– DVI connector: là ngõ vào tín hiệu màu dạng số Digital. 1 số màn hình có thể không có ngõ vào này. Khi kết nối ngõ này thì chất lượng hình ảnh tốt hơn và những màn hình này người ta còn gọi là màn hình số. Nếu dùng ngõ VGA thì cả 2 phía phát cũng phải chuyển đổi digital sang analog và bên màn hình cũng phải chuyển đổi lại analog sang digital thêm 1 lần nữa, nên độ suy hao tăng và nhiễu cũng tăng lên. Do đó, dùng ngõ DVI là tốt hơn VGA.
– IC Scale: là khối thực hiện các chức năng ADC và xử lý tín hiệu hình ảnh số RGB sang tín hiệu LVDS (Low Volt Differential Signal: Tín hiệu vi phân điện áp thấp) để cấp cho panel lcd. Tín hiệu LVDS là tín hiệu có 2 mức, 0 hoặc 1.2V có tốc độ cao và nhiễu thấp nhất. Bên trong IC scale còn có SDRAM để lưu tạm dữ liệu mà IC này xử lý xong truyền sang Panel lcd qua cáp LVDS.
– IC MCU hay MICOM : là IC điều khiển hệ thống, kết nối với key bo để nhận lệnh điều khiển các chức năng như độ sáng, constract, gamma, Power on/ off …đưa tín hiệu điều khiển đến khối cao áp để ON/OFF cao áp, chỉnh sáng tối. Các mainbo đời mới thì IC Scale và Micro được gom thành 1 IC.
– IC EEFROM: kết nối với MCU để lưu trữ dữ liệu điều khiển hiển thị.
– Panel LCD: để chuyển đổi dữ liệu LVDS từ IC Scale thành hình ảnh.
– REGU: Các nguồn ổn áp Regu 3.3V và Regu 1.8V lấy từ nguồn 5V để cấp cho IC scale và MCU.
– Invert bo: là mạch nhận nguồn (12-24)V để tạo ra điện áp cao (HV) từ 300V – 1.6KV, cấp cho đèn catot lạnh CCFL gắn trên panel tạo ánh sáng nền. Đổi với lcd dùng chiếu sáng bằng led thì đèn cao áp được thay bằng led và bo mạch này dùng tạo áp cấp cho led chiếu sáng. Và người ta gọi là lcd -led. Thực chất chỉ cải tiến hệ thống chiếu sáng led để tiết kiệm năng lượng mà thôi.
– PSU: là khối cấp nguồn lấy điện áp AC in từ (90 -260)V chuyển thành (12 – 24)V cấp cho INVERT và +5V cấp cho mainbo và panel lcd. Các màn hình lcd bo nguồn và bo HV hay Led drive có thể gộp chung thành 1 bo, thậm chí có máy gộp cả mainbo và bo nguồn cao áp thành 1 bo duy nhất như các máy của hãng Dell.
I. Thực hành: Hướng dẫn
1. Cách kết nối – điều chỉnh màn hình lcd.
– Đấu nguồn.
– Đấu VGA, DVI.
– Điều chỉnh các chức năng: Bright, constract….
2. Tháo ráp màn hình lcd.
3. HD quan sát, nhận biết các khối chức năng bên trong màn hình lcd thực tế, phân biệt các thành phần chính theo sơ đồ khối đã học.
BÀI 2 – KHỐI NGUỒN CẤP CỦA MÀN HÌNH LCD
A. Sơ đồ khối chức năng:
sửa chữa tivi tại nhà uy tín
A. Nhiệm vụ của các khối chức năng:
· Line filter part: là mạch lọc thông thấp loại trừ các nhiễu tần số cao trên đường truyền AC gây ra.
· AC rectifier and filter: Nắn điện áp AC thành áp DC và lọc san bằng áp DC.
· Transformer: là biến áp xung cách ly có nhiệm vụ chuyển đổi xung điện áp cao bên sơ cấp thành xung điện áp thấp sang phần thứ cấp để lấy điện áp ra theo ý muốn.
· OSC & PWM Control and SW OUT: Cùng với biến áp xung chuyển đổi áp DC thành AC có tần số cao 100khz và điều khiển điều chế độ rộng xung để thay đổi điện áp ra theo ý muốn.
· Output rectifier and filter: là mạch nắn và lọc điên áp ra DC 5V cấp cho Mainbo và 12V cấp cho mạch Invert.
· Erro detector and Amp: lấy hồi tiếp điện áp để so sánh dò sai lệch nhằm thực hiện chức năng ổn định điện áp ra.
· Opto coupler isolation: IC quang thực hiện hồi tiếp điện áp có cách ly cấp cho mạch điều chế xung thực hiện việc thay đổi độ rông xung đảm bảo áp ra luôn ổn định.
B. Phân tích 1 số mạch nguồn cấp thông dụng của màn hình lcd:
1. Mạch nguồn cấp của màn hình lcd Samsung 943NW, 943NWX:
– Sơ đồ mạch điện :
– Hình ảnh bo mạch: