Nội dung bài viết
A. Phương pháp giải
– Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
– Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại có thể biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thành chùm tia phản xạ song song.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Một chùm tia song song chiếu đến một gương, chùm phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm và ngược lại, một chùm tia phân kì thích hợp chiếu đến gương sẽ cho chùm tia phản xạ song song. Gương ấy là loại gương:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lõm
C. Gương cầu lồi
D. Cả ba loại gương trên
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ hội tụ.
Chọn B
Ví dụ 2: Vật sáng qua gương nào sau đây không thể cho ảnh thật?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lõm
C. Gương cầu lồi
D. Gương phẳng và gương cầu lồi.
Gương phẳng và gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo
Chọn D
Ví dụ 3: Đặt một vật cao 10cm trước 3 gương. Gương thứ nhất (G1) cho ảnh cao 10cm, Gương thứ hai (G2) cho ảnh cao 8cm, Gương thứ ba (G3) cho ảnh cao 14cm. Hãy gọi tên các gương.
A. G1 là gương phẳng, G2 là gương cầu lõm, G3 là gương cầu lồi.
B. G1 là gương phẳng, G3 là gương cầu lõm, G2 là gương cầu lồi.
C. G2 là gương phẳng, G1 là gương cầu lõm, G3 là gương cầu lồi.
D. G2 là gương phẳng, G3 là gương cầu lõm, G1 là gương cầu lồi.
Gương phẳng tạo ảnh ảo có kích thước bằng vật, gương cầu lồi tạo ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật, gương cầu lõm cho ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật.
Nên Gương thứ nhất G1 là gương phẳng, G2 là gương cầu lồi, G3 là gương cầu lõm.
Chọn B
C. Bài tập tự luyện
Câu 1. So sánh góc tới và góc phản xạ của ba loại gương.
A. Gương phẳng: góc tới bằng góc phản xạ.
B. Gương cầu lõm: góc tới lớn hơn góc phản xạ.
C. Gương lồi: góc tới nhỏ hơn góc phản xạ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về đường đi của một tia sáng khi đến gương cầu lõm ?
A. Các tia sáng khi đến gương cầu lõm đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.
B. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm phản xạ là một chùm sáng phân kì.
C. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm phản xạ là một chùm sáng hội tụ.
D. Khi phản xạ trên gương cầu lõm, tia tới và tia phản xạ không bao giờ trùng nhau.
Câu 3. Dùng các từ thích hợp trong khung để diền khuyết hoàn chỉnh các câu sau:
Gương cầu lõm là (1)……. mặt cầu (2) …. ánh sáng.
Mặt phản xạ của gương cầu lõm quay về phía (3)……
Ảnh của vật trước và sát gương (4) ……và đều là (5)…..
Đáp án nào sau đây đúng?
A. (1) – a ; (2) – h ; (3) – c ; (4) – e ; (5) – g
B. (1) – a ; (2) – d ; (3) – b ; (4) – e ; (5) – g
C. (1) – a ; (2) – h ; (3) – b ; (4) – e ; (5) – g
D. (1) – a ; (2) – h ; (3) – b ; (4) – e ; (5) – f
E. (1) – a ; (2) – h ; (3) – b ; (4) – d ; (5) – g
Câu 4. Người ta đặt hai ngọn nến giống hệt nhau, một trước gương cầu lõm và một trước gương phẳng với những khoảng cách như nhau và gần sát gương. Khi đó:
A. Ảnh qua gương cầu lõm lớn hơn ảnh qua gương phẳng.
B. Ảnh qua gương cầu lõm bé hơn ảnh qua gương phẳng.
C. Ảnh qua gương cầu lõm bằng ảnh qua gương phẳng.
D. Ảnh luôn đối xứng với vật qua qua các gương.
E. Ảnh không đối xứng với vật qua qua các gương.
Câu 5. Ảnh của vật sáng đặt gần gương cầu lõm là:
A. Ảnh ảo có thể hứng được trên màn.
B. Ảnh ảo bé hơn vật.
C. Ảnh ảo có thể quay phim chụp ảnh được.
D. Ảnh ảo không chụp ảnh được.
E. Ảnh ảo hay ảnh thật tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 6. Ảnh của một ngọn nến đặt sát gương cầu lõm là:
A. Một ảnh ảo bằng và ngược chiều với vật.
B. Một ảnh thật bé hơn vật đối xứng với vật qua gương.
C. Một ảnh ảo bé hơn vật đối xứng với vật qua gương.
D. Một ảnh ảo luôn luôn bé hơn vật.
E. Một ảnh ảo luôn luôn lớn hơn vật.
Câu 7: Ta biết rằng khi chiếu một chùm tia song song lên một gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Nếu đặt tại điểm đó một màn chắn nhỏ thì ta sẽ thấy:
Chọn câu trả lời đúng.
A. Một vệt sáng
B. Màn sáng hơn
C. Không thấy gì khác
D. Một điểm sáng rõ
Câu 8. Cho các điểm F, C và gương cầu lõm (hình vẽ). Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB
Câu 9. Cho các điểm F, C và gương cầu lõm (hình vẽ). Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB trong trường hợp sau.
Câu 10. Quan sát một viên phấn đặt sát gương cầu lõm
a. Ảnh của viên phấn là ảnh thật hay ảnh ảo? Độ lớn của ảnh như thế nào so với độ lớn của viên phấn? Khoảng cách từ ảnh của viên phấn đến gương gần hơn hay xa hơn khoảng cách từ viên phấn đến gương?
b. Nếu xê dịch viên phấn đến gần gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
c. Nếu xê dịch viên phấn ra xa gương thì ảnh của nó xê dịch như thế nào?
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 9: Cách giải bài tập về gương phẳng nâng cao cực hay, có đáp án
- Dạng 10: Bài tập Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi hay, có đáp án
- Dạng 11: Cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi cực hay
- Dạng 12: Bài tập về Ứng dụng của gương cầu lồi cực hay, có đáp án
- Dạng 14: Cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lõm cực hay
- Dạng 15: Bài tập về Ứng dụng của gương cầu lõm cực hay, có đáp án
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án