Trong thực tế cuộc sống, khi cùng gặp phải khó khăn, ai lạc quan, nhìn ra được một tương lai tươi sáng thì người đó có tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo. Còn ai nhìn thấy mọi vấn đề khó khăn, nhìn ra một bức tranh u ám thì người đó có tố chất để trở thành nhà quản lý.
Hiện nay, việc phân biệt lãnh đạo và quản lý không rõ ràng. Nhiệm vụ, vai trò…chồng chéo với nhau gây ra khó khăn trong công tác vận hành của doanh nghiệp. Cùng JobsGO phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng này nhé!
1. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý
- Lãnh đạo hay còn được biết đến với thuật ngữ Leader. Đây là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Lãnh đạo là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của các nhà lãnh đạo là làm tư tưởng, tạo động cơ hoạt động cho mọi người.
- Quản lý hay còn được biết đến với thuật ngữ Manager. Đây là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.
>> Tìm ngay việc làm vị trí Quản lý
Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Cả hai đều ảnh hưởng, hướng tới mục tiêu và làm việc với con người. Lãnh đạo và quản lý thường đi cùng nhau nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Phân biệt lãnh đạo và quản lý là công việc còn nhiều khó khăn.
2. Phân biệt lãnh đạo và quản lý
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Một số điểm khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý
- Lãnh đạo là người cải tiến, cách tân còn quản lý là người trông nom.
- Lãnh đạo là một nguyên bản thì quản lý là người copy.
- Lãnh đạo đưa ra ý tưởng, quản lý là người thực thi nó.
- Lãnh đạo tập trung vào phát triển, quản lý chú trọng việc duy trì.
- Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề con người, quản lý chú trọng tới hệ thống & cấu trúc.
- Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin. Quản lý duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành.
- Lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cái nhìn bao quát, chiến lược, dài hạn. Quản lý tập trung vào mục tiêu ngắn hạn.
- Lãnh đạo hỏi : “Cái gì? Tại sao?”. Quản lý hỏi: “Làm sao? Như thế nào? Khi nào?”. Cần giỏi lãnh đạo trước, giỏi quản lý sau. Vì có “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!
- Lãnh đạo tìm cách thay đổi thực trạng, quản lý thừa nhận nó.
- Lãnh đạo là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể. Quản lý là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể.
Đó là một số điểm cơ bản khi phân biệt lãnh đạo và quản lý!
Theo quan điểm của Kotter, Drucker
Theo Max Du Pree – người điều hành Herman Miller từ 1980 đến 1987 thì trách nhiệm của người lãnh đạo là nhận định thực tại. Cuối cùng là lời cảm ơn. Nhà lãnh đạo vừa là một người đầy tớ và vừa là con nợ. Đây là quá trình để trở thành nhà lãnh đạo đích thực.
Theo Peter Drucker, công việc của nhà quản lý có 5 hoạt động cơ bản. Đó là thiết lập mục tiêu; tổ chức; thúc đẩy; đo lường; phát triển bản thân và nhân viên. (Trích “Quản lý: Nhiệm vụ, Trách nhiệm và Thực tiễn” – “Management: Tasks, Responsibilities and Practices”). Quá trình để 5 bước này lặp đi lặp lại theo một chu trình khi mà nhà lãnh đạo xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn của mình.
Còn theo tiến sĩ John Kotter – đại học Harvard thì khi phân biệt lãnh đạo và quản lý có sự khác nhau cơ bản. “Quản lý là tập hợp các quy trình để duy trì hoạt động của một tổ chức, họ cố gắng đạt được mục tiêu kinh doanh của quý này”. Lãnh đạo việc liên kết giữa con người với tầm nhìn, là sự cam kết, liên lạc, tạo động lực và truyền cảm hứng.
Lăng kính khác nhau
Với cùng một tình huống, một sự việc, một thời điểm và hoàn cảnh giống nhau nhưng lại có hai nhóm người với góc nhìn trái ngược hoàn toàn.
- Nhóm đầu tiên cho rằng tình hình rất sáng sủa, tương lai tươi sáng. Tình huống đó là cơ hội phát triển tốt cho họ. Đó là nhà lãnh đạo.
- Nhóm còn lại cho rằng tình hình rất tối tăm, khó khăn, cản trở. Tình huống đó có nguy cơ gây ra thất bại cho họ. Đó là nhà quản lý.
