Có những con gà có đến hơn chục ngón chân mọc ra, nhưng lại không phải là cựa gà. Đó là lý do để loại gà 9 cựa là loại cực kỳ hiếm gặp, gần như chỉ có trong truyền thuyết.
Chân gà không phải là cựa gà
TS Võ Văn Sự, Trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh học, Viện Chăn nuôi cho biết, ở nước ta các giống gà thường có 4 ngón. Tuy nhiên cũng có một số giống có 5, 6 và hơn. Gà 5 ngón (gọi là ngũ trảo) như gà ác hoặc gà thái hòa, quý phi của Trung Quốc (cả ba loại này đều có xương, thịt, phủ tạng màu đen). Gà 6 ngón (lục trảo) như gà lục trảo có ở vùng Lạng sơn. Đặc điểm của các loại gà nhiều ngón là có cả trên hai chân, các ngón tương đối dài.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện một vài loại gà có 6-8 ngón tại một số vùng núi Bắc bộ. Các ngón phụ thường bé, ngắn và nằm sát với nhau. Một số người nhầm tưởng các ngón phụ đó là cựa (các mấu xương trồi ra trên cẳng chân) và liên hệ nó với con gà truyền thuyết (gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao). Thực tế thì cựa gà khác với chân gà.
Theo kinh nghiệm của anh Hoàng Đức Tuấn, Hội Sinh vật cảnh Hà Nội thì để lai tạo ra gà nhiều ngón không khó, nhưng tìm mua được gà nhiều cựa thì lại cực kỳ khó. Theo đó, chỉ cần mua một cặp gà ác, con càng nhiều ngón càng tốt, sau đó cho lai với gà ta. Đến đời lai F3 sẽ cho ra gà nhiều ngón và thịt không đen.
Như vậy không thể gọi là gà nhiều cựa mà chỉ có thể gọi là gà nhiều ngón. Với giống gà ác, không khó để tìm được loại gà có nhiều ngón, thậm chí có con có cả chục ngón chân mà không phải là cựa. Do đó, gà 9 cựa khác với gà 9 ngón chân. Khi sử dụng gà làm thực phẩm thì nên quan tâm đến chất lượng thịt hơn là việc con gà đó có bao nhiêu ngón hay bao nhiêu cựa.
Hiện, “cái nôi” gà nhiều cựa là Xuân Sơn, Phú Thọ. Nhưng một điều khiến các nhà khoa học còn đang băn khoăn là giống gà ở Xuân Sơn có thực sự mang nhiều “cựa” hay nhiều “ngón chân”, vì cách gọi gà nhiều “cựa” chỉ xuất phát từ dân gian, nhưng đặc điểm của “cựa” gà hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Do đó, cách gọi cựa gà hay chân gà cũng chỉ là tương đối và đang còn tranh cãi. TS Võ Văn Sự cho biết, cựa gà theo cách gọi dân dã hiện nay không cứng như cựa gà đá mà gần giống như ngón chân.
Do đó, để dễ hiểu thì chính các nhà khoa học cũng đã thống nhất cách xác định ngón chân gà ngoài chuyện để di chuyển thì còn có thể cào bới, bấu vào cây. Nhưng “ngón chân” đeo vào chân của gà Xuân Sơn lại không làm nhiệm vụ ấy, và như vậy có thể coi như là “cựa”. Song nếu khẳng định đó là “cựa” thì cũng không đúng vì nó không cứng như cựa gà đá. Theo các tài liệu khoa học về nguồn gen của các giống gà bản địa quý hiếm thì không có giống gà nào có 9 cựa. Vậy gọi tên con gà có nhiều ngón chân là gì để dễ hiểu, đồng nhất? Tại một cuộc hội thảo về bảo tồn gà 9 cựa, các nhà khoa học đã thống nhất gọi loại gà có nhiều ngón chân là gà nhiều cựa.
