Câu hỏi:
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm?
A. Di tích, lễ hội
B. Di tích, khí hậu
C. Lễ hội, địa hình
D. Địa hình, di tích
Đáp án đúng A.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích, lễ hội, Các di tích văn hóa – lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa – lịch sử,.
Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng
Vấn đề phát triển thương mại, du lịch:
Thứ nhất: Về thương mại:
Nội thương:
– Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng.
– Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể).
Ngoại thương:
– Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.
– Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
– Các mặt hàng nhập khẩu: chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
– Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là: khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
Thứ hai: Về du lịch
– Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
– Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cacxtơ (vịnh Hạ Long, động Phong Nha…) có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
+ Khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà…) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên; vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
+ Sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
– Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di tích văn hóa – lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
+ Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa – lịch sử.
+ Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.