Kính áp tròng là một phụ kiện làm đẹp rất hiệu quả. Tuy nhiên đi kèm theo nó là biết bao rắc rối và rủi ro nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách. Trong bài viết này Angel Eyes sẽ liệt kê các vấn đề thường gặp phải với kính áp tròng cũng như cách giải quyết với mỗi trường hợp. Các bạn hãy đọc hết để khỏi bâng khuâng và biết cách xử lý khi gặp phải những vấn đề này nhé.
Contents
- 1 CẢM GIÁC LẦN ĐẦU ĐEO LENS
- 2 ĐEO LENS XONG BỊ CỘM MẮT
- 3 ĐEO LENS BỊ NHỨC MẮT
- 4 ĐEO LENS BỊ MỎI MẮT
- 5 TẠI SAO ĐEO LENS BỊ CAY MẮT?
- 6 ĐEO LENS BỊ ĐỎ MẮT
- 7 TẠI SAO ĐEO LENS BỊ MỜ ?
- 8 CÁCH BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG KHI KHÔNG SỬ DỤNG
- 9 CÁCH KIỂM TRA KÍNH ÁP TRÒNG
- 10 DIA KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?
- 11 GRAPHIC DIA KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?
- 12 CÁCH ĐEO LENS
- 13 CÁCH THÁO LENS
- 14 CÁCH BẢO QUẢN LENS
- 15 CÁCH PHÂN BIỆT MẶT LENS ĐÚNG VÀ SAI
- 16 LƯU Ý SỬ DỤNG LENS CẬN LOẠN
- 17 ĐỊA CHỈ MUA KÍNH ÁP TRÒNG UY TÍN
CẢM GIÁC LẦN ĐẦU ĐEO LENS
Đối với các bạn lần đầu đeo lens, chắc chắn ai cũng sẽ mang cảm giác hồi hộp, sợ đau hoặc cộm vì phải đưa cả chiếc lens vào mắt. Lần đầu đeo lens, mắt của 1 số bạn sẽ phản ứng chớp lại khi lens sắp được đưa vào. Chỉ cần tập khoảng 10- 15 phút, mắt của các bạn sẽ thích nghi với việc đeo lens và không còn phản ứng chớp mắt nhiều nữa.Lần đầu đeo lens, chắc chắn mắt của bạn sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của kính áp tròng. Đừng lo lắng, đây chỉ là cảm giác mắt bạn đang điều tiết làm quen với lens thôi, cảm giác này sẽ hết sau 1 khoảng thời gian bạn đã quen khi mang lens.
Điều quan trọng khi lần đầu đeo lens là bạn nên ngâm lens trước khoảng 4 – 6 tiếng với nước ngâm, để lens tan hết các chất bảo quản rồi thay nước ngâm mới để sử dụng.
ĐEO LENS XONG BỊ CỘM MẮT
Vấn đề cộm mắt khi đeo lens sẽ xảy ra với nhiều nguyên nhân. Nhưng thường các nguyên nhân chính như bán kính cong của lens ( BC ) không hợp với mắt, lens bị trầy rách, xước viền hoặc trong thời gian mang lens có bụi bay vào mắt. Dù là nguyên nhân nào thì đeo lens xong bị cộm mắt sẽ không dễ chịu chút nào. Việc đầu tiên các bạn nên làm chính là tháo lens ra ngay, sau đó dùng nước nhỏ mắt chuyên dùng cho lens để làm dịu tình trạng đau cộm ở mắt.
Sau đấy, là lúc chúng ta kiểm tra lại tình trạng của lens có bị trầy rách hay xước viền hay không? Trên mặt lens có bị bám mảng ghèn hoặc bụi gây khó chịu khi đeo. Nếu cả 2 trường hợp trên đều không phải thì chắc chắn bạn kiểm tra lại xem bạn đã đeo đúng mặt lens chưa? Nếu những vấn đề trên đều không có nhưng tình trạng cộm vẫn không hết thì bạn phải thay mẫu lens mới vì BC không hợp với mắt.
ĐEO LENS BỊ NHỨC MẮT
Chắc chắn các bạn mới bắt đầu đeo lens sẽ không hiểu tình trạng nhức mắt khi đeo lens là gì?
Đeo kính áp tròng không đúng độ cận loạn sẽ gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt hoặc đau mắt, do đó, trước tiên bạn cần tới phòng khám nhãn khoa để đo lại độ cận. Với các bạn cận trên 3 độ nên chọn kính áp tròng giảm độ từ 0.25 – 0.5 để mắt nhìn tốt hơn. Thường độ của lens sẽ thấp hơn độ của kính từ 0.25 – 0.5 độ.
ĐEO LENS BỊ MỎI MẮT
Hiện tượng mỏi mắt khi mang lens xảy ra khi bạn mang lens không đúng độ cận hoặc bạn mang lens suốt thời gian dài khiến mắt điều tiết quá nhiều mà không được cung cấp độ ẩm qua việc nhỏ mắt khi mang lens.
TẠI SAO ĐEO LENS BỊ CAY MẮT?
Nếu đôi lens bạn đã từng sử dụng bỗng nhiên bị cay thì có thể nguyên nhân chính là ở thành phần nước ngâm không hợp với mắt và lens khiến lens bị cay. Có 1 số trường hợp khác lens sẽ bị cay nếu như bạn lỡ để lens tiếp xúc với nước máy bình thường hoặc nước mưa sẽ khiến lens bị cay. Trường hợp này bạn nên dùng đôi lens khác vì dù có ngâm lại với nước ngâm mới thì lens vẫn sẽ bị cay, không tiếp tục sử dụng được.
ĐEO LENS BỊ ĐỎ MẮT
Hiện tượng đỏ mắt khi dùng lens xảy ra chủ yếu do:
Giác mạc thiếu oxy: Đây là trường hợp khi bạn sử dụng lens được làm từ chất liệu thông thường không đảm bảo và không cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc. Nếu như bạn là người bị cận thị nặng thì lens càng dày, từ đó lượng oxy được cung cấp cho mắt sẽ ít đi.
TẠI SAO ĐEO LENS BỊ MỜ ?
1 Chưa rửa sạch tay trước khi đeo, chất bẩn trên tay sẽ bám vào làm mờ bề mặt kính, khi đó ta chỉ cần tháo kính ra, dùng dung dịch ngâm rửa lại là đeo tiếp được.2 Miếng kính không bị bẩn, nhưng bị những chất dịch tiết ra từ tuyến lệ trên mắt bám lên (như gỉ mắt…), trường hợp này, bạn dùng khăn giấy ướt hoặc khăn bông ướt nhẹ nhàng chùi sạch mí mắt, đồng thời vệ sinh lại kính áp tròng là được.3 Bán kính cong (BC) của kính áp tròng không phù hợp với mắt (quá rộng hoặc quá chật)Bán kính cong không phù hợp với đường cong nhãn cầu, khiến cho miếng kính không thể ốp sát vào tròng mắt, do đó không nằm đúng vị trí, không phát huy được tác dụng trị cận thị dẫn đến hình ảnh mờ, nhoè.4 Mắt quá khô lúc đeo kính áp tròngLượng nước mắt vừa phải sẽ duy trì một lớp màng trơn trên giác mạc, ánh sáng đi qua có thể hội tụ vào ngay giữa đồng tử, giúp ta nhìn thấy rõ hơn. Mắt quá khô sẽ khiến miếng kính không thể bám hoàn toàn vào bề mặt nhãn cầu, dẫn đến nằm lệch vị trí. Với những bạn mắt dễ khô, nên chuẩn bị thêm nước nhỏ mắt để bổ sung nước mắt nhé!5 Một nguyên nhân khác khiến miếng kính hay bị mờ đó là do kính đã hết hạn sử dụng, dẫn đến kính bị biến dạng, hoặc rửa không còn sạch được nữa. Đó là lúc bạn cần phải mua cặp kính mới thay thế rồi đấy!
>>> Hãy cùng tìm hiểu địa chỉ bán len đeo mắt an toàn – uy tín – chất lượng
CÁCH BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG KHI KHÔNG SỬ DỤNG
Cách bảo quản lens khi không sử dụng thường xuyên rất đơn giản. Chỉ cần bạn ngâm kính trong hộp đựng kính với dung dịch nước ngâm. Sau khi tháo lens ra khỏi mắt thì bạn nên vệ sinh lens lại sạch sẽ bằng nước ngâm kính áp tròng.
CÁCH KIỂM TRA KÍNH ÁP TRÒNG
CÁC THÔNG SỐ CỦA KÍNH ÁP TRÒNG
Ngoài việc chọn cho mình mẫu kính giãn tròng cận phù hợp với nhu cầu sử dụng thì các ban cũng nên cần chú ý nhìn vào hộp kính áp tròng, chắc chắn sẽ có một số ký tự, biểu tượng khá lạ lẫm và nếu không nắm được các thông tin đó, các bạn sẽ khó có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mắt. Đọc được các thông số của sản phẩm sẽ giúp bạn chọn được những loại kính áp tròng cận thị phù hợp nhất với mắt.
Các thông số được hiển thị đầy đủ trên sản phẩm kính áp tròng
⭕ Tên gọi: Diop– Kí hiệu: PWR, D, SPH, dpt, Refr hoặc F’- Ý nghĩa: Độ của kính áp tròng được đo bằng Diop ( giá trị từ -20.00 đến +20.00 )⭕ Tên gọi: Basic curve– Kí hiệu: BC, Radius oder- Ý nghĩa: Độ vòng cung của kính áp tròng (giá trị từ 8.0 đến 10.0)⭕ Tên gọi: Đường kính– Kí hiệu: DIA hoặc øT- Ý nghĩa: Đường kính của kính áp tròng (giá trị từ 13.0 – 15.0)
Thông tin đầu tiên và quan trọng nhất là màu của sản phẩm. Thông tin này được thể hiện trên cùng cạnh bên phải hộp. Tên màu được in trên nền màu giúp khách hàng dễ hình dung và thiết kế hộp cũng đa dạng, bắt mắt hơn. Không cần bóc hộp khách hàng cũng có thể kiểm tra màu của sản phẩm tại vị trí này của hộp để tránh bị nhà cung cấp giao nhầm hàng.Dưới đó là thông tin “0.00” hoặc “-2.00” đại diện cho độ cận của thấu kính. Đây là thông số quan trọng với khách hàng cần sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh các tật khúc xạ. “0.00” biểu thị kính áp tròng không độ cận. “-2.00” biểu thị kính áp tròng dành cho khách hàng bị cận thị 2 độ (chỉ số này thay đổi tùy theo độ cận của thấu kính bên trong. Với kính áp tròng của Angel Eyes, chỉ số này sẽ dao động từ -0.5 đến -15.00).
Cách tính độ đeo kính áp tròng cận thị
Lưu ý với khách hàng bị cận thị khi sử dụng kính áp tròng: Đeo kính áp tròng không đúng độ cận loạn sẽ gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt hoặc đau mắt, do đó, trước tiên bạn cần tới phòng khám nhãn khoa để đo lại độ cận. Với các bạn cận trên 3 độ nên chọn kính áp tròng giảm độ từ 0.25 – 0.5 để mắt nhìn tốt hơn.
Kiểm tra mặt sau
Chỉ số đầu tiên là “BC 8.6”. BC là chữ viết tắt của đường cong cơ sở, biểu thị đường cong của thấu kính bên trong. Với đặc điểm mắt của người Việt Nam, BC tốt nhất dao động từ 8.6 đến 8.9. Với độ cong này, kính sẽ ôm khít tròng mắt và có thể di chuyển linh hoạt theo chuyển động của tròng mắt để nhìn tự nhiên hơn, đồng thời cho phép oxy đi vào tuyến lệ cung cấp oxy cho hoạt động của mắt.
DIA KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?
👁️ DIA (diameter): Là đường kính của toàn bộ lens, tính cả viền trong suốt bao quanh bên ngoài. Đường kính DIA thường có giá trị từ 13.0 đến 15.0 mm.
- Kính áp tròng thường có đường kính 14.0 – 14.2mm.
- Kính giãn tròng đường kính sẽ lớn hơn từ 14.2 – 20mm.
Với mắt người Việt Nam, kính giãn tròng có DIA 14.2 – 14.3mm vừa đủ mang lại cảm giác mắt to tròn tự nhiên. DIA từ 14.5 đến 15mm trở lên dành cho các bạn mắt to hoặc các bạn trang điểm kỹ, muốn mắt to vượt bình thường.
Ký hiệu “DIA 14.0”. Ký hiệu này biểu thị đường kính của thấu kính với đơn vị là mm. Ví dụ, DIA 14.0 có nghĩa là đường kính của thấu kính bên trong là 14mm. Tương tự với lens giãn 14.2, lens giãn 14.5 hoặc lens giãn tròng 15mm. Tuy nhiên, mắt người Việt ở mức nhỏ đến trung bình, do đó, nên lựa chọn thấu kính với độ giãn tròng của lens dao động từ 14 đến 14.5 để mắt tự nhiên và thoải mái khi đeo, đồng thời đảm bảo tỷ lệ vàng của mắt: 1-2-1 (1 trắng – 2 đen – 1 trắng).
