Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Câu ghép (tiếp theo), học sinh có thể nắm rõ hơn kiến thức về câu ghép.
Tài liệu được đăng tải dưới đây dành cho học sinh lớp 8 khi muốn chuẩn bị cho bài học này. Mời bạn đọc tham khảo.
Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) – Mẫu 1
I. Quan hệ giữa các vế câu
1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý:
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Trong đó:
- Kết quả: tiếng Việt của chúng ta đẹp
- Nguyên nhân: tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
- Từ biểu thị quan hệ: “… bởi vì”
2. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh họa.
- Quan hệ tương phản: Tuy cậu ta không thông minh nhưng tính tình lại rất chịu khó.
- Quan hệ nối tiếp: Cơn bão này vừa đi qua, cơn bão khác đã kéo đến.
- Quan hệ điều kiện: Nếu cậu ấy học tốt thì bố mẹ mua cho một chiếc cặp sách.
- Quan hệ bổ sung: Không những anh ta đẹp trai, mà gia đình còn rất giàu có.
…
II. Luyện tập
Câu 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép ở SGK và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
a.
– Quan hệ giữa vế câu “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi” và vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”: nguyên nhân – kết quả.
- Vế câu “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi” – kết quả
- Vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn” – nguyên nhân
– Quan hệ giữa vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn” với vế câu “Hôm nay tôi đi học”: giải thích.
b.
– Quan hệ giữa hai vế câu: điều kiện – kết quả.
– Vế câu “trong pho tàng lịch sử… lưu lại” – điều kiện, vế câu “cái cảnh tượng…” – kết quả.
c. Quan hệ giữa các vế câu: tăng tiến.
d. Quan hệ giữa các vế câu: tương phản.
e.
– Đoạn trích này có hai câu ghép.
– Quan hệ giữa hai vế trong câu thứ nhất: nối tiếp.
– Quan hệ giữa hai vế trong câu thứ hai: nguyên nhân – kết quả
- Vế “anh chàng hậu cần ông Lí…” – kết quả
- Vế “hắn bị chị…” – nguyên nhân
Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?
* Đoạn trích 1:
a. Các câu ghép là:
- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
b. Quan hệ giữa các vế câu ghép: nhân quả (trời thay đổi dẫn đến sự thay đổi của biển).
c. Không thể tách ra thành câu đơn. Vì như vậy sẽ làm mất đi quan hệ giữa các vế câu.
* Đoạn trích 2:
a. Các câu ghép là:
- Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.
b. Quan hệ giữa các vế câu: quan hệ đồng thời
c. Không thể tách ra thành câu đơn. Vì như vậy sẽ làm mất đi quan hệ giữa các vế câu.
Câu 3. Trong đoạn trích ở SGK có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép ấy có tác dụng như thế nào trong miêu tả lời lẽ nhân vật.
– Hai câu ghép đó là:
- Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng…
- Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi…
– Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép thành một câu đơn
– Vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu ở vế câu kia.
– Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép ấy có tác dụng khiến cho lời lẽ của nhân vật thêm cụ thể, rõ ràng hơn.
Câu 4. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?
Gợi ý:
a.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai: điều kiện – kết quả.
– Không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì không thể hiện rõ được mối quan hệ này.
b. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn:
– Thử tách: Thôi! U van con! U lạy con! Con có thương thầy, thương u con đi ngay bây giờ cho u.
– So sánh: Các câu văn ngắn sắp xếp cạnh nhau, khiến lời nói trở nên nhát gừng, không mạch lạc. Trong khi đó trong văn cảnh này cách viết của tác giả thể hiện lối nói kể lể thiết tha, van vỉ của chị Dậu.
III. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
- Nếu… thì
- Bởi vì… nên…
- Hễ… thì…
- mới… đã…
Câu 2. Xác định quan hệ giữa các vế của các câu ghép sau:
- Tuy nhà xa nhưng Mạnh luôn đi học đúng giờ.
- Mật ong không chỉ dùng để làm đẹp da mà nó còn rất tốt cho sức khỏe.
- Mọi người đi, tôi cũng đi.
- Trời càng mưa to, nước sông càng dâng cao.
Gợi ý:
Câu 1.
- Nếu nó chăm chỉ hơn thì nó đã thi đỗ.
- Bởi vì đường trơn nên xe cộ đi lại khó khăn.
- Hễ cô ấy gọi cho tôi thì tôi sẽ mời cô ấy đi ăn.
– Cậu ấy mới đến, cô giáo đã yêu cầu lên bảng kiểm tra bài.
Câu 2.
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ tăng tiến
- Quan hệ tiếp nối
- Quan hệ nhân quả
Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép ở SGK và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
a.
– Quan hệ giữa vế câu “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi” và vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”: nguyên nhân – kết quả.
- Vế câu “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi” – kết quả
- Vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn” – nguyên nhân
– Quan hệ giữa vế câu “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn” với vế câu “Hôm nay tôi đi học”: giải thích.
b.
– Quan hệ giữa hai vế câu: điều kiện – kết quả.
– Vế câu “trong pho tàng lịch sử… lưu lại” – điều kiện, vế câu “cái cảnh tượng…” – kết quả.
c. Quan hệ giữa các vế câu: tăng tiến.
d. Quan hệ giữa các vế câu: tương phản.
e.
– Đoạn trích này có hai câu ghép.
– Quan hệ giữa hai vế trong câu thứ nhất: nối tiếp.
– Quan hệ giữa hai vế trong câu thứ hai: nguyên nhân – kết quả
- Vế “anh chàng hậu cần ông Lí…” – kết quả
- Vế “hắn bị chị…” – nguyên nhân
Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?
* Đoạn trích 1:
a. Các câu ghép là:
- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
b. Quan hệ giữa các vế câu ghép: nhân quả (trời thay đổi dẫn đến sự thay đổi của biển).
c. Không thể tách ra thành câu đơn. Vì như vậy sẽ làm mất đi quan hệ giữa các vế câu.
* Đoạn trích 2:
a. Các câu ghép là:
- Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.
- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống biển.
b. Quan hệ giữa các vế câu: quan hệ đồng thời
c. Không thể tách ra thành câu đơn. Vì như vậy sẽ làm mất đi quan hệ giữa các vế câu.
Câu 3. Trong đoạn trích ở SGK có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép ấy có tác dụng như thế nào trong miêu tả lời lẽ nhân vật.
– Hai câu ghép đó là:
- Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng…
- Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi…
– Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép thành một câu đơn
– Vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu ở vế câu kia.
– Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép ấy có tác dụng khiến cho lời lẽ của nhân vật thêm cụ thể, rõ ràng hơn.
Câu 4. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b. Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?
Gợi ý:
a.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai: điều kiện – kết quả.
- Không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì không thể hiện rõ được mối quan hệ này.
b. Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn:
– Thôi! U van con! U lạy con! Con có thương thầy, thương u con đi ngay bây giờ cho u.
=> Các câu văn ngắn sắp xếp cạnh nhau, khiến lời nói trở nên nhát gừng, không mạch lạc. Trong khi đó trong văn cảnh này cách viết của tác giả thể hiện lối nói kể lể thiết tha, van vỉ của chị Dậu.
II. Bài tập ôn luyện
Viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép.
Gợi ý:
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ-men, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng, bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn-xi luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn-xi có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ-men lại qua đời. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
Câu ghép: Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng, bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng.