Chắc chắn trong chúng ta ai ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “sổ tạm trú”. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ sổ tạm trú là gì và chức năng, nhiệm vụ của nó? Khi đặt ra câu hỏi này, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời rất hết sức mơ hồ và không rõ ràng. Do đó, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời sổ tạm trú là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới sổ tạm trú nhé!
Contents
1. Sổ tạm trú là gì?
Sổ tạm trú là một loại văn bản pháp lý được nhà nước sử dụng để quản lý nơi cư trú tạm thời của công dân khi công dân chuyển tới một nơi cư trú mới trong một thời gian nhất định mà không phải là nơi công dân đăng ký thường trú.
2. Khi nào phải đăng ký làm sổ tạm trú?
Theo quy định pháp luật hiện hành, khi công dân thực hiện việc di chuyển tới nơi ở mới do nhu cầu về học tập, làm việc, lao động thì công dân có quyền và cũng có nghĩa vụ buộc phải thực hiện việc đăng ký tạm trú khi công dân đã đáp ứng những điều kiện dưới đây:
“Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú”. (theo Điều 27 Luật cư trú 2020)
Vậy, nếu công dân đã chuyển tới nơi ở mới mà không phải là nơi công dân đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên do lý do công việc, học tập, lao động thì công dân phải thực hiện việc đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký tạm trú.
2. Cách thức đăng ký làm sổ tạm trú?
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm sổ tạm trú là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu cách thức làm sổ tạm trú dưới đây!
Để đăng ký làm sổ tạm trú, công dân cần thực hiện bốn bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ là Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, văn bản thể hiện nơi công dân đăng ký tạm trú không trái quy định pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đăng ký làm sổ tạm trú là cơ quan công an cấp xã (cơ quan công an xã, phường, thị trấn) nơi công dân đăng ký làm sổ tạm trú.
Công dân sẽ tiến hành nộp hồ sơ trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần, từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ của công dân, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho công dân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ nhưng đủ điều kiện để được đăng ký làm sổ tạm trú thì cán bộ sẽ hướng dẫn và yêu cầu công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để được làm sổ tạm trú thì cán bộ sẽ giải thích rõ cho công dân và các văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ của công dân, nêu rõ lý do từ chối giải quyết thủ tục đăng ký làm sổ tạm trú.
Bước 4: Nhận kết quả
Theo thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, công dân cần đi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận kết quả về việc đăng ký làm sổ tạm trú.
4. Làm sổ tạm trú trong bao lâu?
Trong vòng tối đa 2 tới 3 ngày làm việc kể từ khi công dân nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công dân sẽ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú.
5. Câu hỏi thường gặp
Lý do làm giấy tạm trú ?
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú (khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006). Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Đồng thời, việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân để thực hiện một số thủ tục thuận tiện hơn. Điển hình như việc mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn, huy động vốn từ ngân hàng…
Đăng ký tạm trú quy định pháp luật?
Theo Luật cư trú năm 2013 quy định về việc đăng ký tạm trú như sau:
Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Điều kiện đăng ký tạm trú ?
Theo Điều 27 của Luật cư trú hiện hành quy định về “Điều kiện đăng ký tạm trú” như sau:
– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú?
Theo Điều 28 của Luật cư trú quy định về: “Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú” như sau:
– Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
– Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm sổ tạm trú là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]