Tài chính – ngân hàng là ngành học thu hút số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển rất lớn trong mỗi mùa tuyển sinh. Vậy, học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Tại Đại học Đại Nam, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng học gì?
Tài chính ngân hàng là ngành học đầu tiên được đào tạo tại Trường Đại học Đại Nam. Tại đây, sinh viên được đào tạo để nắm vững kiến thức chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bên cạnh các kiến thức nền tảng, sinh viên còn được học các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp và các nghiệp vụ khác như bảo hiểm, thuế, hải quan, ngân sách Nhà nước, kho bạc Nhà nước…; kỹ năng chuyên môn phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ…
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu là quan tâm hàng đầu của các bạn thí sinh.
Trong năm học 2021 – 2022, khoa Tài chính ngân hàng sẽ đưa 2 môn mới là: Ngân hàng số và Tài chính cá nhân vào giảng dạy.
Tại Đại học Đại Nam, sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra TOEIC là 550 điểm. Song song đó, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng sẽ trang bị thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, đàm phán, thương lượng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đặc biệt, sinh viên sẽ thực hành ngay trên các phần mềm nghiệp vụ ngân hàng ngay trên giảng đường; đi thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng lớn ngay từ năm nhất đại học.
Khoa có quan hệ hợp tác truyền thống và sâu sắc với các NHTM (Agribank, ViettinBank, Techcombank, ACB, BIDV, SCB, VPBank, OCB…) và các doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán (VnDirect), thẩm định giá (VNVC)… Các bên thường xuyên có những trao đổi về chuyên môn, hội thảo; đồng thời triển khai thường kỳ các chương trình thực tập sinh và các chương trình học bổng dành cho các sinh viên các có thành tích học tập tiêu biểu. Do đó, sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát thực tế, tiếp thu kinh nghiệm.
Hàng năm, sinh viên Tài chính ngân hàng Đại học Đại Nam còn có cơ hội nhận được các suất học bổng có giá trị cao đến từ các doanh nghiệp, đối tác lâu năm của khoa và Nhà trường.
Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Làm gì?
- Chuyên viên phân tích về tài chính, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên tư vấn tài chính.
- Chuyên viên thu hồi nợ, chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, doanh nghiệp.
- Tổ chức, điều hành công tác tài chính và kế toán hoặc tư vấn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ.
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng
Sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng Đại học Đại Nam thực hành, thực tiễn tại các ngân hàng.
Ở đâu?
- Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính
- Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
- Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
- Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Lương bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm từ 8-12 triệu. Chế độ đãi ngộ tăng theo năng lực, thâm niên, kinh nghiệm.
Giá trị bằng cấp ngành Tài chính ngân hàng Đại học Đại Nam
Sinh viên Tài chính – ngân hàng DNU tham quan trung tâm ngân hàng số BIDV.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trường Đại học Đại Nam cấp bằng Cử nhân Tài chính ngân hàng theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Bên cạnh văn bằng chính quy này, sinh viên có thêm các chứng chỉ khác như Tin học, Ngoại ngữ, các khóa đào tạo kỹ năng…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu và học tập lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước lĩnh vực Tài chính ngân hàng; tiếp tục học chứng chỉ hành nghề chuyên viên phân tích Tài chính chuyên nghiệp (CFA).
Sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng Đại học Đại Nam tại Lễ vinh danh Thủ khoa các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội.
Sự thành công của các sinh viên là minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị của tấm bằng cử nhân Tài chính ngân hàng – Đại học Đại Nam. Nhiều cựu sinh viên của Khoa đang giữ những chức vụ quan trọng tại các tổ chức lớn như: Anh Lê Quang Trung – Giám đốc PGD Văn Phú ngân hàng ACB; Chị Nguyễn Thị Duy Thương – Phó phòng đối tác khối khách hàng doanh nghiệp ngân hàng PVCombank; Chị Đặng Minh Phương – Thủ khoa tốt nghệp DNU 2014 làm việc tại Sở Tư pháp TP. Hà Nội…
2 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT: điểm trúng tuyển theo ngưỡng đảm bảo chất lượng. (Năm 2020 điểm chuẩn ngành TCNH là 15 điểm).
Phương thức 2: Xét tuyển học bạ: xét 03 môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12, điểm nhận hồ sơ từ 18 điểm.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY
Đào Hà