Khảo sát thực tế cho thấy việc xây dựng hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng trên, công ty AZTAX chia sẻ đến quý doanh nghiệp cách xây dựng thang bảng lương theo Nghị đinh 205/2004/NĐ-CP đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Quy định hiện hành về hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP trong các công ty Nhà nước
Ngày 14/12/2004, Chính phủ có Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty nhà nước gồm các đối tượng:
- Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh
- Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát
- Tồng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
- Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ
Chi tiết hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP
1.1 Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân
Đối với chuyên gia cao cấp có 3 bậc lương:
- Hệ số lương: 7,00 – 7,50 – 8,00
- Mức lương từ 1/10/2004: 2.030 – 2.175 – 2.320 ngàn đồng
Đối với nghệ nhân có 2 bậc lương:
- Hệ số lương: 6,25 – 6,75
- Mức lương từ 1/10/2004: 1.812,5 – 1.957,5 ngàn đồng
1.2 Bảng lương của Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
Được thiết kế theo lương chức vụ, mỗi chức danh có 2 bậc lương thoe hạng doanh nghiệp.
Đối với tổng công ty có 2 dạng:
- Tổng công ty đặc biệt và tương đương
- Tổng công ty và tương đương
Đối với công ty có 3 hạng: hạng I, hạng II, hạng III
- Cao nhất là tổng giám đốc tổng công ty đặc biệt và tương đương có 2 bậc lương với hệ số là 7,85 và 8,2.
- Thấp nhất là kế toán trưởng công ty hạng III có 2 bậc lương với hệ số là 4,33 và 4,66
1.3 Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ
Gồm có 4 chức danh:
- Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp có 4 bậc lương: 5,58 – 5,92 – 6,26 – 6,60
- Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính có 6 bậc lương: 4,0 – 4,33 – 4,66 – 4,99 – 5,32 – 5,65
- Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư có 8 bậc lương: 2,34 – 2,65 – 2,96 – 3,27 – 3,58 – 4,2 – 4,51
- Cán sự, kỹ thuật viên: bậc 1 có hệ số 1,80, bậc 12 có hệ số 3,89
1.4 Bảng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng
Đối với chức danh này, theo quy định chỉ hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng công ty
Hệ số phụ cấp cao nhất là tổng công ty hạng đặc biệt:
- Trưởng phòng hệ số 0,7
- Phó phòng hệ số 0,6
Thấp nhất công ty hạng III
- Trưởng phòng hệ sô 0,3
- Phó phòng hệ số 0,2
1.5 Thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh
a, Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III)
Ví dụ: ngành chế biến lâm sản
Nhóm I: chế biến dầu thảo mộc, trang trí bề mặt gỗ có 7 bậc lương với hệ số lương các bậc là: 1,45 – 1,71 – 2,03 – 2,39 – 2,83 – 3,34 – 3,95
Nhóm II: sản xuất cót ép, mây tre, trúc, chế biến cánh kiến đỏ có 7 bậc lương với hệ số là: 1,55 – 1,83 – 2,16 – 2,55 – 3,01 – 3,56 – 4,20
Nhóm III: cưa xẻ máy, mộc máy, mộc tay, chạm khắc, khắc gỗ, sản xuất ván dăm, ván sợi, gỗ dán với hệ thống lương các bậc: 1,67 – 1,96 – 2,31 – 2,71 – 3,19 – 3,74 – 4,9
b, Thang lương 6 bậc: dùng cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm , dệt, thuộc da, giày may, nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp, xây dựng, dầu khí, khai thác hầm lò.
Ví dụ: ngành dệt, thuộc da, giả da, giày may
Chia 3 nhóm theo mức độ nặng nhọc và tính phức tạp của công việc:
- Nhóm I: hệ số lương các bậc là: 1,55 – 1,85 – 2,22 – 2,65 – 3,18 – 3,8
- Nhóm II: 1,67 – 2,01 – 2,42 – 2,9 – 3,49 – 4,2
- Nhóm III: 1,78 – 2,13 – 2,56 – 3,06 – 3,67 – 4,4
1.6 Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Gồm 16 loại khác nhau:
Ví dụ:
Bảng lương công nhân viên sản xuất điện (đối với trưởng ca vận hành các nhà máy điện, kỹ sư điều hành hệ thống điện) có 5 bậc lương, các bậc có hệ số lương tăng đều là 0,4: 4,00 – 4,40 – 4,8 – 5,2 – 5,6
Đối với công nhân lái xe có 4 bậc và chia 6 loại:
- Loại 1 (xe con): 2,18 – 2,57 – 3,05 – 3,60
- Loại (xe tải, xe cẩu 40 tấn trở lên): 3,2 – 3,75 – 4,39 – 5,15
2. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP
Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.
Bội số thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất soa với người có trình độ thấp nhất.
Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phực tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.
Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
Xem thêm: Quy định và hướng dẫn xây dựng thang bảng lương theo Nghị đinh 90/2019/NĐ-CP mới nhất năm 2021
>>> Nếu quý doanh nghiệp là những công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đang gặp khó khăn, vướng mắc về cách xây dựng thang bảng lương thì hãy xem ngay:
- Cách xây dựng thang bảng lương của công ty cổ phần – Kế toán AZTAX
- Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước chuẩn nhất
- Hướng dẫn xây dựng hệ thống thang bảng lương doanh nghiệp tư nhân
Hi vọng với những chia sẻ về quy định và hướng dẫn xây dựng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ở trên của công ty AZTAX chúng tôi, sẽ giải đáp được những khó khăn thắc mắc của quý doanh nghiệp về cách xây dựng thang bảng lương.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP, quý khách hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!