Vậy nên nếu bạn đang gặp khó khăn thì hãy gặp nhà lãnh đạo. Họ sẽ tạo cho bạn một động lực, một niềm tin và truyền niềm cảm hứng bất tận cho bạn. Còn nếu bạn đang muốn khởi nghiệp, đầu tư hay bắt đầu kinh doanh thì hãy gặp nhà quản lý. Họ sẽ vạch ra các rủi ro có thể xảy ra để bạn có thể phòng tránh chúng.
Do the right things – Do the things right
Lãnh đạo là người làm đúng việc – do the right things. Quản lý là người làm việc đúng – do the things right. Sau khi nhà lãnh đạo đưa ra chiến lược thì quản lý sẽ là người kiểm soát xem công việc có đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo không. Nếu lãnh đạo đưa ra chiến lược sai thì cho dù nhà quản lý có làm đúng thì công việc cũng không thể thành công.
Lãnh đạo người từ “không” thành “có” – Quản lý người giữ cái “đang có” không bị biến thành “không”
Khi phân biệt lãnh đạo và quản lý, bạn sẽ thấy lãnh đạo như linh hồn của cơ thể. Họ xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Tầm nhìn của họ dài hạn, xa đến 3 – 5 – 10 năm. Lãnh đạo nhìn thấy triển vọng trong lúc khó khăn nhất. Họ là người đốt lửa để thổi bùng nguồn năng lượng của nhân viên.
Dẫn dắt, tạo dựng, củng cố niềm tin cho cộng sự là công việc của Lãnh đạo. Họ tạo từ “không” thành “có” để xây dựng, phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn.
Quản lý lại là phần thể xác của cơ thể. Đây là những người dùng tư duy để kiểm soát, giám sát. Công việc của họ gắn liền với con số, giải quyết vấn đề ở thực tại.
Đối với các nhà quản lý thì hiện tại là quan trọng nhất. Quản lý giữ những thứ “đang có” – tài sản không bị biến thành “không”.
Cộng sự của lãnh đạo và quản lý
Những nhân viên, cộng sự của các nhà lãnh đạo là những người tự nguyện. Những người này luôn trung thành, sẵn sàng hi sinh, xả thân với công việc.
Do tính chất công việc nên xung quanh những nhà quản lý là những cộng sự biết phục tùng. Họ lắng nghe và luôn tuân thủ theo đúng kỷ luật, hoàn thành đúng chỉ tiêu được giao.
Kỹ năng cần thiết
- Đối với các nhà lãnh đạo, họ cần:
- Uy tín cá nhân cao. Chỉ khi nhân viên tin, phục thì họ mới có thể lãnh đạo được tập thể
- Có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng để đưa ra những chiến lược đúng đắn
- Phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý
- Đối với các nhà quản lý, họ cần:
- Hiểu và tuân theo các quyết định của lãnh đạo
- Có tính kỷ luật cao
- Tỉ mỉ, cẩn thận, luôn theo dõi sát sao các chi tiết
- Có trình độ chuyên môn tương ứng với công việc
Lãnh đạo cần có trình độ cao hơn người quản lý. Người quản lý thì cần tính chuyên môn cao hơn.
>> Đọc ngay ” Nên chọn phụ nữ làm lãnh đạo vì 5 điều này ”
3. Từ nhà Quản lý thành nhà Lãnh đạo
Theo Michael Watkins thì người quản lý có thể trở thành người lãnh đạo. Quá trình chuyển biến gồm bảy bước quan trọng. Bảy bước đó là:
Bước 1. Từ chuyên gia trở thành nhà quản trị tổng hợp
Bước 2. Từ nhà phân tích trở thành người hợp nhất chuyên môn
Bước 3. Từ nhà chiến thuật trở thành chiến lược gia
Bước 4. Từ thợ hồ trở thành kiến trúc sư
Bước 5. Từ người giải quyết vấn đề trở thành người hoạch định
Bước 6. Từ chiến binh trở thành nhà ngoại giao
Bước 7. Từ thành viên hỗ trợ trở thành vai trò lãnh đạo.
4. Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý
Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị. Và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó.
Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt, hỗ trợ nhau…Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò, công việc của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định hiện nay..
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)