Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn về viên uống này với sự tham vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ. Đồng thời xem qua những thông tin review về các sản phẩm viên uống mầm đậu nành phổ biến trên thị trường hiện nay nhé!
Contents
- 1 I. Viên uống mầm đậu nành nào tốt? Tìm hiểu về mầm đậu nành trước khi dùng
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 Viên uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
- 1.5 Liệu viên uống mầm đậu nành có làm tăng vòng 1 như lời đồn?
- 1.6 Viên uống mầm đậu nành nào tốt? Mầm đậu nành có an toàn không?
- 2 II. Lưu ý khi chọn mua và sử dụng viên uống mầm đậu nành
I. Viên uống mầm đậu nành nào tốt? Tìm hiểu về mầm đậu nành trước khi dùng
Viên mầm đậu nành là sản phẩm chiết xuất từ mầm đậu nành – chứa hàm lượng các dưỡng chất cao hơn nhiều lần so với hạt đậu nành thông thường. Trong đó phải kể đến isoflavone – hoạt chất chính làm nên tác dụng của mầm đậu nành.
Vì isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen nên khi vào cơ thể, isoflavone có thể đóng vai trò của estrogen. Cụ thể mức độ hoạt động của isoflavone đối với cơ thể như thế nào thì còn tuỳ vào tình trạng nội tiết của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung, estrogen là nội tiết tố có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến nữ giới.
Viên uống mầm đậu nành có tác dụng gì?
Isoflavone với hàm lượng cao trong viên uống mầm đậu nành đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng đem đến những lợi ích sức khỏe đáng kể như:
- Làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, cáu gắt, trầm cảm. Đây được xem như liệu pháp thay thế hormone ở hàm lượng thấp và tác dụng nhẹ hơn, từ đó cũng ít tác dụng phụ hơn.
- Hỗ trợ phòng ngừa loãng xương.
- Góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim do có tác dụng giảm cholesterol máu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra isoflavone được bổ sung bởi các thực phẩm làm từ đậu nành cho hiệu quả giảm mỡ máu tốt hơn viên uống bổ sung.
- Ngăn chặn lão hóa da, làm mờ vết nám, sạm, tàn nhang. Một kết quả nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy uống 40 mg isoflavone aglycone đậu nành mỗi ngày giúp trẻ hoá da ở phụ nữ tuổi trung niên.
Liệu viên uống mầm đậu nành có làm tăng vòng 1 như lời đồn?
Theo ThS. BS Huỳnh Kim Dung, thực tế, vòng 1 to hay nhỏ được quyết định phần lớn ở yếu tố di truyền. Nếu thể trạng bạn ngực nhỏ thì cũng rất khó để làm vòng 1 to ra. Đồng thời, viên uống mầm đậu nành cũng không có tác dụng làm tăng vòng 1. Nếu muốn cải thiện kích thước và sở hữu vòng 1 săn chắc, bạn cần có chế độ tập luyện, mát xa và ăn uống phù hợp.
Viên uống mầm đậu nành nào tốt? Mầm đậu nành có an toàn không?
Viên uống mầm đậu nành an toàn để sử dụng nếu bạn đã tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tránh việc tự ý sử dụng dễ dẫn đến quá liều, tương tác thuốc hay các tác dụng phụ khác.
- Về liều dùng, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hàm lượng 900mg tinh chất mầm đậu nành.
- Về khả năng gây ung thư vú, điều này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy uống mầm đậu nành sẽ giúp cải thiện bệnh ung thư vú, một số khác cho kết quả ngược lại. Tốt nhất, người có nhu cầu dùng hoặc bệnh nhân ung thư vú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bạn có thể xem thêm: Tinh chất mầm đậu nành có tốt không?
II. Lưu ý khi chọn mua và sử dụng viên uống mầm đậu nành
Viên uống mầm đậu nành nào tốt là một câu hỏi khó. Bởi hiện nay trên thị trường có hàng trăm đến hàng nghìn các dòng viên uống mầm đậu nành khác nhau làm bạn bối rối khi lựa chọn và sử dụng các loại viên uống này. Thấu hiểu tâm lý này của các chị em mà Hello Bacsi đã tổng hợp các lưu ý dưới đây, chị em hãy cùng xem qua và lưu lại nhé!
- Lựa chọn sản phẩm có hàm lượng mầm đậu nành nằm trong mức khuyến cáo: 900mg/ngày.
- Nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng.
- Luôn sử dụng đúng liều lượng đã được khuyến cáo trên bao bì, không uống quá liều.
- Lựa chọn các sản phẩm được chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào, tốt nhất là loại mầm đậu nành không biến đổi gen.
Lưu ý: Viên mầm đậu nành không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.