Nhiều người tập Pháp Luân Công đã chia sẻ về hiệu quả sức khỏe và tinh thần của môn tập. Vậy cách thức tập luyện 5 bài tập Pháp Luân Công hàng ngày như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về 5 bài tập giúp tăng cường thể lực, bạn có xem một số trải nghiệm của những người tập Pháp Luân Đại Pháp:
Dưới đây là những chia sẻ của một số người tập ở Việt Nam về 5 bài tập Pháp Luân Công:
- Chị Nguyễn Thị Thu Thiện (34 tuổi, làm việc tại Hàn Quốc): “Thỉnh thoảng khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi mình chỉ cần tập luyện trong 30 phút thôi là đã thấy cảm giác mệt mỏi tan biến, cơ thể hồi phục lại năng lượng rất nhanh. Có lúc mình chỉ cần đứng tập bài 3 trong 9 phút, hoặc bài 4 trong 12 phút thôi là cơ thể đã khác biệt rõ rệt rồi. Từ khi học Pháp Luân Công từ năm 2008, dần dần mình cảm nhận được mình đã nhận được rất nhiều năng lượng tích cực, cho cả cơ thể và tâm trí. Việc ngồi thiền cũng giúp mình rèn luyện tính nhẫn nại, và học cách lấy khổ làm vui…”
- Chị Nguyễn Thị Thu Trang (giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân): “Mình thường tập Pháp Luân Công vào lúc sáng sớm. Mặc dù dậy sớm không hề đơn giản và cảm giác khá buồn ngủ; nhưng chỉ sau khi tập 2 bài đầu tiên là mình cảm thấy tỉnh táo. Đến khi tập hết 4 bài thì trong người nhẹ nhõm và sảng khoái. Bài 5 ngồi thiền mình thường tập vào thời gian khác trong ngày. Sau khoảng thời gian thiền định thì tâm trí vô cùng thoải mái, dễ chịu, như thể có một nguồn năng lượng mới để tiếp tục công việc”.
- Chị Nguyễn An (32 tuổi): “Luyện xong 5 bài tập Pháp Luân Công thì cả ngày tràn đầy năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi. Có em trong công ty nhận ra: “chị An từ ngày tu luyện khỏe ra thì phải, chẳng thấy chị mệt ốm bao giờ”. Đó là lợi ích lớn nhất của tu luyện. Các bệnh của tôi đều đã khỏi, giờ tôi luôn tràn đầy năng lượng làm việc…”
Xem thêm: Pháp Luân Công là gì?
Ai có thể tập luyện Pháp Luân Công?
Mọi người đều có thể tập luyện Pháp Luân Công. Hiện nay, môn tập này đang được thực hành bởi hơn 100 triệu người từ các dân tộc, văn hóa, chủng tộc khác nhau và từ mọi tầng lớp xã hội. Pháp Luân Công được hỗ trợ và hướng dẫn bởi các tình nguyện viên tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Một số người băn khoăn rằng phụ nữ hoặc trẻ em có thể tập 5 bài tập Pháp Luân Công hay không? Trên thực tế, môn tập này đều tốt đối với mọi lứa tuổi, dù trong các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Các học viên Pháp Luân Công tập bài công pháp số 5. (Ảnh: The Epoch Times | Samira Bouaou)
Cách thức luyện 5 bài công pháp
Vậy, có thể luyện 5 bài tập Pháp Luân Công ở đâu? Các bạn có thể chọn lựa hình thức tập ở nhà, ở công viên, hoặc được hướng dẫn tập online hàng tuần.
Tập luyện ở nhà
Các bạn có thể hoàn toàn tự luyện các bài tập Pháp Luân Công tại nhà. Khi bắt đầu, người mới tập cần xem video dạy mẫu ở link này https://vi.falundafa.org/falun-dafa-video-audio.html.
Sau khi đã thuộc các động tác, người tập có thể tự tập từ bài 1 đến bài 5 theo nhạc mp3. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn về động tác bài tập, bạn có thể nhờ 1 học viên hướng dẫn thêm.
Xem huớng dẫn tập bằng hình ảnh
Tập ở công viên, các điểm luyện công tập thể
Nhiều người tập Pháp Luân Công đã tự tổ chức các nhóm tập chung cùng nhau ở các địa điểm công cộng như công viên, sân khu chung cư,…
Việc luyện tập thể sẽ giúp các bạn tập chính xác hơn, người tập trước hướng dẫn người tập sau điều chỉnh động tác. Người mới đến sẽ học nhanh hơn so với khi tự tập.
Một ưu điểm nữa khi ra công viên luyện công là thực hiện 5 bài tập liên tục từ bài 1 đến bài 5. Nếu tập hết 5 bài liên tục, người tập thường cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Tại Việt Nam, có thể tìm điểm tập 5 bài Pháp Luân Công trên khắp các tỉnh thành. Tại các công viên, vườn hoa đều có nhiều người tập. Thời gian tập khoảng từ 5h sáng đến 7h sáng; hoặc buổi chiều từ 18h đến 20h tối, hay từ 17h đến 19h.
Ảnh minh họa: Tập 5 bài Pháp Luân Công tại công viên ở Mỹ. (Ảnh: Falundafa)
Hướng dẫn tập qua online
Các tình nguyện viên hiện đang tổ chức hướng dẫn tập online tại địa chỉ: https://hocphapluancong.com/
Người mới bắt đầu có thể đăng ký để được hướng dẫn tập online, thông thường vào 3 ngày trong tuần: thứ 4, thứ 6 và Chủ Nhật.
Hướng dẫn tập qua online miễn phí.
Thông tin về các tình nguyện viên trên toàn cầu tại đây.
Hướng dẫn 5 bài tập Pháp Luân Công
Dưới đây là phần hướng dẫn 5 bài tập Pháp Luân Công, theo sách Đại Viên Mãn Pháp:
Bài 1: Phật Triển Thiên Thủ Pháp
Tập bài 1 sẽ giúp khai thông các đường huyết mạch trong thân thể. Điều quan trọng trong bài này chính là “căng” và “chùng”. Khi căng thì căng một cách từ từ cho đến khi căng hết mức. Còn khi chùng thì cần chùng một cách đột ngột, thả lỏng toàn thân ngay tức khắc. Các động tác căng và chùng được thực hiện luân phiên.
Bài tập này giúp người tập lưu thông năng lượng trong toàn thân thể, khai thông những chỗ ứ tắc. (Xem chi tiết hướng dẫn chi tiết về cơ lý và động tác của bài 1).
Bài tập 1 và 2 của Pháp Luân Công (Ảnh: minghui.org)
Bài 2: Pháp Luân Trang Pháp
Bài tập 2 là bài công pháp tĩnh khi đứng. Gồm 4 tư thế đứng, mỗi tư thế được giữ càng lâu càng tốt. 4 động tác này rất đơn giản tuy nhiên những thứ luyện được rất nhiều. Khi tập cảm thấy tay nặng nhưng khi tập xong lại cảm thấy nhẹ nhàng.
Bài tập số 2 giúp gia tăng sức lực cho thân thể. Đồng thời có tác dụng cả về mặt trí huệ. Sau khi luyện xong bài công pháp này khiến toàn thân nhẹ nhàng, thông suốt.
Mỗi động tác càng kéo dài càng tốt. Mỗi người tập theo sức của mình, tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì bài 2 Pháp Luân Công này cần thực hiện từ 30 phút trở lên. Người tập cần xem kỹ hướng dẫn về cơ lý và động tác cho bài 2.
Bài 3: Quán Thông Lưỡng Cực Pháp
Bài 3 gồm các động tác tay đưa lên và xuống nhẹ nhàng. Bài này có tác dụng tịnh hoá cơ thể qua việc đưa năng lượng tốt vào thân thể và loại bỏ khí bệnh ra khỏi cơ thể. Khi tập bài tập này, chân cần luôn ở tư thế trùng.
Người tập có thể đọc hướng dẫn chi tiết bài tập số 3 tại đây.
Bài 4: Pháp Luân Chu Thiên Pháp
Bài tập 4 chính là để năng lượng lưu thông một vòng quanh thân thể, gồm cả mặt âm và mặt dương. Luyện bài động tác này có thể nhanh chóng khai thông các khí mạch của toàn thân thể. Động tác được thực hiện từ trên xuống dưới, thông khắp toàn thân thể.
Chi tiết có tại hướng dẫn về cơ lý và động tác bài 4.
Bài tập 3, 4 và 5 (Ảnh: Minh Huệ Net)
Bài 5: Thần Thông Gia Trì Pháp
Đây là bài tĩnh công được ngồi theo tư thế song bàn như ngồi thiền. Nếu người tập chưa ngồi song bàn được thì cũng không sao. Thời gian đầu có thể ngồi với tư thế đơn bàn, dần dần sẽ ngồi được với tư thế song bàn.
Thời gian ngồi xếp bằng càng lâu càng tốt. Khi tập bài này không được ngủ, đầu óc cần thanh tỉnh. Cần ý thức được rằng bản thân đang luyện công.
Bạn có thể đọc hướng dẫn chi tiết về cơ lý và động tác ở phần Hướng dẫn tập bài 5.
Cần lưu ý gì khi luyện 5 bài tập Pháp Luân Công?
Phần hướng dẫn của sách Đại Viên Mãn Pháp có một số lưu ý về 5 bài tập Pháp Luân Công như sau:
- Về thời gian tập luyện: Người tập có thể tập vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
- Về phương hướng luyện công: Không yêu cầu người tập quay về hướng nào để luyện.
- Về hơi thở: Người tập không cần điều khiển hơi thở, hãy để hơi thở tự nhiên, chỉ cần chú ý tập đúng động tác.
- Về thứ tự luyện các bài tập: Tốt nhất là tập lần lượt từ bài 1 đến bài 5. Tuy nhiên khi không đủ thời gian thì có thể chọn bài để tập. Bài số 5 có thể thực hiện độc lập. 4 bài tập còn lại thì có thời gian tập bài nào thì tập bài đó, nhưng nên tập bài 1 trước tiên.
Một số điều cần chú ý khi thực hiện 5 bài tập Pháp Luân Công
Dưới đây là trích dẫn phần “Một số yêu cầu cơ bản và điều cần chú ý của tu luyện Pháp Luân Công” trong sách “Pháp Luân Công”:
1. Năm bài công pháp Pháp Luân Công, có thể luyện theo thứ tự, cũng có thể tuỳ ý chọn mà luyện. Nhưng thông thường yêu cầu luyện bài số 1 trước, ngoài ra luyện liền ba lần là thích hợp. Tất nhiên, không luyện bài số 1 thì cũng có thể luyện bài khác trước. Mỗi bài đều có thể luyện riêng lẻ.
2. Động tác cần phải chuẩn xác, tiết tấu rõ ràng, bàn tay và cánh tay cần mềm mại, khi lên xuống, trước sau, trái phải thì đều cần “hoãn mạn viên” thuận theo khí cơ mà làm. Không được nhanh quá, cũng không được chậm quá.
3. Trong luyện công phải lấy chủ ý thức khống chế bản thân mình. Pháp Luân Công là tu luyện chủ ý thức, không được cố ý truy cầu những lắc động. Nếu có lắc động thì cần giữ vững không cho dao động, khi cần thiết, có thể mở to mắt ra.
4. Toàn thân thả lỏng. Đặc biệt là chỗ đầu gối và háng cần buông lỏng. Nếu đứng quá thẳng, mạch khí sẽ không thông thoáng.
5. Khi luyện công, động tác cần nhẹ nhàng tự nhiên, rộng rãi khoáng đãng, trong nhu có cương, liền mạch như ý, đã có lực độ nhất định, mà lại không ngay đơ cứng ngắc. Làm các động tác như thế, công hiệu sẽ hiển lộ rõ ràng.
6. Mỗi khi luyện công kết thúc, “chỉ thu thế, không thu công”, chỉ làm động tác “kết ấn” là được rồi, kết ấn xong là thu thế xong. Không được dùng ý niệm để thu công.
7. Người bệnh lâu thân yếu, có thể căn cứ theo tình huống thực tế mà luyện ít hơn, hoặc chọn một bài nào đó mà tu luyện. Không thể luyện động tác thì có thể ngồi đả toạ. Luyện công thông thường là không nên gián đoạn.
8. Địa điểm, thời gian, và phương hướng luyện công là không có yêu cầu đặc biệt, nhưng yêu cầu nơi luyện công cần thanh khiết, hoàn cảnh cần an tĩnh.
9. Luyện công này là không mang ý niệm, không được thêm lẫn vào công pháp khác.
10. Khi ngồi đả toạ mà không chéo chân lên được, có thể trước hãy tạm ngồi ở mép ghế để luyện công, cũng có thể tu được hiệu quả đồng dạng. Thời gian lâu dần sẽ rốt cuộc cũng chéo chân lên được.
Nhạc luyện công mới MP3
Nhạc của 5 bài tập Pháp Luân Công được cập nhật mới vào năm 2018. Thời gian cho các bài tập như sau:
- Bài 1: thời lượng 9 phút 14 giây
- Bài 2: thời lượng 30 phút và 62 phút
- Bài 3: thời lượng 8 phút 49 giây
- Bài 4: thời lượng 12 phút 37 giây
- Bài 5: thời lượng 60 phút
- Liên tiếp từ bài 1 đến bài 4: gồm 60 phút 45 giây
- Tổng hợp bài 1, 3 và 4: gồm 30 phút 30 giây
Xem 5 bài tập Pháp Luân Công hoàn chỉnh đầy đủ ở đâu?
Một số bạn đọc muốn tìm các video 5 bài tập Pháp Luân Công với thời lượng 90 phút, 60 phút, 50 phút hoặc 30 phút trên Youtube. Nhưng chúng tôi khuyến nghị người tập chỉ nên thực hành luyện tập theo các video, audio, mp3 hoàn chỉnh đầy đủ tại trang chính thức của Pháp Luân Công ở đây.
Ngoài ra, người mới bắt đầu có thể sử dụng các bản nhạc tập ngắn hơn tại đây:
- Nhạc tập động công (từ bài 1 đến bài 4) dài 45 phút tại đây.
- Nhạc tập bài 5 ngắn (thời lượng 15 phút) tại đây.
Nếu bạn muốn tải file video (mp4) hướng dẫn tập 5 bài Pháp Luân Công thì có thể truy cập tại đây. Sau đó, bạn nhấn chuột phải và chọn “Save video as” để lưu video về máy tính hoặc điện thoại để luyện tập hàng ngày tại nhà.
Tham khảo: Hướng dẫn tập Pháp Luân Công trên truyền hình Hàn Quốc
Ngoài 5 bài luyện công, người tập cũng cần thường xuyên đọc/nghe các bài giảng, vì cốt lõi của Pháp Luân Công là đề cao tâm tính.
Xem thêm:
- Pháp Luân Công – 10 thông tin quan trọng nhất cần biết về môn tập
- Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí: 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết