Contents
- 1 Soạn bài: Qua Đèo Ngang (soạn 2 cách)
- 2 Soạn bài: Qua Đèo Ngang (soạn 2 cách)
- 3 Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì
- 4 I. Dàn ýCảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang (Chuẩn)
- 5 Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ “Qua đèo ngang” được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Soạn bài: Qua Đèo Ngang (soạn 2 cách)
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Soạn cách 1
– Qua những chi tiết về thời gian và hình ảnh trong bài, cho ta thấy, thời gian trong bài thơ là lúc chiều tà (bóng xế tà)
– Buổi chiều, đặc biệt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết. => Trong bài thơ này, tác giả đã vận dụng thời điểm xế chiều của trời đất để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những dòng tâm trạng của mình.
Soạn cách 2
– Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà (khi trời chuẩn bị tối)
– Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang.
Soạn bài: Qua Đèo Ngang (soạn 2 cách)
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy:lác đác, lom khom; các từ tượng thanh:quốc gia, gia gia.
Soạn cách 1
Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn:
– Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế
– Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái“bóng”của con người (ta với ta), còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều“cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.
– Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng,“lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
– Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con“quốc quốc”(con cuốc) và“gia gia”( con đa đa).
Soạn cách 2
Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:
– Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút
– Thời gian: chiều tà
– Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại
– Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia
– Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.
– Các từ láylác đác, lom khom đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láyquốc quốc, gia gia cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì
Câu hỏi: Qua bài thơ “Qua đèo ngang”, cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
Trả lời:
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.
• Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước
• Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi.
• Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
• Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.
Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
I. Dàn ýCảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ “Qua Đèo Ngang”:+ Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh – tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.
2. Thân bài
– Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:+ Không gian, thời gian+ Cảnh vật, âm thanh…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ýCảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang tại đây.