Đúng với câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ có khả năng bổ nghĩa cho câu, làm ý nghĩa của câu văn trở nên phong phú và sinh động hơn. Không chỉ có thán từ trong tiếng Anh, mà ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta cũng có thán từ, trợ từ đấy nhé. Cùng tìm hiểu trợ từ là gì, thán từ là gì trong bài viết sau đây để làm tốt những bài tập trong môn Ngữ Văn 8 nha.
Contents
Khái niệm thán từ là gì? Trợ từ là gì?
Thán từ là gì
Để trả lời câu hỏi khái niệm về thán từ là gì, các từ ngữ được sử dụng trong câu nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, đồng thời dùng để gọi và đáp trong giao tiếp được gọi là thán từ. Vị trí mà thán từ xuất hiện nhiều nhất trong là ở đầu câu. Các vị trí khác mà thán từ có thể đứng trong câu:
- Thán từ có thể được tách riêng thành 1 câu đặc biệt, nhằm bổ nghĩa cho câu phía sau nó.
Với ví dụ: Trời ơi! Không thể tin được điểm thi lần này lại cao đến như vậy!, ta thấy từ trời ơi đã tách riêng tạo thành một câu đặc biệt, đồng thời đảm nhiệm vai trò là thành phần thán từ trong câu.
- Thán từ như một một bộ phận trong câu, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc giữa câu.
Với ví dụ: Này, anh ấy vừa đi đâu đó?, ta thấy thán từ này đứng vị trí đầu câu.
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 bài trợ từ thán từ có ghi: Thán từ bao gồm 2 loại đó là:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.
Trợ từ là gì
Theo định nghĩa trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 8 trợ từ thán từ, ta thấy khái niệm của trợ từ trong tiếng Việt là: Thường chỉ có một từ ngữ trong câu được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến ở từ ngữ đó.
Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…
- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…
Xem thêm: Nhân hóa là gì? Các kiểu nhân hóa – Tìm hiểu chi tiết
Vai trò của trợ từ và thán từ trong câu
Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.
Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Ví dụ về trợ từ và thán từ
Cùng tham khảo một số ví dụ về trợ từ và thán từ để không chỉ làm tốt các bài tập về trợ từ thán từ mà còn biết cách sử dụng trong khi giao tiếp với mọi người nhé!
Ví dụ về trợ từ:
- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.
Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.
- Chính bạn Hoàng là người nói chuyện riêng trong giờ học Ngữ Văn.
Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học.
Ví dụ về thán từ:
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.
- Trời ơi, tại sao anh ấy lại đối xử với họ như vậy cơ chứ?
Thán từ ở trong ví dụ trên là từ: trời ơi.
Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ
Có khá nhiều bạn chưa phân biệt được . Cùng xem sự khác nhau giữa các loại từ: phó từ, trợ từ và thán từ là gì để sử dụng sao cho hợp lý trong cuộc sống cũng như trả lời đúng trong các bài kiểm tra Ngữ Văn nhé!
Phó từ Trợ từ Thán từ Khái niệm
Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ và tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ đó trong câu. Cụ thể:
- Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ là: đã, đang, từng, chưa…
- Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ là: lắm, rất, hơi, khá…
Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu. Vai trò
Phó từ đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các phương diện cụ thể sau:
- Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian, gồm các từ: đang, sẽ, sắp, đương…
- Bổ sung ý nghĩa về ý nghĩa tiếp diễn hoặc tương tự, gồm các từ: vẫn, cũng…
- Bổ sung ý nghĩa về mức độ, gồm các từ: quá, rất, lắm,…
- Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định, gồm các từ: chẳng, chưa, không…
- Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến, gồm các từ: đừng, thôi, chớ…
- Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng, gồm các từ: có thể, có lẽ, không thể…
- Bổ sung ý nghĩa về kết quả, gồm các từ: mất, được…
- Bổ sung ý nghĩa về tần số, gồm các từ: thường, luôn…
- Bổ sung ý nghĩa về tình thái, gồm các từ: đột nhiên, bỗng nhiên…
Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc. Phân loại
Tùy theo vị trí trong câu so với các động từ, tính từ thế nào mà phó từ có thể được chia thành 2 loại như sau:
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa có liên quan tới đặc điểm, hành động, trạng thái,… được nêu ở động – tính từ, như: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng…
– Phó từ chỉ mức độ như: rất, khá…
– Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng…
– Phó từ chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa…
– Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
– Bổ nghĩa về mức độ như: rất, lắm, quá…
– Bổ nghĩa về khả năng như: có thể, có lẽ, được…
– Bổ nghĩa về kết quả như: ra, đi, mất…
Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…
- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.
Ví dụ
- Đứng trước hàng triệu khán giả, anh ấy nghẹn ngào không thể nói nên lời.
=> Phó từ không thể hiện sự phủ định
- Chị gái tôi đang học bài.
=> Phó từ đang chỉ ý nghĩa sự việc này xảy ra ở hiện tại.
- Ngoài việc sáng tác nhạc, Hoàng Dũng cũng là một ca sĩ trẻ tài năng.
=> Phó từ cũng là phó từ thể hiện sự tiếp diễn hai nghề nghiệp của chủ ngữ ca sĩ Hoàng Dũng.
- Chiếc áo mẹ tặng cho tôi rất đẹp.
=> Phó từ rất đã nhấn mạnh mức độ đẹp hơn mức bình thường của chiếc áo.
- Phải kiên nhẫn, chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo.
=> Phó từ chớ thể hiện sự cầu khiến không nên mất bình tĩnh, sớm bỏ cuộc.
- Trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, quân và dân ta có thể làm được những điều kì diệu.
- Đạt thành tích cao trong học tập, tôi được bố mẹ thưởng một bộ đồ chơi mới.
- Chúng tôi thường tranh luận về các đề tài xã hội trong mỗi buổi họp nhóm.
- Cậu ấy đột nhiên dúi vào tay tôi một tờ giấy.
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.
- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.
=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.
- Chính bạn Hoàng là người nói chuyện riêng trong giờ học Ngữ Văn.
=> Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm. Hiểu được, bạn mới có thể làm đúng những câu hỏi bẫy về phần đơn vị kiến thức này trong các bài kiểm tra trợ từ thán từ Ngữ Văn 8 nhé!