Tỉ lệ vàng 1-2-1 để chọn kính áp tròng
GRAPHIC DIA KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?
👁️ Graphic DIA (viết tắt là Gdia) : Là đường kính tròng đen ở giữa lens. Thông số Graphic DIA thường nhỏ hơn một chút so với DIA, ví dụ 13.5 mm, 13.7mm… Tròng đen mắt chúng ta có đường kính khoảng 12.8mm đến 13.0mm, chỉ số Graphic DIA càng gần với 2 số này nhìn mắt sẽ càng tự nhiên, không bị to quá. Các bạn lưu ý, lens có chỉ số DIA bằng nhau mà Graphic DIA khác nhau khi đeo lên mắt nhìn sẽ khác nhau. Graphic DIA mới là chỉ số quan trọng nhất để lựa chọn độ giãn tròng mắt, vì vậy bạn nên hỏi rõ trước khi mua nhé.
Cách phân biệt DIA và G.DIA
CÁCH ĐEO LENS
Đeo kính áp tròng cận loạn chúng ta cũng sẽ áp dụng đúng những bước như sau:
-
Rửa tay sạch trước khi đeo lens
-
Mở khay và đổ dung dịch ngâm kính giãn tròng mới vào khay.
-
Mở vĩ đựng kính và lấy kính giãn tròng vào khay. Lần đầu sử dụng nên ngâm 4 – 6 giờ trước khi đeo để sạch hết chất bảo quản còn sót lại.
-
Nhỏ mắt để để sát khuẩn và tẩy bụi trước và sau khi đeo lens.
-
Trước khi đeo, vẩy nhẹ để kính không đọng nước, đặt kính lên đầu ngón tay trỏ sao cho vành kính không bị dính vào tay.
-
Phân biệt mặt lens đúng trước khi đeo.
-
Kéo hai mí mắt bằng hai ngón tay giữa, đưa kính lên mắt, ngước mắt lên trên. Không được đảo mắt, tập trung nhìn vào một điểm. Áp kính vào mắt, kính sẽ tự ôm vào con ngươi.
Hướng dẫn đeo lens trực quan bằng hình ảnh
Lưu ý:
• Nên đeo kính áp tròng trước khi makeup, nếu bột phấn có lỡ rơi vào mắt, nhẹ nhàng lấy tăm bông chặm và lấy bụi ra, đồng thời nhỏ mắt, tránh làm nước nhỏ chảy ra ngoài sẽ làm trôi lớp makeup• Trước khi đeo kính áp tròng vào mắt, bạn nên nhỏ mắt, hoặc nhỏ vào lens 1 giọt để giữ ẩm, giúp lens dễ bám vào mắt hơn. Bạn đừng bỏ qua bước nhỏ mắt cho lens nhé, vì nhỏ mắt khi đeo lens có thể giúp làm sạch mắt nếu vô tình có bụi rơi vào. Đồng thời nước nhỏ mắt cho người đeo lens còn giúp cân bằng ẩm cho cả mắt và lens nữa.• Nếu không có dụng cụ đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay thật kỹ và không để móng tay tiếp xúc với lens, chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để đeo lens (tránh làm trầy giác mạc hay rách lens).
CÁCH THÁO LENS
Đầu tiên, bạn nên rửa tay thật sạch trước khi tháo lens.
Trước khi tháo lens, bạn nên nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên mắt để cấp ẩm lại cho giác mạc & kính áp tròng.
Nếu không có dụng cụ tháo lens, bạn cần rửa tay thật kỹ và không để móng tay tiếp xúc với lens, chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để tháo lens (tránh làm trầy giác mạc hay rách lens).
Kéo hai mí mắt bằng hai ngón tay giữa. Mắt nhìn lên tròng và lens sẽ dịch chuyển xuống mi dưới.
Dùng ngón trỏ và ngón cái đặt nhẹ nhàng lên lens và bóp nhẹ lấy lens ra khỏi mắt. Sau đó, nhỏ mắt để sát khuẩn.
Rửa sạch lens lại bằng nước ngâm và bảo quản bằng dung dịch ngâm trong khay lens.
Hướng dẫn tháo lens trực quan bằng hình ảnh
• Sau khi tháo lens cận loạn, nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên để cấp ẩm lại cho mắt. Lúc này có thể nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt khác.
