Văn bản Bình Ngô Đại Cáo trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 được chia thành 2 phần: tác giả và tác phẩm.
Trong tài liệu này, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn soạn bình ngô đại cáo phần 1-Tác giả Nguyễn Trãi một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Mục tiêu của Kiến Guru không chỉ giúp bạn hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa, mà còn giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử lừng danh đồng thời cũng là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam.
Contents
I. Những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời
– Quê quán: Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại – Chí Linh – Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây (Hà Nội)
– Xuất thân: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
+ Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi và đỗ Thái học sinh.
+ Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ và cùng cha làm quan cho nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta và bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc. Trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Chính từ cuộc khởi nghĩa này, Nguyễn Trãi trở thành anh hùng dân tộc vì đã giúp Lê Lợi tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc
– Sau khi thắng lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô và tiếp tục phò tá triều đình, hăm hở xây dựng đất nước. Nhưng cũng từ đây ông bị gian thần ganh ghét và bị nghi oan.
– Năm 1439, ông xin lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
– Năm 1440, Nguyễn Trãi được mời ra giúp nước thêm lần nữa.
– Năm 1442, vụ án chấn động lịch sử Lệ Chi Viên xảy ra khiến gia đình ông bị tru di tam tộc.
– Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi là một công thần, là anh hùng dân tộc trong việc đấu tranh chống quân xâm lược, kiến lập nên nhà Lê, nhưng cuối cùng lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông đã dành tâm huyết cả đời để xây dựng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến, nhưng ông lại bị đem ra thí mạng cho cuộc tranh đoạt đó.
2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc, mà ông còn là một nhà văn học xuất sắc ở rất nhiều lĩnh vực, trong sáng tác chữ Nôm lẫn chữ Hán, trong văn chính luận và cả thơ ca trữ tình. Ông là người khai sáng cho thơ ca Tiếng Việt và đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cho thế hệ sau này
– Văn chính luận: thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, nhân nghĩa, chống quân xâm lược. Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập.
– Thơ ca trữ tình: Lí tưởng của người anh hùng yêu nước thương dân còn được thể hiện ở những án văn nói về thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Tác phẩm tiêu biểu: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập…Đây là những tác phẩm văn học đỉnh cao của thơ ca Việt Nam trong thế kỷ 15-16.
– Ngoài ra, Nguyễn Trãi sáng sáng tác ra các phẩm lĩnh sử, địa lý như: Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú.
II. Hướng dẫn soạn Bình Ngô đại cáo theo chương trình sách giáo khoa
Câu 1: Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại bởi vì
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc. Nhà Trần bước vào giai đoạn suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi cai trị đất nước. Nhà Minh lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh cùng cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung quốc. Trước cảnh nước mất, nha tan. Chính vì vậy mà lòng yêu nước, chí căm thù giặc, dám xả thân cứu nước cứu dân đã được hun đút từ đây, tạo nên người anh hùng lịch sử sau này.
Sau đó, ông theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam sơn, trở thành cánh tay đắc lực bên cạnh Lê Lợi. Cùng Lê Lợi chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng như trận Chi Lăng – Xương Giang. Tạo nên một cuộc khởi nghĩa thành công vang dội, đi vào sử sách, kiến thiết nên triều đại nhà Lê. Đây là thời kỳ đỉnh cao bộc lộ rõ thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao…của Nguyễn Trãi.
Bước vào thời bình, ông mang trong mình niềm khát khao mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đời của ông rẽ sang một bước ngoặt mới đầy khó khăn và bi kịch: bị ganh ghét, vu oan hãm hại, bị bắt nhốt, rồi được thả ra; sau đó Nguyễn Trãi về ở ẩn, nhưng lại được mời ra giúp nước bởi lòng yêu nước, thương dân luôn cuộn trào trong lòng. Và sau đó chết một cách ai oán bởi vụ án oan Lệ Chi Viên.
