Truyện Kiều là một trong những kiệt tác của Nguyễn Du. Trong chương trình học môn Ngữ văn 9, học sinh sẽ được tìm hiểu một số đoạn trích trong tác phẩm này, trong đó có “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Chị em Thúy Kiều, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh lớp 9 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn bài Chị em Thúy Kiều – Mẫu 1
Soạn văn Chị em Thúy Kiều chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
- Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia đình của Thúy Kiều.
– Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “mười phân vẹn mười”: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em.
- Phần 2. Tiếp theo đến “tuyết nhường màu da”. Miêu tả chân dung Thúy Vân.
- Phần 3. Tiếp theo đến “lại càng não nhân”. Miêu tả chân dung Thúy Kiều.
- Phần 4. Còn lại. Cuộc sống của hai chị em.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em
– Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu được về tên gọi và vị trí của hai nhân vật: Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
– Sau đó là giới thiệu về tính cách “mai cốt cách, tuyết tinh thần” – hình ảnh “mai”, “tuyết” đều gợi tả những vẻ đẹp cao quý.
– “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” – tuy hai chị em mang những vẻ đẹp riêng nhưng đều vẹn toàn.
2. Miêu tả chân dung Thúy Vân
– Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” – gợi vẻ đẹp sang trọng, cao quý.
– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
- “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
- “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.
- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
=> Qua ngoại hình, Nguyễn Du muốn dự báo trước về cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình yên, êm đềm.
3. Miêu tả chân dung Thúy Kiều
– Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.
– Ngoại hình:
- “Làn thu thủy”: làn nước mùa thu, “nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân – ý nói về vẻ đẹp của đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh: vẻ đẹp của Kiều còn khiến thiên nhiên phải ghen tị “ghen” – “hờn”. Đó giống như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy truân chuyên.
- “Nghiêng nước nghiêng thành” – vẻ đẹp tuyệt sắc của người phụ nữ có thể làm khuynh đảo đất nước.
– Tài năng:
- “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: sắc đẹp và tài năng đều khó có ai sánh nổi.
- “Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết
- “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca
– Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
4. Cuộc sống của hai chị em
– Hai câu đầu: Gợi cuộc sống của chị em Thúy Kiều sống trong cảnh giàu sang, quyền quý.
– Hai câu sau: Thúy Kiều và Thúy Vân luôn sống trong khuôn phép, chuẩn mực đạo đức, đúng với lễ giáo phong kiến.
Soạn văn Chị em Thúy Kiều ngắn gọn
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy tìm kết cấu cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
– Kết cấu của đoạn thơ:
- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát
- 4 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: cuộc sống của hai chị em
– Trình tự của đoạn thơ gắn liền với trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát đến chi tiết.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
– Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
- “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
- “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
– Thúy Vân có nét đẹp của một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu. Cuộc đời của nàng được dự báo sẽ bình yên, hạnh phúc.
Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
– Điểm giống:
- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Những hình tượng ấy cũng dự báo về cuộc đời, số phận nhân vật.
– Điểm khác:
- Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩn: miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để so sánh với Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn, dự báo cuộc đời êm đềm.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen tị, dự báo cuộc đời bất hạnh, truân chuyên.
Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
– Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.
- Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết.
- “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca.
- Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
– Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.
Câu 5. Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?
– Ý kiến: đúng đắn
– Lý do: Thời xưa, thiên nhiên vốn được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Khi so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân với thiên nhiên:
- Nguyễn Du sử dụng từ “thua”, “nhường” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân – sắc thái nhẹ nhàng.
- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều dùng từ “ghen”, “hờn” – sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều.
Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
– Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.
– Lý do:
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước nhằm làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Thúy Kiều (So bề tài sắc lại là phần hơn)
- Trước hết về số câu: Miêu tả Thúy Vân chỉ có 4 câu, trong khi Thúy Kiều là 12 câu.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ hiện lên qua ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả một cách toàn diện từ ngoại hình, tài năng đến tính cách.
Soạn bài Chị em Thúy Kiều – Mẫu 2
Câu 1. Hãy tìm kết cấu cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
– Kết cấu của đoạn thơ:
- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều.
- 4 câu thơ tiếp: Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu thơ tiếp: Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: Cuộc sống của hai chị em.
– Trình tự của đoạn thơ gắn liền với trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát đến chi tiết.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
– Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
- “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
- “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
– Thúy Vân mang nét đẹp phúc hậu. Cuộc đời dự báo sẽ bình yên, hạnh phúc.
Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
– Điểm giống:
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng ước lệ.
- Hình ảnh dự báo về cuộc đời, số phận.
– Điểm khác:
- Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để so sánh với Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn, dự báo cuộc đời êm đềm.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen tị, dự báo cuộc đời bất hạnh, truân chuyên.
Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
– Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.
- Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết.
- “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca.
- Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
– Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.
Câu 5. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?
Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì thời xưa, thiên nhiên được coi là chuẩn mực của cái đẹp:
- Nguyễn Du sử dụng từ “thua”, “nhường” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân – sắc thái nhẹ nhàng.
- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều dùng từ “ghen”, “hờn” – sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều.
Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Nguyên nhân là vì:
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước nhằm làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Thúy Kiều (So bề tài sắc lại là phần hơn)
- Trước hết về số câu: Miêu tả Thúy Vân chỉ có 4 câu, trong khi Thúy Kiều là 12 câu.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ hiện lên qua ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả một cách toàn diện từ ngoại hình, tài năng đến tính cách.
=> Vẻ đẹp của Thúy Kiều là hoàn hảo khiến cho tạo hóa cũng phải ghen tị.
Soạn bài Chị em Thúy Kiều – Mẫu 3
Câu 1.
– Kết cấu của đoạn thơ:
- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều.
- 4 câu thơ tiếp: Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu thơ tiếp: Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: Cuộc sống của hai chị em.
– Kết cấu ấy có liên quan chặt chẽ với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả: Tác giả đã đi từ khái quát đến cụ thể, giới thiệu về chị em Thúy Kiều, sau đó miêu tả vẻ đẹp của từng người.
Câu 2.
– Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
- “khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn
- “nét ngài nở nang”: đôi lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp
- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”: vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
– Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách: Vẻ đẹp phúc hậu, cuộc đời bình yên.
Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Điểm giống và khác với Thúy Vân:
– Điểm giống:
- Hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ.
- Hình ảnh dự báo về cuộc đời, số phận.
– Điểm khác:
- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để so sánh với Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn, dự báo cuộc đời êm đềm.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen tị, dự báo cuộc đời bất hạnh, truân chuyên.
Câu 4.
– Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.
- Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết.
- “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca.
- Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
– Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.
Câu 5.
– Quan điểm cá nhân: Đúng/Không đúng
– Giải thích:
- Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho “mây thua, tuyết nhường”: sắc thái nhẹ nhàng, dự báo về một cuộc đời bình yên, êm đềm.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”: sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều.
Câu 6.
– Trong bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, bức dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.
– Lí do:
- Nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, để thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn.
- Dung lượng: Miêu tả Thúy Vân chỉ có 4 câu, trong khi Thúy Kiều là 12 câu.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ hiện lên qua ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả một cách toàn diện từ ngoại hình, tài năng đến tính cách.
=> Vẻ đẹp của Thúy Kiều là tài sắc vẹn toàn, thiên nhiên tạo hóa phải đố kị.