• Kính áp tròng khi lấy ra khỏi mắt nên để ngay vào trong khay đựng lens đã có sẵn dung dịch ngâm mới. Bạn nên tạo cho mình thói quen bỏ kính áp tròng vào đúng khay L hoặc R tương ứng với mỗi bên trái hoặc phải của mắt. Điều này đặc biệt quan trọng với những bạn đeo kính áp tròng cận lệch độ giữa 2 mắt.
CÁCH BẢO QUẢN LENS
Nếu không được sử dụng, kính áp tròng phải được bảo quản trong khay đựng có sẵn dung dịch ngâm lens
Nếu cận loạn lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng lens có chữ L (Left – Trái), và R (Right – Phải). Chỉ cần để kính áp tròng vào đúng bên là được.• Khi bóc kính áp tròng ra từ lọ/vỉ, nên ngâm lens ít nhất 4 tiếng bằng dung dịch ngâm để loại trừ chất bảo quản có trong nước từ lọ/vỉ kính áp tròng.• Nếu bạn cảm thấy mắt cộm như có bụi rơi vào, nên lập tức thay nước ngâm mới và bóc lens ra rửa lại thật kỹ. Bạn có thể rửa contact lens bằng máy rửa lens. Tuy nhiên, trong trường hợp không có máy rửa lens, bạn có thể rửa sạch tay, cho một ít dung dịch ngâm và contact lens vào lòng bàn tay và sử dụng ngón tay còn lại để nhẹ nhàng tẩy bụi cho lens.• Tuyệt đối không rửa lens mắt bằng xà bông, lens sẽ không sử dụng được nữa.• Sau mỗi lần đeo kính áp tròng, bạn nên thay nước ngâm mới, luôn giữ cho nước ngâm sạch & trong, vì nếu có bụi bẩn bám lại, lens sẽ rất dễ bị trầy, lúc này đeo sẽ rất cộm. Trong trường hợp không dùng kính áp tròng mỗi ngày, bạn cũng cần chú ý thay nước ngâm cách ngày để đảm bảo vệ sinh.
CÁCH PHÂN BIỆT MẶT LENS ĐÚNG VÀ SAI
Hiện nay có rất nhiều cách chia sẻ về cách phân biệt mặt lens. Bạn nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau đó lau khô tay để có thể đặt lens lên ngón tay trỏ và quan sát để phân biệt dễ dàng hơn.
Hình ảnh miêu tả mặt lens đúng và sai
Cách nhận biết mặt lens ngược đối với lens trong suốt: Nếu hình dáng lens đưa ra là hình vòng cung tròn dạng chữ U là chiều lens đúng, hoặc nếu hình dáng lens có dáng chữ V, hai bên viền lens bị vễnh ra ngoài là chiều lens sai.
Cách nhận biết mặt lens ngược với lens màu, phân biệt THEO MÀU: mặt sai màu nhạt, mặt đúng màu và vân lens sẽ đậm hơn.Dấu hiệu nhận biết bạn đã đeo lens sai mặt lens: lens không áp vào con ngươi, chạy lên chạy xuống hoặc trôi khi chớp mắt và gây cảm giác khó chịu. Khi đấy, bạn hãy tháo lens ra, ngâm lại với dung dịch ngâm lens, nhỏ mắt lại và điều chỉnh đúng mặt lens để đeo nhé!
Mặt ngoài của lens sẽ đậm màu hơn mặt phía trong được áp vào con ngươi
LƯU Ý SỬ DỤNG LENS CẬN LOẠN
❣️ Các bạn hãy tham khảo kỹ những thông tin về hướng dẫn sử dụng, cách đeo kính áp tròng sao cho an toàn, cách bảo quản và đặc biệt đó là thời gian sử dụng của sản phẩm mà bạn lựa chọn.❣️ Khi mới bắt đầu sử dụng bạn không đeo kính áp tròng quá lâu:Đối với người mới, ngày đầu tiên bạn chỉ nên đeo tối đa 3 – 4h, ngày thứ hai 4 – 5h, ngày thứ ba 5 – 6h, từ ngày thứ tư 6 – 8h. Sau này khi đã quen, bạn cũng chỉ nên đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian đó để mắt được khỏe mạnh nhất.
❣️ Nếu bạn cận lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng lens có chữ L (Left – Trái), và R (Right – Phải). Chỉ cần để lens vào đúng bên là được.❣️ Tuyệt đối không dùng kính áp tròng đã hết hạn sử dụng, kính áp tròng được sản xuất theo nhiều dòng sản phẩm khác nhau và mỗi dòng sẽ có ghi rõ cụ thể hạn dùng, có sản phẩm chỉ dùng một lần và đa số thì người dùng chọn lựa sản phẩm có thể dùng nhiều lần với thời hạn từ 1 tháng, 3 tháng hay thậm chí một năm.