Mãi đến hơn 20 năm sau, Nguyễn Trãi mới được vua Lê Thánh Tông minh oan và tìm lại những tác phẩm đã bị tiêu hủy trước đó
Câu 2: Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè, Bình ngô Đại cáo, Quân trung từ mệnh tập
– Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi
– Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn đầu tiên về độc lập chủ quyền dân tộc, lên án tội ác hung bạo và tàn độc của quân xâm lược, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
– Quân trung từ mệnh tập: bao gồm những thư từ viết cho tướng giặc và triều đình nhà Minh
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
Hai câu thơ trong bài Thuật hứng (bài 2)
Bụi một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Phẩm chất ý chí của người anh hùng luôn luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền bạo lực vì chân lí với trọn lòng lo nước yêu dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt.
Câu 4: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong thơ văn của Nguyễn Trãi
– Về nội dung văn chương: nội dung chủ đạo trong thơ văn của Nguyễn Trãi là lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nghệ thuật:
+ Dùng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính dân tộc.
+ Để lại nhiều tác phẩm xuất sắc cho đời sau ở cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm.
+ Đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ ca, đặc biệt ông thường sử dụng ca dao, tục ngữ, từ láy…
+ Là người sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nên đặc trưng thơ Tiếng Việt trong thế kỷ 15-16.
+ Là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
III. Kết luận
Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một con người toàn tài, hiếm thấy, một nhà văn kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, nhưng lại phải chịu oan khốc tham thiết nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với lập luận chặt chẽ, quan điểm vững chắc, một nhà thơ trữ tình sâu sắc, và cũng là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt.
Nội dung chủ trong các tác phẩm văn chương là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Nguyễn Trãi đã đóng góp nhiều mặt cho dân tộc: văn học, lịch sử, địa lí.
Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
Các bạn nhớ đón xem tiếp bài soạn Bình ngô đại cáo phần Tác phẩm của Kiến Guru nhé
Đừng quên tải ngay Ứng dụng Kiến Guru để học trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng trên Kiến Guru được thực hiện dưới dạng video và hình ảnh sinh động, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ bài học hơn đó. Điều đặc biệt hơn nữa là sau mỗi bạn học Kiến sẽ có infographic tổng quan bài học, để giúp các bạn hệ thống kiến thức sau buổi học.
Văn bản Bình Ngô Đại Cáo trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 được chia thành 2 phần: tác giả và tác phẩm.
Trong tài liệu này, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn soạn bình ngô đại cáo phần 1-Tác giả Nguyễn Trãi một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Mục tiêu của Kiến Guru không chỉ giúp bạn hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa, mà còn giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử lừng danh đồng thời cũng là một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam.
I. Những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời
– Quê quán: Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại – Chí Linh – Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây (Hà Nội)
– Xuất thân: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.
+ Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi và đỗ Thái học sinh.
+ Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ và cùng cha làm quan cho nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta và bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc. Trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Chính từ cuộc khởi nghĩa này, Nguyễn Trãi trở thành anh hùng dân tộc vì đã giúp Lê Lợi tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc
– Sau khi thắng lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô và tiếp tục phò tá triều đình, hăm hở xây dựng đất nước. Nhưng cũng từ đây ông bị gian thần ganh ghét và bị nghi oan.
– Năm 1439, ông xin lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
– Năm 1440, Nguyễn Trãi được mời ra giúp nước thêm lần nữa.
– Năm 1442, vụ án chấn động lịch sử Lệ Chi Viên xảy ra khiến gia đình ông bị tru di tam tộc.
– Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi là một công thần, là anh hùng dân tộc trong việc đấu tranh chống quân xâm lược, kiến lập nên nhà Lê, nhưng cuối cùng lại rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông đã dành tâm huyết cả đời để xây dựng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến, nhưng ông lại bị đem ra thí mạng cho cuộc tranh đoạt đó.
2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc, mà ông còn là một nhà văn học xuất sắc ở rất nhiều lĩnh vực, trong sáng tác chữ Nôm lẫn chữ Hán, trong văn chính luận và cả thơ ca trữ tình. Ông là người khai sáng cho thơ ca Tiếng Việt và đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cho thế hệ sau này
– Văn chính luận: thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, nhân nghĩa, chống quân xâm lược. Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập.
– Thơ ca trữ tình: Lí tưởng của người anh hùng yêu nước thương dân còn được thể hiện ở những án văn nói về thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Tác phẩm tiêu biểu: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập…Đây là những tác phẩm văn học đỉnh cao của thơ ca Việt Nam trong thế kỷ 15-16.
