CPU được xem là cơ quan đầu não không chỉ của máy tính mà còn cả smartphone. Linh kiện này còn có tác động lớn đến quá trình vận hành các chương trình và tốc độ xung nhịp là một thông số kĩ thuật quan trọng của CPU. Vậy Tốc độ xung nhịp của CPU là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay thôi nào!
Bài viết được tham khảo từ các chuyên trang công nghệ: Intel, tom’sHARDWARE, How To Geet.
Xem thêm: Tắt máy tính khi cập nhật Windows? Liệu điều này có tốt hay không?
1. Tốc độ xung nhịp của CPU là gì?
Tốc độ xung nhịp của CPU là biểu thị số chu kỳ mà CPU có thể thực thi được mỗi giây, được đo bằng đơn vị Hertz (Hz) và còn có tên gọi khác là tần số PC, tần số CPU. Ví dụ, một CPU có tốc độ xung nhịp 3.2 GHz, tức thực hiện 3.2 tỷ chu kỳ mỗi giây.
Nói chung, tốc độ xung nhịp là khả năng xử lý của con chip, tốc độ xung nhịp càng cao thì CPU có thể thực hiện nhiều phép tính hơn, từ đó làm cho máy tính nhanh hơn.
Trước sự ra đời của CPU đa lõi, tốc độ xung nhịp được xem là thông số chính để so sánh bộ xử lý lõi đơn. Tuy nhiên, ngày nay các cuộc so sánh này đã được xem xét cùng với số lượng lõi, bộ nhớ đệm CPU và mức tiêu thụ điện năng.
Chúng ta cần phải lưu ý rằng tốc độ xung nhịp khác với số nhân CPU, số nhân giúp bạn giải quyết những tác vụ ít phổ biến và tốn thời gian hơn. Đặc biệt, tốc độ xung nhịp cũng không được nhầm lẫn với tốc độ bus, yếu tố này cho bạn biết tốc độ PC có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại vi hoặc linh kiện bên ngoài, như chuột, bàn phím hay màn hình,…
2. Tại sao tốc độ xung nhịp của CPU lại có tác động đến việc chơi game?
Tốc độ xung nhịp của CPU là một chỉ số thể hiện hiệu năng của bộ xử lý. Mặc dù các tác vụ như chỉnh sửa video hay phát video trực tuyến là dựa vào hiệu năng đa lõi, nhiều tựa game ngày nay vẫn đạt điểm chuẩn tốt nhất trên CPU với tốc độ xung nhịp cao nhất.
Các trò chơi với đồ họa nặng đang ngày càng phổ biến và phát triển. Tất cả các tính năng bổ sung và trải nghiệm thực tế đều yêu cầu một bộ xử lý có thể theo kịp để giúp người dùng có thể chơi game mượt mà hơn. Hầu hết các trò chơi hiện nay sử dụng từ 1 đến 4 lõi và nhiều trò chơi yêu cầu nhiều lõi xử lý đồng đều hơn để có được những trải nghiệm tối ưu nhất.
Tốc độ xung nhịp từ 3.5 GHz đến 4.0 GHz thường được coi là tốc độ xung nhịp tốt để chơi game nhưng điều quan trọng hơn là con chip đó phải có hiệu năng đơn luồng tốt. Điều này có nghĩa là CPU của bạn phải thực hiện tốt công việc hiểu và hoàn thành các tác vụ đơn lẻ.
3. Làm thế nào để điều chỉnh tốc độ xung nhịp của CPU?
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua đâu đó thuật ngữ ‘ép xung’, có nghĩa là tăng tốc độ xung nhịp CPU để tăng sức mạnh xử lý cho máy tính. Có hai phương pháp ép xung gồm ép xung tự động và ép xung theo cách thủ công.
Mặc dù ép xung tự động đơn giản và dễ thực hiện hơn nhưng không cung cấp cùng mức độ sắc thái và khả năng kiểm soát như lộ trình thủ công. Ép xung thủ công cho phép chúng ta điều chỉnh chính xác cài đặt của CPU theo từng bước mà chúng ta muốn, nhờ đó mà bạn có thể giảm thiểu nguy cơ CPU bị quá nhiệt.
Nhưng dù bạn thực hiện ép xung tự động hay thủ công, một vài bước đầu tiên của quy trình đều khá giống nhau:
- Kiểm tra nhiệt độ lõi CPU
- Theo dõi sự ổn định của CPU bằng một bài kiểm tra sức chịu đựng của CPU
- Đánh giá hiệu năng hiện tại của CPU
- Truy cập vào UEFI hoặc BIOS trên máy tính của bạn
- Chọn hệ số (đối với ép xung thủ công). Còn với ép xung tự động, hệ thống sẽ tự chọn hệ số nhân và vì vậy bạn sẽ không cần phải tự mình thực hiện, bạn có thể bỏ qua bước này và chuyển sang giai đoạn cuối cùng.
- Kiểm tra kết quả ép xung là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình.
Một số mẫu CPU trên thị trường ngày nay có cho phép người dùng ép xung. Chẳng hạn như các CPU Intel có chữ “K” (Intel Core i7 9700K) hay các bộ vi xử lý từ dòng Intel “X” đều có thể ép xung được.
Ngoài ra, các CPU AMD Ryzen đời mới đều được mở khóa và có thể được ép xung. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các thiết bị cũ hơn, bạn hãy tìm kiếm thông tin trên Google để xem liệu có thể ép xung được hay không cho an toàn nhé!
Về cơ bản, ép xung là cách tuyệt vời để phát huy tối đa tiềm năng của máy tính song phương pháp này cũng mang lại nhiều rủi ro vì có thể làm tổn hại đến phần cứng của máy tính. Trên thực tế, ép xung trên laptop nguy hiểm hơn rất nhiều so với máy tính để bàn vì hệ thống làm mát trên máy laptop còn hạn chế. Thậm chí CPU của laptop có thể sẽ bị cháy nếu thiết bị quá nóng và điều này là nguy hiểm lắm đó các bạn ạ.
4. Bạn không thể sử dụng tốc độ xung nhịp của CPU để so sánh hiệu năng máy tính
Chúng ta không thể chỉ nhìn vào tốc độ xung nhịp để so sánh CPU vì công nghệ bộ xử lý ngày nay đã không còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ xung nhịp hay số lõi. Nguyên nhân cũng là vì CPU hiện nay đã có một số bộ phận khác quyết định tốc độ hoạt động.
Tốc độ xung nhịp CPU là một phép đo hiệu năng ấn tượng nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định PC có đủ nhanh hay không. Các yếu tố khác như tốc độ buss, ổ cứng, RAM,… cũng quan trọng không kém và góp công lớn trong việc tăng hiệu năng cho máy tính.
Bạn hãy nhớ rằng khả năng làm mát cũng là một yếu tố đáng được quan tâm vì CPU có thể không thể duy trì tốc độ cao nhất mọi lúc do nếu bị quá nhiệt. Song, một máy tính có cùng một CPU nhưng có hệ thống tản nhiệt tốt hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn, ổn định hơn vì CPU đủ mát để chạy ở tốc độ cao trong thời gian dài.
Tổng kết
Tốc độ xung nhịp là đặc điểm và yếu tố quan trọng của CPU. Việc ép xung mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn mang những rủi ro nhất định, vì thế các bạn hãy cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng nhé! Bạn thấy bài viết của mình thế nào, hãy để lại cảm nghĩ bên dưới nhé!
Nguồn: Intel, tom’sHARDWARE, How To Geet.
Xem thêm: Tìm hiểu về sự khác biệt giữa CPU và RAM trên PC: Ra là như thế!
Biên tập bởi Vương Gia Bảo Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân
Bài viết liên quan
-
HOT: Lộ ngày ra mắt Dimensity 8200, đây là smartphone đầu tiên trang bị
2 ngày trước
-
Dimensity 8200 rò rỉ thông số vô cùng ấn tượng, Qualcomm có cần dè chừng?
4 ngày trước
-
TSMC đầu tư 12 tỷ đô, mang dây chuyền sản xuất chip tiên tiến nhất đến Mỹ
5 ngày trước
-
Chip ARM dự kiến sẽ là cuộc cách mạng tiếp theo trong thế giới PC
1 tuần trước
-
Chip Exynos 2300 của Samsung sẽ được đặc biệt tối ưu hóa cho One UI
19/11
-
Mẫu chip AR chuyên dụng Snapdragon AR2 Gen 1 đầu tiên của Qualcomm ra mắt
17/11