VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết Cấu trúc tế bào nhân thực, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 10.
Nội dung bài viết Cấu trúc tế bào nhân thực: I – NHÂN TẾ BÀO 1. Cấu trúc Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn ở tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5m. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc. a) Màng nhân Nhân con Lỗ nhân Màng nhân Lỗ nhân Màng trong Chất nhân Màng ngoài Hình 14.2. Cấu trúc của nhân và màng nhân Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân. b) Chất nhiễm sắc Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng NST trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ : tế bào xôma ở người có 46 NST, ở ruồi giấm có 8 NST, ở đậu Hà Lan có 14 NST, cà chua có 24 NST… c) Nhân con Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% – 85%) và rARN. 2. Chức năng Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào. II – RIBÔXÔM Hạt lớn Hạt bé Hình 14.3. Cấu trúc của ribôxôm Cấu trúc : Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. Chức năng : Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. III – KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như : ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định. Màng sinh chất Lưới nội chất hạt Ribôxôm Sợi trung gian – – Vi ống Ti thể Vi sợi Hình 14.4. Khung xương tế bào Các vị ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắc. Các vị ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền. V – TRUNG THỂ Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính khoảng 0,13 m, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng Hình 14.5. Trung thể Trung tử có vai trò quan trọng, là bào quan hình thành nên thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào.