Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Nói giảm, nói tránh, được chúng tôi đăng tải sau đây với mong muốn giúp các em học sinh nắm rõ hơn về biện pháp tu từ này.
Tài liệu dành cho học sinh lớp 8 khi muốn chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Soạn bài Nói giảm, nói tránh – Mẫu 1
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh
1. Những từ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt đó.
– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
–
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
– Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
(Hồ Phương, Thư nhà)
– Các từ in đậm trong các câu sau đều dùng để nói đến cái chết.
– Việc sử dụng các từ ngữ in đậm nhằm giảm bớt đi sự đau thương, mất mát.
2. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Việc dùng từ “bầu sữa” được tác giả sử dụng để tránh gây cảm giác thô tục, thiếu lực sự. Đồng thời, nhà văn cũng diễn tả được tình cảm ngây thơ của đứa trẻ dành cho mẹ.
3. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
– Con dạo này lười lắm.
– Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Gợi ý:
– Cách nói thứ nhất: Con dạo này lười lắm – cách nói trực tiếp, mang thái độ gay gắt, không hài lòng.
– Cách nói thứ hai: Con dạo này không được chăm chỉ lắm – cách nói gián tiếp, ngầm nhắc nhở một cách tế nhị.
II. Luyện tập
Câu 1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a. Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
c. Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thính.
d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa nên chú rất thương nó.
Câu 2. Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:
– Anh nên hòa nhã với bạn bè.
– Anh không nên ở đây nữa.
– Xin đừng hút thuốc trong phòng.
– Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
– Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
Câu 3. Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh không được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
Gợi ý:
– Cô ấy hát không được tốt cho lắm.
– Căn nhà này không được sạch sẽ.
– Anh ta thiếu nghiêm túc trong học tập
– Gia đình chị ấy không được khá giả lắm.
– Mối quan hệ của chúng tôi không được thân thiết.
Câu 4. Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Tình huống không nên dùng nói giảm nói tránh: Khi người nghe cần nhận thức bản chất của vấn đề thì nên nói thẳng thắn.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng trong các câu sau:
a.
Áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
b. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
(Lão Hạc, Nam Cao)
c.
Đã ngừng đập một quả timĐã ngừng đập một cánh chim đại bàng
(Gửi lòng con đến cùng cha, Thu Bồn)
d.
Gió đưa cây cải về trờiRau răm ở lại chịu lời đắng cay
(Ca dao)
Câu 2. Đặt hai câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
Câu 3. Điền các từ sau vào chỗ trống: nằm xuống, thành công, hòa đồng, thân thiện.
a. Tuy anh ấy đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không…
b. Các bác sĩ đã cố gắng, nhưng bà tôi…
c. Cậu ấy mới chuyển đến nên không được… với bạn bè.
d. Tôi và anh ta không được… cho lắm.
Gợi ý:
Câu 1.
a. Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng ở: về đất
b. Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng ở: nhắm mắt
c. Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng ở: đã ngừng đập một quả tim
d. Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng ở: về trời.
Câu 2.
– Cậu nói như vậy có vẻ không được thiện chí đâu.
– Những bông hoa trong vườn đều không còn tươi nữa.
– Xin cậu hãy đi khỏi căn phòng này ngay!
– Mời anh hợp tác cùng chúng tôi về đồn công an.
– Con không nên đi chơi về quá muộn như vậy!
Câu 3.
a. Tuy anh ấy đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không thành công.
b. Các bác sĩ đã cố gắng, nhưng bà tôi không qua khỏi.
c. Cậu ấy mới chuyển đến nên không được hòa đồng với bạn bè.
d. Tôi và anh ta không được thân thiết cho lắm.
Soạn bài Nói giảm, nói tránh – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a. Khuya rồi, mời bà đi nghỉ .
b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
c. Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thính .
d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa nên chú rất thương nó.
Câu 2. Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:
– Anh nên hòa nhã với bạn bè.
– Anh không nên ở đây nữa.
– Xin đừng hút thuốc trong phòng.
– Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
– Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
Câu 3. Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh không được hay lắm”. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
Gợi ý:
– Cô ta không được xinh đẹp cho lắm!
– Anh ấy không được giỏi giang lắm!
– Bác ấy không được đảm đang cho lắm!…
Câu 4. Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
Tình huống không nên dùng nói giảm nói tránh: Khi người nghe cần nhận thức bản chất của vấn đề thì nên nói thẳng thắn.
II. Bài tập ôn luyện
Viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
Gợi ý:
Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nhờ có tình yêu đó mà con người không ngừng cố gắng để xây dựng và phát triển quê hương, dựng xây đất nước. Một thứ tình cảm đầy thiêng liêng luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao mất mát, đau thương. Nhưng không thời nào là không có anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù. Không thời nào là nhân dân không chung lòng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Nhưng những năm tháng hào hùng nhất có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam – Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái – họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Họ mang trong trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương, để rồi không ngại hy sinh thân mình vì chính mảnh đất ấy. Ngày hôm nay, khi nhân loại được hưởng nền hòa bình hiếm hoi. Tình yêu quê hương, đất nước có lẽ xuất phát từ những điều thật bình dị. Đó có thể là lòng biết ơn, yêu mến những người đã sinh ra, dạy dỗ chúng ta. Hay là mong muốn học tập để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay được sống trong một thế giới hòa bình, cần phải ý thức giữ gìn tình yêu quê hương, đất nước.
Nói giảm nói tránh: Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái – họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. (ra đi – chết)