Trạng ngữ là gì? Khái niệm quen thuộc của Trạng ngữ có lẽ đã từng xuất hiện trong các chương trình lớp 5, 6 và trở nên rất phổ biến, quen thuộc hằng ngày. Nhưng nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn và chưa hiểu rõ thuật ngữ này. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc áp dụng chúng vào cấu trúc câu, đừng bỏ lỡ những chia sẻ của Colearn dưới đây nhé!
Trạng ngữ lớp 6
Combo kiến thức cơ bản về trạng ngữ
1. Định nghĩa
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân,… của sự việc được chỉ định trong câu. Các thành phần phụ trong câu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhấn mạnh ý chính của câu.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ SỐNG ĐỘNG
2. Các loại Trạng ngữ thông dụng
Trạng ngữ chỉ thời gian: vào, khi, lúc,… (Khi nào?)
Trạng ngữ chỉ cách thức: như nào, ra sao,… (Như thế nào?)
Trạng từ chỉ phương tiện: bằng, với,… (Bằng gì?)
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ở, trên, trong,… (Ở đâu)
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì, bởi, tại,… (Vì sao?)
Các em có thể đăng ký gia sư online của Colearn để cải thiện năng lực hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
3. Số lượng, vị trí và dấu hiệu để xác định trạng ngữ
Số lượng: Một câu có thể chứa một hoặc nhiều trạng ngữ.
Vị trí: Trạng ngữ thường đứng đầu câu, nhưng trong một vài trường hợp ngoại lệ có thể xuất hiện trạng ngữ đứng giữa hoặc cuối câu.
Dấu hiệu xác định:
- Định dạng: Trạng ngữ thường được ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy.
- Ý nghĩa: Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, cách thức, phương tiện, v.v. nhằm liên kết các câu và các đoạn văn để tạo ra các dòng liền mạch, trôi chảy, không bị ngắt quãng. Thêm trạng ngữ vào câu là một cách để kéo dài câu văn và làm cho nội dung của câu trở nên đầy đủ, phong phú và chính xác hơn.
Xem thêm: Cách học thuộc Văn nhanh
Phân tích kỹ các loại trạng ngữ
Phân tích những loại trạng ngữ
1. Trạng ngữ chỉ thời gian
Là bộ phận bổ trợ của câu xác định thời điểm xảy ra sự việc được chỉ định trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian biểu hiện đáp án cho câu hỏi vào khi nào? lúc nào?…
Ví dụ: Chúng em thường tổ chức tiệc liên hoan vào cuối năm học.
Xem thêm: Văn tự sự là gì? Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự cuốn hút
2. Trạng ngữ chỉ cách thức
Cung cấp ý nghĩa cho cách một hành động hoặc sự kiện được biểu diễn trong câu. Trạng ngữ chỉ cách thức trả lời cho chúng ta biết mọi thứ diễn ra như thế nào?
Ví dụ: Nguyễn Du, qua ngòi bút tài tình, ông đã tạo nên một kiệt tác bất hủ.
Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo thư viện bài giảng điện tử để nắm vững kiến thức trọng tâm nhanh nhất.
3. Trạng từ chỉ phương tiện
Là một bộ phận trong câu xác định các phương tiện và cách thức mà những gì được nêu trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi: qua cái gì? bằng cái gì?
Ví dụ: Với sự nhiệt huyết trong giảng dạy, cô giáo sẵn sàng giảng lại bài học khi chúng tôi chưa hiểu.
4. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Là bộ phận phụ của câu xác định vị trí sự việc, hành động được đề cập trong câu xảy ra. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường sẽ bổ sung đáp án cho câu hỏi ở đâu?
Ví dụ: Trong sân chơi của trường, các bạn học sinh đang vui chơi nhộn nhịp
Trong quá trình học tập các em có thể xem giải bài tập sách giáo khoa tất cả các môn để hiểu sâu cách giải những dạng bài tập trọng tâm nhanh nhất.
5. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Là một bộ phận bổ trợ trong câu xác định nguyên nhân, lý do vì sao của những sự việc xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân chính là đáp án cho câu hỏi: tại sao? vì sao? bởi lý do gì?,…
Ví dụ: Thời điểm những ngày trước Tết, có rất nhiều hoạt động mua sắm tại chợ hoa.
Xem thêm: Cách tính điểm trung bình môn có thể bạn chưa biết
Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức về trạng ngữ
Dựa trên những nội dung chúng mình đã chia sẻ phía trên, các bạn hãy trả lời những câu trắc nghiệm phía dưới để hiểu rõ và nhớ lâu các kiến thức về trạng ngữ nhé!
Một số ví dụ cho trạng ngữ
Câu 1: Tìm ra câu trả lời đúng về trạng ngữ không được dùng để làm gì?
A. Cho biết nguyên nhân và mục đích của hành động được miêu tả trong câu.
B. Cho biết các hành động được miêu tả trong văn bản diễn ra khi nào và ở đâu.
C. Cho biết phương tiện và cách thức của hành động được nhắc đến trong câu.
D. Cho biết đối tượng thực hiện hành động được miêu tả trong câu.
Xem thêm: Cách tính điểm đại học chính xác nhất nên biết
Câu 2: Việc chia tách trạng ngữ thành câu riêng, mục đích của người nói, người viết là gì?
A. Rút gọn câu.
B. Để nhấn mạnh, chuyển ý, thay đổi hoặc thể hiện những cảm xúc cụ thể được biểu hiện trong câu.
C. Làm cho kết cấu câu được chặt chẽ hơn.
D. Làm cho nội dung của câu trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 3 : Bộ phận trạng ngữ ở câu nào sau đây không thể tách thành câu riêng biệt?
A. Mai và Linh đã là bạn rất thân từ khi còn học mẫu giáo.
B. Mỗi người đều cần phải học tập chăm chỉ để có kiến thức phong phú và xây dựng sự nghiệp ổn định.
C. Từ cách nói của anh ấy, chúng ta có thể thấy rằng có điều gì đó không ổn trong tâm trạng anh ấy
D. Mặt trời đã khuất sau rặng núi
Trạng ngữ và khái niệm về trạng ngữ nhìn chung thì đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ về chúng lại gây ra nhiều sự nhầm lẫn và sai sót là điều không tránh khỏi. Hy vọng các chia sẻ của Colearn sẽ cung cấp một cách tổng quan và chi tiết những kiến thức quan trọng về trạng ngữ nhằm giúp bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!