Mời các em tham khảo Dàn ý thuyết minh bài thơ Nhàn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!
Contents
Dàn ý thuyết minh bài thơ Nhàn – Mẫu số 1
I. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
VD : Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho tài đức vẹn toàn, là một người có nhiều đóng góp lớn trong thi đàn văn học Việt Nam.
II. Thân bài
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585), quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
– Ông đỗ trạng nguyên năm 1535, sau đó ra làm quan dưới triều nhà Mạc.
– Là một người tính ngay thẳng, không ưa xu nịnh luồn củi. Có lần ông dâng sớ lên triều đình muôn vạch tội bọn lộng thần nhưng nhà vua không nghe theo. Ông cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân và sống cuộc đời ẩn dật ở quê nhà.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, biết nhìn xa trông rộng, nhiều lần ông đã mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc cho người vô tội.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, ông đế lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.
– Tư tưởng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là những giáo huấn, những triết lí ca ngợi chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói xấu trong xã hội.
III. Kết bài
– Khẳng định tài năng và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
VD : Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách. Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.
Dàn ý thuyết minh bài thơ Nhàn – Mẫu số 2
I. Mở bài.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà Nho tài đức vẹn toàn.
II. Thân bài.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491-1585 ) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
– Đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc:
+ Dâng sớ vạch tội bọn lộng thần → vua không nghe → cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm: có nhiều mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc:
+ Để lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.
+ Thơ ông mang đậm chất giáo huấn, triết lý, ca ngợi chí kẻ sĩ, thú thanh nhàn, và phê phán những thói xấu trong xã hội.
III. Kết bài:
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương về tài năng và nhân cách.
– Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.
Dàn ý thuyết minh bài thơ Nhàn – Mẫu số 3
I. Tác giả
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
– Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.
– Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.
– Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.
– Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết).
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.
– Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.
2. Sự nghiệp văn học
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc
– Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài).
– Nội dung thơ: thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
-/-
Trên đây là Dàn ý thuyết minh bài thơ Nhàn do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!