Tầng tum là gì? Tầng Tum Tiếng Anh Là Gì? Những kiến thức cần biết về tầng tum. Hiện nay, nhiều công trình xây dựng nhà ông, đặc biệt là nhà 2 – 3 tầng thường có thêm một phần được thiết kế ở trên cùng gọi là tầng tum. Vậy tầng tum là gì? Có lẽ khi tìm hiểu về các thiết kế kiến trúc nhà ở hoặc mua, thuê căn hộ, bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ tầng tum.
Nhiều là vậy nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa và bản chất của nó là gì? Trong bài viết sau, Saigon Greenland sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết. Về khái niệm tầng tum Vinhomes Central Park cũng như chức năng. Một số ý tưởng thiết kế tầng tum và các kiến thức cơ bản cần biết về nó!
Tầng tum là gì?
Tầng tum là tầng được xây dựng trên cùng của một ngôi nhà. Trong tiếng Anh, tầng tum được gọi là Atlic. Thuật ngữ tầng tum, tum hay mái tum được dùng để diễn tả phần che chắn cho cầu thang, nghĩa là phần trên cùng của ngôi nhà. Ở đây, người ta thường bố trí phòng thờ, nhà kho, phòng ngủ, kết hợp với sân phơi đồ, sân thượng, vườn cây cảnh.
Quy định thiết kế, diện tích, chiều cao của tầng tum
Theo Thông tư của Bộ Xây dựng tháng 07 năm 2019, tầng tum sẽ không được tính là 1 tầng của tòa nhà nếu như chỉ xây dựng nó theo kiểu lắp mái để che chắn cho khu vực cầu thang bộ, thang máy hoặc khu vực kỹ thuật của nhà ở.
Ngoài ra, diện tích của mái tum không được lớn hơn 30% diện tích của sàn mái, đồng thời chiều cao của tum không được vượt quá 3m. Hiệu lực của quy định này được bắt đầu từ ngày 01/01/2020, thay thế thông tư 03/2016.
Tầng tum có chức năng gì?
Thứ nhất, tầng tum giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Việc thiết kế thêm 1 tầng tum sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên bề thế, mới lạ và sang trọng hơn rất nhiều, đồng thời có thêm chỗ rộng rãi phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gia đình bạn.
Với những căn nhà ống được xây dựng trên diện tích đất nhỏ, xây thêm tầng tum sẽ giúp tăng thêm công năng sử dụng mà không hề phát sinh thêm chi phí tốn kém. Gia chủ có thể tận dụng không gian đó để bố trí thêm phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng thờ, phòng chứa đồ hoặc sân phơi áo quần, sân thượng trồn cây, trồng rau,…
Thứ hai, tầng tum nằm ở vị trí trên cùng của tòa nhà như tầng thượng. Vì vậy, bạn sẽ có thêm không gian để nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình mỗi dịp cuối tuần.
Thứ ba, không gian tầng tum giúp cản nắng, che chắn gió, mưa đồng, tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp ngôi nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng và tràn ngập ánh sáng, mang sinh khí và năng lượng cho cả ngôi nhà.
Tại sao tầng tum lại thường được thiết kế với nhà ống 2 tầng?
Sau khi tìm hiểu tầng tum là gì cũng như chức năng của nó, bạn đã hiểu được tầng tum giúp ngôi nhà thêm tính thẩm mỹ. Hơn thế nữa, nó còn giúp tối đa diện tích sử dụng.
Nhà ống 2 tầng thường có ít phòng và ít diện tích hơn các loại nhà cao tầng hơn, vì vậy nên kết hợp với tầng tum. Bạn có thể tận dụng tầng tum để làm phòng ngủ, phòng giải trí,… Hơn nữa, việc thiết kế thêm tầng tum còn giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây thêm tầng lầu.
Cách bố trí tầng tum hợp lý
Thông thường, tầng tum sẽ rất phù hợp với các mẫu nhà ống 2 tầng, phong cách hiện đại. Nhà ống 2 tầng có thiết kế tương đối nhỏ, không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình thường được kết hợp với không gian phòng khách.
