Thủy tức là loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang chuyên sống ở các ao hồ, đầm, lầy. Vậy thủy tức sinh sản bằng hình thức nào? Nó có cấu tạo ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loài động vật bậc thấp này nhé!
Contents
Cấu tạo của thủy tức
Thủy tức có cấu tạo gồm 2 lớp là lớp ngoài và lớp trong. Giữa 2 lớp chính là một lớp keo mỏng.
- Lớp ngoài của thủy tức gồm có 4 loại tế bào:
- Tế bào gai: Đây là loại tế bào hình túi có gai ở phía bên ngoài. Sợi gai rỗng vừa dài, vừa nhọn và xoắn lộn vào trong. Khi bị kích thích thì sợi gai sẽ phóng chất độc làm tê liệt con mồi.
- Tế bào thần kinh: Là loại tế bào hình sao, có gai nhô ra ở phía ngoài, còn phía trong tỏa nhánh và liên kết với nhau tạo ra mạng thần kinh hình lưới.
- Tế bào sinh sản: Tế bào này gồm có 2 dạng là trứng và tinh trùng. Tế bào trứng có hình cầu và được hình thành ở con cái. Tế bào tinh trùng được hình thành từ tuyến vú của con đực.
- Tế bào mô bì – cơ: Đây là tế bào chiếm phần lớn của lớp ngoài giúp che chở, liên kết với nhau nhau để thủy tức cơ thể có thể co duỗi theo chiều dọc.
- Lớp trong của thủy tức gồm:
- Tế bào mô cơ – tiêu hóa: Đây là loại tế bào chiếm chủ yếu của lớp bên trong gồm có hai roi và không bào tiêu hóa. Tế bào này làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn là chính. Phần ngoài được liên kết nhau giúp cơ thể thủy tức co duỗi được theo chiều ngang.
- Tế bào tuyến: Đây là loại tế bào nằm xen giữa các tế bào mô cơ tiêu hóa. Loại tế bào này có nhiệm vụ tiết dịch vào khoang tiêu hóa để giúp thủy tức có thể tiêu hóa được ngoại bào.
Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?
Đây là loài động vật bậc thấp nên rất nhiều người tò mò không biết thủy tức sinh sản bằng hình thức nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về các hình thức sinh sản của thủy tức.
Sinh sản vô tính
Khi có đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sẽ sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con sau khi đã tự kiếm được thức ăn sẽ tách ra khỏi cơ thể thủy tức mẹ để sống độc lập.
Sinh sản hữu tính
Khi điều kiện sống khó khăn, nguồn thức ăn ít ỏi thì thủy tức sẽ sinh sản hữu tính. Tế bào trứng của con cái được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bị phân cắt thành nhiều lần và tạo ra thủy tức con.
Tái sinh
Thủy tức còn có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một phần cơ thể bị cắt ra. Hợp tử sau khi được hình thành sẽ có vỏ để bảo vệ và sống tiềm sinh cho đến khi có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành thủy tức.
Thủy tức di chuyển như thế nào?
Có hai cách di chuyển mà thủy tức hay sử dụng là:
- Kiểu sâu đo: Đây là kiểu di chuyển từ trái sang, đầu tiên chúng sẽ cắm đầu xuống để làm trụ sau đó co duỗi và trườn cơ thể để có thể di chuyển.
- Kiểu lộn đầu: Đây là kiểu di chuyển từ bên trái sang, chúng đầu cắm xuống và lấy đầu làm trụ rồi cong thân, sau đó cắm xuống đất và di chuyển tiếp tục như vậy.
Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về loài thủy tức. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn biết được thủy tức sinh sản bằng hình thức nào? Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung bài viết hãy comment ngay bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
- So sánh trùng kiết lị và trùng biến hình | Giống & Khác Nhau
- Tại sao đàn châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó
- Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần
- Tại sao ếch kiếm ăn vào ban đêm