❣️ Nên hạ xuống 0,25 – 0,5 độ so với độ đeo kính để tránh bị choáng khi đeo lens. Nhưng bạn cần cung cấp rõ độ cận (và loạn, nếu có) để được tư vấn kỹ hơn nha!❣️ Ngưng đeo kính áp tròng ngay sau khi có các triệu chứng như mắt đỏ, mắt mờ, hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu và đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám ngay.❣️ Không dùng nước máy hay nước lọc để lau rửa, ngâm bảo quản kính áp tròng. Chỉ nên bảo quản trong dung dịch ngâm kính áp tròng.❣️ Không nên dùng chung kính áp tròng với bất cứ ai để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho mắt.❣️ Không đeo kính áp tròng khi ngủ, không đeo kính áp tròng khi bơi bởi nước chứa nhiều vi khuẩn. Đeo kính áp tròng khi bơi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử mắt.
❣️ Không đeo kính áp tròng khi đang đau mắt: Tiếp xúc trực tiếp với con ngươi, kính áp tròng có thể làm nặng thêm tình trạng đau mắt của bạn.
❣️ Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm để tránh phấn mắt hay các sản phẩm trang điểm khác dính vào kính áp tròng.
❣️ Đối với người mắt nhỏ, bạn không nên chọn lens giãn tròng. Mà nên tìm mua các dòng lens có DIA nhỏ để dễ mang hơn.
ĐỊA CHỈ MUA KÍNH ÁP TRÒNG UY TÍN
Một trong những địa chỉ mua kính áp tròng được ưa chuộng nhất hiện nay là Angel Eyes Contact Lens. Các sản phẩm của Angel Eyes đều được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc, có giấy chứng nhận an toàn của Bộ Y Tế Việt Nam, được ưa chuộng bởi hàng triệu khách hàng trong suốt 7 năm hoạt động.
Cửa hàng ANGEL EYES tại địa chỉ 483 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Phú Nhuận, TpHCM
Giấy phép Bộ Y Tế cấp cho các sản phẩm kính áp tròng Angel Eyes
Tại đây, ngoài việc toàn bộ các mẫu lens giãn tròng có sẵn độ cận, thì bạn còn được đội ngũ nhân viên thân thiện, tận tâm của Angel Eyes tư vấn các mẫu hợp với phong cách riêng của mình. Ngoài ra, Angel Eyes còn hỗ trợ hướng dẫn đeo kính áp tròng cho những bạn mới đeo lần đầu, chỉ từ 10-30 phút là bạn đã có thể đeo lens thuần thục.
Bên cạnh đó, Angel Eyes còn giao hàng tận nơi (trong ngày) trên toàn quốc khi bạn có nhu cầu mua lens ở các quận các quận trung tâm, kể cả Gò Vấp, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh,..
Với hệ thống chi nhánh trải dài trên toàn quốc, Angel Eyes sẵn sàng phục vụ và giúp đôi mắt của bạn trở lên long lanh, xinh đẹp hơn ♥
Bấm vào đây để xem hệ thống chi nhánh
Không gian cửa hàng ANGEL EYES
Đối với tất cả khách hàng sử dụng sản phẩm kính áp tròng tại Angel Eyes, hãng hỗ trợ bảo hành 1 đổi 1 cho những sản phẩm bị lỗi từ nhà sản xuất trong 2 tuần đầu tiên. Trong suốt quá trình sử dụng, Angel Eyes luôn theo dõi và tận tình chăm sóc, hướng dẫn thêm cho khách hàng. Với những lợi ích này, thì Angel Eyes là địa điểm bán lens uy tín mà bạn không thể bỏ qua!
Cùng lưu lại các thông tin của Angel Eyes nào :
483 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận
Giờ mở cửa : 8h30 – 21h (Thứ Hai – Thứ Bảy) | 8h30 – 20h (Chủ Nhật)
Hotline : 0932 004 221
Điện thoại : 028 6264 7008
Website : www.angeleyes.vn
Fanpage: Angel Eyes Contact Lens
Instagram : @angeleyes.vn
Tác giả: Angel Eyes Contact Lens
Ngày: 14/02/2020
Bình chọn:
⭐⭐⭐⭐⭐ (5/5) 189 lượt bình chọn