Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 1. Thế giới động vật đa dạng phong phú trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 1 ngắn gọn
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
Qua vài tỉ năm tiến hóa, giới động vật vô cùng đa dạng phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi, còn có các động vật rất lớn như : trai tượng (vỏ dài 1,4m, nặng 250kg), voi Châu Phi (nặng 4 tấn, cao 3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33m).
Các loài vẹt khác nhau sống trên hành tinh của chúng ta (có tới 316 loài)
– Những động vật thường gặp ở địa phương em:
Môi trường nước: cá diếc, cá mè, cá rô đồng, cua , tôm, ốc, hến, lươn…
Môi trường cạn: trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà, thỏ, giun đất, dế mèn…
Môi trường không khí: ong, bướm, chim sẻ, chim sâu, diều hâu,…
– Chỉ trong một giọt nước biển cũng thấy sự đa dạng của các loài:
Chú thích:
1, 4, 5. Giáp xác nhỏ; 6. Ấu trùng thân mềm; 7,8. Động vật nguyên sinh;
9, 10. Tảo .
– Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể.
Người ta đã gặp những đàn châu chấu bay di cư như những đám mây.
Ở vườn Quốc Gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét.
– Một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi. Từ khi được thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Gà nuôi là một ví dụ : Tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn còn đang sống ở vùng nhiệt đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, về kích thước, về chiều cao,… khác xa với tổ tiên của chúng.
II. Đa dạng về môi trường sống
– Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước lợ, nước ngọt, trên cạn, trên không và ở ngay cả ở vùng cực băng giá quanh năm.
Nam cực chỉ toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17 loài khác nhau . Mỗi con nặng khoảng 3 – 4kg, lông rậm, mỡ dày. Con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp con cái giảm 40% khối lượng. Con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chúng có lớp lông và lớp mỡ dày để chống chịu giá lạnh nơi đây.
– Vùng nhiệt đới có sự đa dạng và phong phú của các loài động vật là lớn nhất. Do vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, lượng thức ăn dồi dào tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển các loài động vật.
– Các vùng có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc khô nóng hay vùng băng giá quanh năm thì có ít loài động vật sinh sống.
– Động vật sống trong môi trường ở vùng nhiệt đới:
+ Dưới nước có ốc, tôm, cua, cá, ốc, sứa, mực…
+ Trên cạn có báo, hổ, hươu, nai, khỉ, sóc, chuột…
+ Trên không có chim, ong, bướm, quạ…
Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 1 ngắn nhất
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 6: Hãy nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:
– Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển.
+ Tát một ao cá.
+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ…
– Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.
Trả lời:
– Các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển: các loài cá (thu, đuối, đối, ót, mòi, nục…); tôm; ghẹ; ốc; sứa…
+ Tát một ao cá: cá (cá chim, chép, rô phi, rô đồng, cá quả…); tép; trai; ốc bươu vàng; cua đồng; lươn…
+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ: tép; tôm; cá nhỏ; trạch…
– Các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta: ếch; ve sầu; dế mèn…
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 8: Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:
– Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
– Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?
– Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
Trả lời:
– Chú thích hình 1.4:
+ Dưới nước có: mực, bạch tuộc, sao biển, lươn biển, cá chình điện, cá mặt quỷ, cá nhà táng…
+ Trên cạn có: tuần lộc, nai, hổ, báo, khỉ, sóc…
+ Trên không có: ong, bướm, diều hâu, đại bàng…
– Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:
+ Lông bụng trắng giống màu tuyết giúp lẩn trốn. lông lưng màu đen hấp thu nhiệt tốt hơn
+ Lớp mỡ dày giữ ấm
+ Bộ lông không thấm nước để không ướt khi bơi
– Nguyên nhân khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực:
+ Khí hậu ấm áp
+ Không có hiện tượng khí hậu quá lạnh giá
+ Độ ẩm cao
+ Thực vật phát triển đa dạng hơn
– Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì khí hậu nước ta là nhiệt đới => thuận lợi cho sự phát triển của thực vật => động vật phát triển mạnh hơn.
Câu 1 trang 8 Sinh học 7: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng đa dạng, phong phú không?
Trả lời:
– Những động vật thường gặp ở địa phương:
+ Dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, trai, lươn, trạch, mực, nghêu, sò, bạch tuộc…
+ Trên cạn: gà, vịt, ngan, rắn, chuột…
+ Trên không: bướm, ong, chim…
– Chúng rất đa dạng và phong phú.
Câu 2 trang 8 Sinh học 7: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng, phong phú?
Trả lời:
– Săn bắt động vật hợp lí.
– Mở rộng các vùng thực vật để động vật có nơi sống.
– Bảo vệ và cho sinh sản nhiều với động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
– Cấm săn bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 1 tuyển chọn
Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở
a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
d. Cả a, b và c
Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
a. Dưới nước và trên cạn
b. Dưới nước và trên không
c. Trên cạn và trên không
d. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đa dạng động vật?
a. Động vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng
b. Động vật chỉ đa dạng về loài
c. Động vật chỉ phong phú về số lượng
d. Động vật có số lượng cá thể phong phú nhưng số loài ít
Câu 4: Động vật đa dạng, phong phú nhất ở
a. Vùng ôn đới
b. Vùng nhiệt đới
c. Vùng nam cực
d. Vùng bắc cực
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây chỉ sống trong môi trường nước?
a. Ong, cá, chồn, hổ, lươn
b. Cá, thằn lằn, hổ, tôm, cua
c. Cá, tôm, ốc, cua, mực
d. Chim, ốc, mực, cua, bạch tuộc
Câu 6: Động vật có ở khắp mọi nơi là do
a. Chúng có khả năng thích nghi cao
b. Sự phân bố từ xa xưa
c. Do con người tác động
d. Cả a, b, c đúng
Câu 7: Động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng hơn vùng ôn đới, là vì
a. Do khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài động vật
b. Lượng thức ăn dồi dào, sinh sản nhanh làm số lượng cá thể tăng nhanh.
c. Cấu tạo cơ thể chuyên hóa thích nghi cao với điều kiện sống.
d. Cả a, b và c đúng
Câu 8: Ta cần phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng, phong phú?
a. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng
b. Phát triển chăn nuôi
c. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
d. Cấm săn bắt bừa bãi, bảo vệ động vật quý hiếm
e. Cả a, b, c và d đúng
Câu 9: Chim cánh cụt có đặc điểm lớp lông và lớp mỡ dày để thích nghi với điều kiện sống ở
a. Vùng nhiệt đới
b. Vùng ôn đới
c. Vùng băng giá
d. Vùng sa mạc
Câu 10: Động vật nào sau đây đã được con người thuần hóa trở thành vật nuôi?
a. Hổ
b. Chồn
c.Cá voi
d. Gà
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 1. Thế giới động vật đa dạng phong phú trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao
Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 1. Thế giới động vật đa dạng phong phú