Tại tầng 1, thường bố trí phòng khách, bếp và gara để xe, có thể có thêm 1 phòng ngủ tùy thuộc vào ý gia chủ. Ở tầng 2 là phòng ngủ và ban công nhỏ, vài chậu cây cảnh xinh xắn giúp thiên nhiên len lỏi đến từng ngóc ngách của ngôi nhà.
Cạnh tầng 1, tầng 2, có thể thiết kế tầng tum để tạo không gian đọc sách hoặc làm việc, tập thể dục. Chỉ cần thêm chút kinh phí và mua thêm một số đồ nội thất trang trí sẽ giúp bạn có được căn phòng riêng tư đồng thời mang ánh sáng, không khí tự nhiên đi thẳng vào nhà.
Nếu tầng tum bị nóng, một số giải pháp làm mát nhân tạo mà bạn có thể áp dụng như lắp điều hòa hoặc dùng quạt hơi nước,…
Lưu ý trong việc thiết kế kiến trúc nhà ống 2 tầng + 1 tầng tum
Nhà ống 2 tầng + 1 tầng tum được xem là kiểu nhà phổ biến nhất hiện nay. Bởi diện tích của nó không cần nhiều nhưng tương đối rộng rãi, thoáng đãng. Để sở hữu 1 ngôi nhà đẹp, hãy chú ý các vấn đề sau:
- Ưu tiên tính tối giản + đa chức năng cho ngôi nhà, cụ thể qua cách chọn đồ dùng cũng như bày trí chúng trong phòng.
- Nội thất tạo điểm nhấn cho không gian, dù đơn giản những vẫn nên đảm bảo nét ấn tượng riêng.
- Hạn chế treo tranh nghệ thuật bởi việc trang trí quá nhiều ảnh, tranh nghệ thuật sẽ khiến không gian bị rối hơn.
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện cho ngôi nhà. Không nên dùng quá nhiều rèm che.
- Gam màu trung tính sẽ thích hợp với kiểu thiết kế nhà ống 2 tầng + 1 tầng tum, giúp làm nổi bật nội thất bên trong.
- Sàn gỗ sẽ giúp không gian ngôi nhà sang trọng hơn. Lưu ý sàn gỗ cũng không nên có hoạt tiết phức tạp để phù hợp với sự tối giản.
Những ý tưởng bố trí tầng tum hay
Nếu tầng tum có diện tích đủ rộng, bạn có thể tận dụng nó để:
Làm phòng thờ ở tầng tum
Nhiều gia đình bố trí phòng thờ tại phòng khách. Thế nhưng, nếu nhà có diện tích không đủ rộng và phòng thờ. Cũng không cần nhiều diện tích thì bạn có thể sắp xếp không gian phòng thờ tại tầng tum, vừa yên tĩnh, vừa riêng tư.
Làm phòng ngủ ở tầng tum
Mặc dù diện tích tầng tum không rộng lắm nhưng bạn có thể cải tạo nó. Thành phòng ngủ dành cho người lớn vì trẻ nhỏ không thích hợp ở trên tầng cao, trên cùng. Để đảm bảo riêng tư, bạn có thể lắp thêm rèm che hoặc xây vách tường thạch cao.
Làm phòng thư giãn ở tầng tum
Nhà ống 2 tầng với không gian sinh hoạt bên dưới quá nhỏ. Tạo cảm giác bức bối, nếu bạn muốn hưởng gió mát. Và khí trời thì hãy sắp xếp một góc thư giãn trên tầng tum với 1 bộ bàn ghế. 1 kệ sách nhỏ xinh, nhấn nhá thêm vài chậu cây xanh mát.
Làm nhà kho ở tầng tum
Ý tưởng sử dụng tầng tum để làm nhà kho. Chứa các đồ đạc ít khi dùng tới hoặc các loại nông sản như gạo, ngô,… khá hay và tận dụng không gian cực tốt. Đặc biệt, vào những ngày mưa, bạn có thể tận dụng nơi đây để hong khô quần áo.
Tên gọi các tầng khác nhau trong thiết kế công trình nhà ở
Bên cạnh tầng tum, kiến trúc nhà tầng sẽ bao gồm nhiều tầng khác nữa. Mặc dù ở những quốc gia khác nhau, các khu vực khác nhau. Quy ước về các tầng sẽ khác nhau nhưng nhìn chung. 1 tòa nhà sẽ có tầng trệt, tầng M, tầng lửng, tầng 1, tầng 2, tầng 3,…
Tầng trệt
Tầng trệt là gì? Bất cứ tòa nhà nào cũng sẽ có tầng trệt. Đó chính là tầng nằm ở mặt đất. Tầng này thông thường sẽ không được đánh số. Thay vì vậy sẽ được ký hiệu là G. Khi nhắc đến tầng G. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới tầng trệt và ngược lại. Bên trên sẽ là lần lượt các tầng 1, 2, 3,… Các tầng bên dưới tầng trệt gọi là tầng hầm, ký hiệu là hầm B1, B2,…
Ở một số khu vực miền Bắc, tầng trệt được mặc định chính là tầng 1. Tầng 1 chính là tầng thứ 2. Tuy nhiên miền Nam, cụ thể là Sài Gòn thì lại khác biệt hoàn toàn với quy ước đó. Vì vậy, nhiều người sẽ bị lầm tưởng.
Tại một số quốc gia như Mỹ, tầng trệt được đánh số là 1 do nó là tầng đầu tiên. Bên trên sẽ được quy ước là tầng 2, 3,… Tầng hầm được ký hiệu là B1, B2,…
Nhắc đến quy ước tầng trệt, khá nhiều người sẽ bị nhầm lẫn với khái niệm lầu và tầng. Tuy nhiên, không quá khó để phân biệt chúng với nhau. Tòa nhà nào có nhiều tầng, tầng trệt sẽ được mặc định là tầng 1, tầng 1 chính là tầng 2,… Còn khi nói đến lầu, người ta sẽ nghĩ ngay rằng tầng trệt là 1 tầng riêng, còn tiếp theo là các lầu 1, 2,…
Tầng lửng
Tầng lửng là gì? Tầng lửng thường dùng làm tên gọi tao nhã của gác xép. Nó chính là tầng trung gian, thiết kế lửng nên không được xem là tầng chinhs. Chiều cao của tầng lửng chỉ khoảng 2,2m đến 2,5m.
Tầng lửng được thiết kế nhằm cải thiện tính thẩm mỹ cho căn nhà. Đặc biệt, nó còn giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn. Nếu nhà bạn có diện tích khá nhỏ, nên xây thêm tầng lửng. Bạn có thể làm phòng đọc sách, phòng ngủ, ngăn chứa đồ đạc ở tầng lửng.
Ngoài ra, tầng lửng cũng rất phù hợp với những căn nhà bị giới hạn về chiều cao. Bạn có thể xây lên gác lửng để làm phòng thờ cúng hoặc phòng ngủ cho con, cho khách tới chơi nhà.
Việc xây tầng lửng ở Việt Nam tương đối phổ biến. Nếu nó được lắp đặt thêm ô thông tầng thì nó sẽ được tính như 1 tầng chính và chủ công trình chắc chắn sẽ bị phạt.
Tầng M
Bạn có thể thường xuyên bắt gặp ký hiệu M trong thang máy tại một số tòa nhà. Có thể bạn sẽ thắc mắc tầng G. Tầng 1 đều có rồi thì có thêm tầng M làm gì, tầng M là gì? Đơn giản nó chỉ là ký hiệu dựa trên quy ước từng khu vực.
Ở một số quốc gia như Mỹ, tầng 1 được quy ước là tầng trệt. Với tòa nhà gồm cả tầng trệt và tầng 1 thì người ta sẽ ký hiệu tầng trệt là M hoặc G. Một số vùng lại dùng M để ám hiệu tầng lửng. Tóm lại, những ký hiệu này thực chất chỉ là tuân theo 1 quy ước thống nhất.
Qua các thông tin mà Saigon Greenland đã chia sẻ trên đây. Chắc hẳn quý bạn đọc đã nắm được phần nào về khái niệm tầng tum là gì. Cũng như những kiến thức quan trọng xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm hiểu biết về kiến trúc và cấu trúc 1 ngôi nhà, tòa nhà.
Nếu bạn đang cần tư vấn, chọn mua hoặc thuê căn hộ. Hãy gọi ngay tới hotline: 0901.444.132 hoặc truy cập website saigongreenland.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về các dự án.