Gà 9 cựa do đột biến gen?
TS Nguyễn Quế Côi, chuyên gia về gia cầm của Viện Chăn nuôi cho biết, gà 9 cựa thực ra là gà 9 ngón do biến dị gen của ngón chân sau mà thôi. Còn giống gà này cũng chỉ có một cựa thôi. Câu chuyện gà chín cựa trong truyền thuyết cũng có thể có cơ sở, nhưng thực tế thì trong khoa học không ghi nhận có giống gà nào có 9 cựa. Các loại gà có nhiều ngón, mà người ta quen gọi là cựa hiện nay cũng không hoàn toàn chuẩn xác. Bởi cựa là xương cứng gắn liền với xương chân gà, còn ngón thì không gắn liền với chân gà mà có khớp cho nên các ngón này có thể cử động lủng liểng. Dựa trên định nghĩa cựa gà này thì có thể thấy gần như không tồn tại giống gà 9 cựa trên thực tế.
Theo truyền thuyết “gà 9 cựa” cũng được các chuyên gia đưa ra mổ xẻ dưới góc độ khoa học. Việc tìm ra con gà có đúng 9 cựa hiện nay là cực kỳ khó khăn, hiếm gặp, mà đa phần là gà có 5-6 cựa. Liệu có hay không vấn đề thoái hóa di truyền và những biến đổi khác làm cho kiểu hình của gà thay đổi? TS Võ Văn Sự cho biết, những giống gà được gọi là gà nhiều cựa, ở Việt Nam thì có các loại như gà bốn ngón (gà ác), năm ngón, ở Lạng Sơn thì có gà sáu ngón, thậm chí còn có gà 9 ngón ở Phú Thọ. Gà có nhiều ngón như vậy là do biến dị ở chân mà thành chứ không phải loài gà này có truyền thuyết Hùng Vương và được bảo tồn gen cho đến ngày nay.
Theo tìm hiểu của nhóm các nhà khoa học, TS Phạm Kim Đăng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, gà nhiều ngón hiện nay chỉ chiếm 16% trên tổng số đàn gà tại địa phương và được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả. Thức ăn chính được sử dụng để chăn nuôi gà là ngô, sắn, thóc. Gà nhiều ngón thuộc loại có khối lượng trung bình, thân hình cân đối, nhanh nhẹn. Đầu nhỏ, tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dày và có đặc điểm ngoại hình tương tự như gà ri: con trống chủ yếu có màu nâu đỏ (95%), con mái chủ yếu màu vàng nâu và vàng sẫm; mào gà chủ yếu là mào đơn (trên 90%). Trong đàn gà nhiều ngón, có 98,8% gà trống có 6-8 ngón; 90,16% gà mái có 5-7 ngón và 9,84% có 8 ngón. Không phát hiện thấy gà mái nào có 9 ngón.
Các chuyên gia cho biết, gà nhiều ngón là các giống gà đặc sản của Việt Nam, có chất lượng cao, dễ bán, giá rất cao, thông thường gấp 2-3 lần gà địa phương khác. Với gà nhiều ngón, số ngón càng cao thì giá càng cao: gà có 5-6 ngón, giá 250-270 nghìn đồng; gà có 7-8 ngón có giá 300-320 nghìn đồng/kg. Riêng gà 9 ngón thì người dân cho là rất quý, ăn thịt gà này sẽ rất may mắn nên không bán. Do có giá bán cao, dễ bán nên trong thời gian gần đây nhiều nông hộ đã đẩy mạnh phát triển giống gà này. Đàn gà tuy không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong sinh kế của người dân bản địa.
Theo tập quán của người dân ở các địa phương có nuôi gà nhiều ngón, gà 9 ngón là rất hiếm và được xem như một báu vật nên nếu gặp thì chỉ sử dụng để cúng tế. Tuy nhiên, xác xuất gặp gà có 9 ngón là cực kỳ thấp,