Sự phát triển của công nghệ, của internet đem đến cho con người nhiều tiện ích trong cuộc sống cũng như trong công việc, nhưng bên cạnh đó nó cũng kèm theo những hiểm họa đáng gờm như đánh cắp tài liệu, thông tin cá nhân. Để nâng cao bảo mật cho máy tính cũng như dữ liệu quan trọng, bạn cần nắm được các dạng tấn công mật khẩu hiện nay. Mời bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây đi sâu tìm hiểu tấn công offline là dạng tấn công mật khẩu nào.
Contents
Tấn công offline là gì
Tấn công offline là một dạng tấn công thụ động, thủ phạm đã có ý định từ trước. Chúng thường nhắm đến tài sản, thông tin của người bị hại. Tin tặc, thủ phạm sẽ truy cập và lấy đi thông tin tài sản một cách có chủ đích. Dạng tấn công offline này có nhiều hạn chế và tin tặc chỉ có thể đánh cắp được một lượng tài sản, thông tin giới hạn. Tấn công offline cũng không đòi hỏi thủ phạm phải có tay nghề quá cao chỉ đơn giản là chúng sử dụng mật khẩu, tài khoản của người dùng do sơ hở trong việc khởi tạo thông tin bảo mật của họ hoặc chúng đã biết mật khẩu từ trước.
Ví dụ một cách đơn giản, kẻ tấn công thông qua quyền admin, truy cập vào máy tính cá nhân của bạn và lấy đi những dữ liệu thông tin quan trọng. Đó được coi là một dạng tấn công offline. Thông qua nghiên cứu các vụ việc xảy ra, các chuyên gia cho biết kẻ tấn công offline chủ yếu là những người thân lân cận bạn và đã nhắm đến bạn trong một khoảng thời gian dài trước đó.
Một vài dạng tấn công mật khẩu phổ biến hiện nay
Các dạng tấn công mật khẩu, đánh cắp thông tin hiện nay vô cùng đa dạng và phức tạp, chúng không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống của người bị hại mà còn là hành vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc cộng đồng mạng. Dưới đây là một vài dạng tấn công mật khẩu nguy hiểm, đang diễn ra phổ biến hiện nay.
- Distributed attack (tấn công rải rác): Đây là một dạng tấn công mật khẩu tinh vi hơn dạng offline rất nhiều. Ở dạng tấn công này, tin tặc sẽ xây dựng một bộ mã hoặc một phần mềm back-door, thông qua phương pháp lợi dụng niềm tin để cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, công ty khác nhau. Sau đó chúng sẽ sửa đổi những bộ mã này thành mã độc để tấn công, truy cập vào nguồn thông tin nội bộ, đánh cắp tài sản, thông tin một các dễ dàng.
- Insider attack: Đây là kiểu tấn công, đánh cắp mật khẩu trong nội bộ. Thực chất đây là hành vi của những người trong nội bộ công ty. Do bất đồng hoặc là gián điệp được công ty khác cài vào với mục đích phá hoại hệ thống an ninh mạng của toàn công ty. Họ có thể nghe trộm hoặc đánh cắp thông tin mật khẩu để truy cập vào những nguồn thông tin bí mật, quan trọng, và đánh cắp chúng với mục đích phi pháp.
- Password attack (tấn công trực tiếp mật khẩu): Với hình thức này, các tin tặc sẽ đánh cắp tài sản, thông tin thông qua việc trực tiếp phá hủy hệ thống mật khẩu của máy. Tấn công mạng này có 3 dạng chính: dictionary attack, hybrid attack, brute-force attack. Các dạng tấn công này, chủ yếu sử dụng hệ thống mật khẩu được lưu sẵn trong máy hoặc kho password, hacker sẽ phá bảo an hệ thống và truy cập vào nguồn mật khẩu này.
- Compromised-Key Attack (tấn công mã hóa): Dạng tấn công mật khẩu này đòi hỏi hacker phải là người có “tay nghề cao” và chuyên môn trong việc tạo dựng các mã độc. Kẻ tấn công sẽ tìm cách mã hóa các mã bí mật có liên quan đến nguồn tài liệu mật. Sau khi có được bộ mã này, chúng sẽ chuyển đổi thành nguồn mã độc để có thể truy cập trái phép vào tài sản, thông tin của người khác.
- Bên cạnh các dạng tấn công mật khẩu trên, còn rất nhiều dạng nguy hiểm khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm như: Man-in-the-Middle Attack, denial of service attack, Buffer overflow, Tấn công dạng Phising…
Cách phòng tránh tấn công mật khẩu hiệu quả
Việc bảo mật thông tin luôn là vấn đề đau đầu của các công ty cũng như hoạt động cá nhân. Để tránh bị đánh cắp thông tin, tài sản hoặc bị tin tặc tấn công thì trước tiên bạn cần xây dựng một hệ thống mật khẩu vững chắc. Tốt hơn hết, bạn không nên sử dụng mật khẩu mặc định hoặc các dạng mật khẩu sử dụng các số, chữ thông thường. Hãy đan xen các ký tự đặc biệt trong mật khẩu máy tính, tài liệu của bạn.
Ngoài ra, việc sử dụng mật khẩu là những cái tên hoặc con số gợi nhớ cũng dễ khiến hacker hoặc những kẻ phá hoại xung quanh bạn nắm được. Bạn nên đặt mật khẩu chứa trên 21 ký tự và thay đổi mật khẩu thường xuyên. Thông thường, sau 48 ngày bạn nên đổi mật khẩu một lần, nhất là đối với các công ty lớn, chứa nhiều dữ liệu quan trọng, càng đổi thường xuyên càng tốt.
Không sử dụng các phần mềm, thiết bị cắm vào máy tính không rõ nguồn gốc vì chúng rất có khả năng chứa mã độc và là phương tiện để tin tạc truy cập, phá hủy hệ thống bảo mật thông tin của bạn.
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn, việc xây dựng đội ngũ hỗ trợ hệ thống bảo mật, đầu tư vào bảo mật là thực sự cần thiết.
Bên cạnh các dạng tấn công offline được phân tích ở trên, còn rất nhiều dạng tấn công mật khẩu nguy hiểm khác mà bạn có thể gặp phải. Hãy ghi nhớ từng dạng tấn công cũng như phương pháp phòng tránh, ngăn chặn để không gặp phải những sai lầm không đáng có bạn nhé!