Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần quan trọng của báo cáo tài chính, dùng để phân tích các thông tin đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…. Dưới đây, E-invoice sẽ hướng dẫn doanh nghiệp lập thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200.
Thuyết minh báo cáo tài chính để phân tích số liệu.
1. Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành, không thể tách rời của báo cáo tài chính, dùng để mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, bản thuyết minh báo cáo tài chính có thể trình bày các thông tin khác nếu doanh nghiệp cần đảm bảo cho việc trình bày trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. >> Tham khảo: Báo cáo tài chính là gì?
2. Nguyên tắc lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính
3. Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính
4. Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập chỉ tiêu trên bản thuyết minh BCTC.
Các chỉ tiêu trong thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những gì? Phương pháp lập như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!
4.1. Đặc điểm hoạt động doanh nghiệp
Phần này, doanh nghiệp cần nêu rõ: – Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước, Cổ phần, TNHH, Hợp danh/Tư nhân… – Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ… – Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm – Chu kỳ sản xuất, kinh doanh: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân – Đặc điểm hoạt động: Nêu rõ về diễn biến thị trường, hoạt động chia tách, sáp nhập hoặc thay đổi quy mô. – Cấu trúc doanh nghiệp: Danh sách công ty con, công ty liên doanh, đơn vị trực thuộc.
4.2. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
4.3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
4.4. Chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
4.5. Chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
4.6. Thông tin bổ sung cho Bảng cân đối kế toán
Phần này doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu để người đọc hiểu rõ hơn các nội dung khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
4.7. Thông tin bổ sung cho Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp phải trình bày, phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người đọc hiểu rõ về doanh thu, chi phí.
4.8. Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Doanh nghiệp phải trình bày, phân tích số liệu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người đọc hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của doanh nghiệp.
4.9. Thông tin khác (Nếu có)
Ngoài các thông tin đã trình bày trong các phần trên, doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin bằng chữ viết, hoặc số liệu theo quy định của chuẩn mực kế toán nhằm giúp người đọc BCTC cảm thấy trung thực, hợp lý hơn. Trên đây là hướng dẫn lập thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B09-DN chi tiết từng chỉ tiêu theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Các doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng. Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.