Soạn Văn 9: Làng dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo để hiểu rõ hơn về hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét,với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất.
Contents
Khái quát về nhà văn Kim Lân
a. Tiểu sử nhà văn Kim Lân
Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Do hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.
Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.
Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
b. Sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân
Trong cả hai giai đoạn sáng tác (trước và sau năm 1945), tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay.
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là “những thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,…
Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật hà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
Khác với tư tưởng của các cây viết cùng đề tài, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân vật nghèo vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa. Hình ảnh làng quê và người nông dân trong các tác phẩm của Kim Lân không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời và sáng ngời lên những phẩm chất đáng trân trọng và ngợi ca
Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn năm 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn năm 1962).
Soạn bài Làng mẫu 2
1. Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có được lượt bỏ phần đầu.
2. Bố cục
Văn bản được chia làm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian.
– Phần 2: Tiếp theo đến đôi phần: Tâm trạng xấu hổ, đau buồn của ông Hai những ngày sau đó.
– Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai sau khi hay tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính.
3. Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Làng
– Nội dung: Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
– Nghệ thuật: Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.
4. Tóm tắt truyện ngắn Làng
Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn đắng lại, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tệ hơn, mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe khắp nơi về làng Chợ Dầu của mình với tâm trạng hãnh diện, hạnh phúc.
Soạn bài Làng mẫu 3
Tóm tắt:
Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu …vui quá!): Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tình huống truyện: Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc:
+ Khi nghe tin xấu: Ông sững sờ, xấu hổ, uất ức; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.
– Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.
– Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: Ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.
Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình.
– Qua lời trò chuyện, ta thấy:
+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.
+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.
– Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Chân thực, sâu sắc, sinh động
– Ngôn ngữ nhân vật: Khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.
Luyện tập
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Phân tích đoạn văn: Ông lão náo nức…đi đôi phần.
– Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, gần gũi đời sống hằng ngày.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước: Quê hương (Tế Hanh)
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
+ Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh):
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
– Nét riêng của truyện Làng: Thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Làng bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Làng
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới