Nhiếp ảnh chính là một ngành học đầy hấp dẫn đối với các bạn trẻ hiện nay. Để có thể hiểu rõ tính chất của ngành Nhiếp ảnh, các bạn hãy theo dõi những thông tin tổng quan về ngành học này mà Trang Tuyển Sinh chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Contents
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH NHIẾP ẢNH
Nhiếp ảnh chính là một ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Những người làm trong ngành nhiếp ảnh sẽ sử dụng các thiết bị để ghi lại được hình ảnh của những vật thể nào đó.
Quá trình được thực hiện bởi các thiết bị cơ học, hóa học hoặc những loại máy kỹ thuật số như máy quay hay máy chụp hình. Những người làm về lĩnh vực chụp hình gọi là nhiếp ảnh gia giúp ghi lại một phần hình ảnh trong cuộc sống. Hiện nay, nhiếp ảnh gia còn được đào tạo thêm về phần chỉnh sửa ảnh, hậu kỳ nên để tạo nên bức ảnh đẹp ghi lại từng khoảnh khắc sẽ dễ dàng hơn.
Mục tiêu đào tạo của ngành Nhiếp ảnh chính là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng về nhiếp ảnh để có năng lực thực hành các dịch vụ nhiếp ảnh như Studio, quảng cáo, in ấn, các bước xử lý kỹ thuật cần thiết khi chụp ảnh…
HỌC NGÀNH NHIẾP ẢNH RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Khi tốt nghiệp ngành Nhiếp ảnh, các bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc như:
- Phóng viên ảnh
- Người chụp ảnh nghệ thuật
- Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo
- Đào tạo ngành nhiếp ảnh
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH NHIẾP ẢNH
Mức lương ngành Nhiếp ảnh hiện nay rất đa dạng, nếu có năng lực thì mức lương hàng tháng mà các bạn có thể nhận được chính là một con số rất đáng kinh ngạc. Cụ thể mức lương mà các bạn có thể tham khảo là:
- Mức lương đối với những người làm trong ngành nhiếp ảnh thường dao động khoảng từ 5 – 6 triệu/ tháng.
- Đối với những bạn có kỹ năng chỉnh sửa photoshop mức lương sẽ cao hơn, khoảng từ 7 – 10 triệu/ tháng.
- Đối với những nhiếp ảnh gia làm việc freelancer mức lương dao động khoảng từ 12 – 15 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Nhiếp ảnh: 7210301
– Ngành Nhiếp ảnh xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
- R07 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
- R08 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
- R09 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên)
- R17 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội)
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH NHIẾP ẢNH
Số lượng trường đại học đào tạo ngành Nhiếp ảnh tại nước ta hiện nay chưa nhiều. Chính vì thế, nếu muốn theo học ngành Nhiếp ảnh thì các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sau đây:
- Khoa Báo chí, chuyên ngành Báo ảnh – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Điểm chuẩn ngành Nhiếp ảnh trong kỳ tuyển sinh năm 2020 tại các trường đại học dao động từ 16 điểm đến 22 điểm tùy theo quy định tuyển sinh của từng trường như xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia hoặc học bạ THPT kết hợp cùng với bài thi năng khiếu.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NHIẾP ẢNH
Chương trình đào tạo ngành Nhiếp ảnh sẽ trang bị cho sinh viên tất cả những kiến thức cần thiết thông qua những môn học như: Nhiếp ảnh kỹ thuật số, Lịch sử nhiếp ảnh Việt nam và Thế giới, Ống kính, Đèn flash, Ảnh phong cảnh, Ảnh kiến trúc, Ảnh macro, Ảnh chân dung studio, Ảnh quảng cáo, Ảnh thể thao… Có kỹ năng để xử lý các kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh với các thể loại khác nhau như ảnh quảng cáo, ảnh kiến trúc, ảnh thể thao… đặc biệt là ngôn ngữ sáng tạo của nhiếp ảnh.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Nhiếp ảnh chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH NHIẾP ẢNH
Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi, được nhiều người biết đến thì sẽ cần phải có được những tố chất như:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
- Để phát triển trong lĩnh vực nhiếp ảnh bạn cần phải bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến văn hóa, xã hội, vốn sống, đời sống thường ngày và tìm được những cái hay, cái lạ trong đời sống hàng ngày.
- Bạn cần phải là một người có tính kiên nhẫn và chịu khó tìm tòi trong công việc.
- Sử dụng thành thạo những phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bạn có thể tham gia các nhóm nhiếp ảnh hay một khóa học chỉnh sửa ảnh nào đó để nâng cao nghiệp vụ tay nghề và chuyên môn.
- Nắm vững được những kỹ thuật cơ bản như thông số của máy, cách thiết lập các thông số tùy thuộc vào từng điều kiện chụp và thời điểm khác nhau.
Nhiếp ảnh chính là một ngành có thách thức rất lớn. Chính vì thế, để có thể phát huy hết khả năng của mình và bắt kịp xu thế của sự thay đổi về những phương tiện kỹ thuật hiện đại thì các bạn sẽ cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình sẽ lựa chọn.