Contents
- 1 Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4
“Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 4.1 Bài 1 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian ?
- 4.2 Bài 2 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày diễn biến của sự phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
- 4.3 Bài 3 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
- 4.4 Bài 4 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào ?
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 28 trang 93 : Quan sát hình 28.2 và có những nhận xét gì về quá trình phân bào ở vi khuẩn?
Lời giải:
– Phân bào ở vi khuẩn là quá trình phân đôi (tạo vách ngăn ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con).
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 28 trang 93 : Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Lời giải:
Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. Xảy ra ở tế bào sinh dục cái. Gồm 1 lần phân bào. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ (2nNST). Từ một tế bào mẹ (2nNST) cho ra 4 tế bào con (nNST).
Bài 1 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian ?
Lời giải:
Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp.
Những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian:
– Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm ba pha: G1, S, G2.
+ Pha G1 diễn ra sự gia tăng của chất tế bào, sự hình thành thêm các bào quan khác nhau, sự phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN. Chính G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Pha G1 có độ dài thời gian tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào (VD: tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào nơron kéo dài suốt đời sống cơ thể). Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm giới hạn (điểm R). Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân và nếu không vượt qua tế bào đi vào quá trình biệt hoá.
+ Pha S là sự sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể. Khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động và chứa hai phân tử ADN giống nhau tạo ra hai bộ thông tin di truyền hoàn chỉnh để truyền lại cho hai tế bào con sẽ được tạo ra qua nguyên phân. Ở pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này.
+ Pha G2 tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. Nhiễm sắc thể ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S.
Bài 2 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày diễn biến của sự phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
Lời giải:
* Diễn biến: Phân bào ở tế bào nhân sơ diễn ra theo lối trực phân, trong phân bào không xuất hiện thoi phân bào. Cách phân bào phổ biến nhất là phân đôi. Tế bào tạo vách ngăn ở giữa, chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
* Sự khác nhau cơ bản giữa sự phân bào ở tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực :
– Tế bào nhân sơ chủ yếu là phân đôi, có một lần phân bào và không hình thành thoi vô sắc.
– Tế bào nhân thực phân bào theo 2 hình thức nguyên phân và giảm phân, có hình thành thoi vô sắc (các NST phân li về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào).
Bài 3 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
a) Kì đầu
b) Pha S
c) Kì giữa
d) Pha G2
e) Pha G1
Lời giải:
Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
a) Kì đầu
b) Pha S
c) Kì giữa
d) Pha G2
e) Pha G1
Bài 4 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào ?
a) Pha G1
b) Kì đầu
c) Pha G2
d) Pha S
Lời giải:
Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào ?
a) Pha G1
b) Kì đầu
c) Pha G2
d) Pha S
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 31 trang 106 : – Tường trình lại các thao tác, nhận thức, thậm chí cả kinh nghiệm rút ra trong giờ thực hành.
– Vẽ các hình đã quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành.
Lời giải:
– Các thao tác trong giờ thực hành:
1. Quan sát tiêu bản cố định:
+ Đưa tiêu bản lên kính.
+ HS quan sát, nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể hay các kì phân bào.
2. Làm tiêu bản tạm thời:
Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch ax ê tô cacmin, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
+ Đặt lên phiến kính 1 giọt axit ax ê tic 45%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2mm và bổ đôi.
+ Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit thừa, gõ nhẹ lên tấm kính để dàn mô phân sinh.
+ Đưa tiêu bản lên kính và quan sát.
– Các hình quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành: