa Bí Giải
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Hôn Nhân, Luyến Ái Chuyên Luận
- References Chính Huyền Sơn Nhân, Thiên Địa Nhân Linh Điện Sinh Hóa Tam Giới Nhân Quả Huyền Uẩn
Nguồn: WhiteBear