Câu 1: Những từ in đậm trong các câu sau đây biểu thị nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa tình thái đã học:
– Trăm lạy mẹ, con cam chịu tội cùng mẹ. (1)
(Sơn Hậu)
– Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang. (2)
(Nguyễn Phan Hách – Hương ổi)
– Tôi liền gật đầu, chạy vút đi. (3)
(Nguyên Hồng – Mợ Du)
– Tao không thể là người lương thiện nữa. (4)
– Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bungjt hì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi cả nhà cụ bá. (5)
– Trời nắng lắm, nên đường vắng. (6)
(Nam Cao – Chí Phèo)
– Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không hể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. (7)
(Nam Cao – Đời thừa)
– Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ. (8)
(Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô)
Gợi ý:
– Cam: Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
– Vẫn: Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
– Liền: Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra đồng thời.
– Không thể: Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
– Có lẽ: Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
– Nên: Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
– Không thể không: Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
– Sẽ: Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
Câu 2: Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái giữa các câu (a), giữa các câu (b) và giữa các câu (c) sau đây:
a. Trời mưa mất!
Trời mưa chắc?
b. Xong rồi nhỉ!
Xong rồi mà!
c. Ăn rồi nhỉ!
Ăn đi mà!
Gợi ý:
a. Mất và chắc: Hướng tới sự việc.
- Mất → phỏng đoán về nguy cơ chưa chắc chắn xảy ra. Đây còn là sự đánh giá tiêu cực nên không đi với những trường hợp tích cực.
- Chắc → phỏng đoán về một sự việc còn nửa tin, nửa nghờ – không hàm ý tiếu cực hay tích cực, có thể đi với cả hai.
b. Nhỉ và mà: Hướng tới sự việc
- Nhỉ → phỏng đoán khả năng sự việc xảy ra chưa chắc chắn
- Mà → khẳng định một sự việc để đáp lại một thái độ nghi ngại.
c. Nhỉ và mà: Hướng tới người đối thoại.
- Nhỉ → Thân mật, tin chắc vào nhận định của mình, có ý chờ sự đồng tình của người nghe về nhận định đó.
- Mà → hướng tới người dối thoại, thúc giục.
Câu 3: Cho các sự việc gồm các yếu tố: (1) chủ thể là “bác ấy”; (2) hành động “thưởng”; (3) người được thưởng là “em tôi”; và (4) vật thưởng là “ba cuốn sách”. Hãy viết những câu khác nhau để diễn đạt:
a. Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
b. Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.
c. Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
d. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí.
đ. Nghĩa tình thái chỉ số lượng vật thưởng là nhiều.
e. Nghĩa tình thái chỉ số lượng vật thưởng là ít.
Gợi ý:
a. Bác ấy đã thưởng cho em tôi ba cuốn sách
b. Bác ấy tính sẽ thưởng cho em tôi ba cuốn sách
c. Hình như bác ấy muốn thưởng cho em tôi ba cuốn sách
d. Bác ấy tính phải thưởng cho em tôi ba cuốn sách
đ. Bác ấy thưởng cho em tôi những ba cuốn sách
e. Bác ấy chỉ thưởng cho em tôi ba cuốn sách