– Ngoài ra, Nguyễn Trãi sáng sáng tác ra các phẩm lĩnh sử, địa lý như: Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú.
II. Hướng dẫn soạn Bình Ngô đại cáo theo chương trình sách giáo khoa
Câu 1: Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại bởi vì
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời buổi loạn lạc. Nhà Trần bước vào giai đoạn suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi cai trị đất nước. Nhà Minh lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh cùng cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung quốc. Trước cảnh nước mất, nha tan. Chính vì vậy mà lòng yêu nước, chí căm thù giặc, dám xả thân cứu nước cứu dân đã được hun đút từ đây, tạo nên người anh hùng lịch sử sau này.
Sau đó, ông theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam sơn, trở thành cánh tay đắc lực bên cạnh Lê Lợi. Cùng Lê Lợi chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng như trận Chi Lăng – Xương Giang. Tạo nên một cuộc khởi nghĩa thành công vang dội, đi vào sử sách, kiến thiết nên triều đại nhà Lê. Đây là thời kỳ đỉnh cao bộc lộ rõ thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao…của Nguyễn Trãi.
Bước vào thời bình, ông mang trong mình niềm khát khao mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đời của ông rẽ sang một bước ngoặt mới đầy khó khăn và bi kịch: bị ganh ghét, vu oan hãm hại, bị bắt nhốt, rồi được thả ra; sau đó Nguyễn Trãi về ở ẩn, nhưng lại được mời ra giúp nước bởi lòng yêu nước, thương dân luôn cuộn trào trong lòng. Và sau đó chết một cách ai oán bởi vụ án oan Lệ Chi Viên.
Mãi đến hơn 20 năm sau, Nguyễn Trãi mới được vua Lê Thánh Tông minh oan và tìm lại những tác phẩm đã bị tiêu hủy trước đó
Câu 2: Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè, Bình ngô Đại cáo, Quân trung từ mệnh tập
– Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi
– Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn đầu tiên về độc lập chủ quyền dân tộc, lên án tội ác hung bạo và tàn độc của quân xâm lược, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
– Quân trung từ mệnh tập: bao gồm những thư từ viết cho tướng giặc và triều đình nhà Minh
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
Hai câu thơ trong bài Thuật hứng (bài 2)
Bụi một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Phẩm chất ý chí của người anh hùng luôn luôn ngời sáng trong chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong đấu tranh chống cường quyền bạo lực vì chân lí với trọn lòng lo nước yêu dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt.
Câu 4: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong thơ văn của Nguyễn Trãi
– Về nội dung văn chương: nội dung chủ đạo trong thơ văn của Nguyễn Trãi là lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nghệ thuật:
+ Dùng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính dân tộc.
+ Để lại nhiều tác phẩm xuất sắc cho đời sau ở cả thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm.
+ Đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ ca, đặc biệt ông thường sử dụng ca dao, tục ngữ, từ láy…
+ Là người sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, tạo nên đặc trưng thơ Tiếng Việt trong thế kỷ 15-16.
+ Là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
III. Kết luận
Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một con người toàn tài, hiếm thấy, một nhà văn kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, nhưng lại phải chịu oan khốc tham thiết nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với lập luận chặt chẽ, quan điểm vững chắc, một nhà thơ trữ tình sâu sắc, và cũng là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt.
Nội dung chủ trong các tác phẩm văn chương là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Nguyễn Trãi đã đóng góp nhiều mặt cho dân tộc: văn học, lịch sử, địa lí.
Đặc biệt, ông có những đóng góp lớn về văn học với ba mảng sáng tác chính: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
Các bạn nhớ đón xem tiếp bài soạn Bình ngô đại cáo phần Tác phẩm của Kiến Guru nhé
Đừng quên tải ngay Ứng dụng Kiến Guru để học trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng trên Kiến Guru được thực hiện dưới dạng video và hình ảnh sinh động, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ bài học hơn đó. Điều đặc biệt hơn nữa là sau mỗi bạn học Kiến sẽ có infographic tổng quan bài học, để giúp các bạn hệ thống kiến thức sau buổi học.