Contents
- 1 Trung thu là dịp để các bé ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa cùng người thân. Học cách vẽ tranh Trung thu, vẽ lễ hội, lồng đèn, con lân…
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 1Cách vẽ tranh về lễ hội Trung thu
- 1.5 2Cách vẽ tranh bánh Trung thu
- 1.6 3Cách vẽ tranh múa lân Trung thu
- 1.7 4Cách vẽ tranh lồng đèn Trung thu
- 1.8 5Bức tranh vẽ Trung thu đẹp và ý nghĩa nhất
Trung thu là dịp để các bé ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa cùng người thân. Học cách vẽ tranh Trung thu, vẽ lễ hội, lồng đèn, con lân…
Người ta hay nói “Tết Trung thu là Tết trẻ em” bởi đây là dịp các bé được vui chơi thoả thích với các lễ hội, trò chơi văn hoá phù hợp với lứa tuổi của mình. Cùng điểm qua các hoạt động đó bằng cách cùng bé vẽ tranh khung cảnh vui chơi, lồng đèn, bánh trung thu,…
Tham khảo thêm: Ý nghĩa các loại lồng đèn Trung thu truyền thống
1Cách vẽ tranh về lễ hội Trung thu
Bước tranh này sẽ có 3 nhân vật cùng các hoạt cảnh đường phố xung quanh trên giấy A4. Đầu tiên bạn sẽ bắt đầu vẽ con người trước khi vẽ khung cảnh phụ nhé.
Bước 1 Bạn vẽ bạn nữ mặc váy, tóc dài, để mái ngang, mang giày cầm đèn bươm bướm trước. Nhân vật này có vị trí ở giữa lệch về phía trái của toàn cảnh. Bạn vẽ bạn nữ này cao ⅔ tờ giấy A4 nhé.
Bước 2 Nhân vật thứ 2 là bạn nam nằm về phía trái của bạn nữ ở bước 1, tức phía trái trong cùng của bức tranh. Bạn nam này bạn vẽ đứng vị trí cao hơn bạn nữ nhé. Bạn vẽ bạn nam từ trên đầu xuống với ngoại hình cao như bạn nữ, mái tóc ngang, mang dép, cầm đèn ông sao.
Bước 3 Bạn vẽ nhân vật nữ cuối cùng nằm bên phải nhân vật đầu tiên, tức phía bên phải trong cùng của bức tranh. Bạn cũng vẽ bạn nữ từ trên xuống dưới với ngoại hình tóc buộc 2 chùm, có kẹp hoa 2 bên, mặc áo và quần dài, mang giày, cầm đèn trung thu.
Bước 4 Cuối cùng bạn vẽ những lùm cây xanh phía trước và sau cùng 1 toà nhà sau 3 nhân vật. Đừng quên vẽ làn đường dưới chân các bạn nhỏ để làm con đường đi của các bạn nhé. Trên bầu trời xa xa bạn vẽ những đám mây và ngôi sao sáng trong đêm trăng.
Tranh về lễ hội Trung thu
2Cách vẽ tranh bánh Trung thu
Bước 1 Bạn bắt đầu bức tranh này với nét vẽ mặt bánh trung thu hình vuông có nét bầu xung quanh bằng bút lông màu đen.
Bước 2 Tiếp theo bạn cũng dùng bút lông màu đen vẽ những đường thẳng xuống làm thân bánh. Nối những đường thẳng đó bằng bằng nét cong như trên mặt bánh.
Bước 3 Để vẽ hoa văn mặt bánh bạn vẽ một hình bầu dục đầu tiên chính giữa. Từ đó vẽ 8 cánh hoa xung quanh hình bầu dục. Sau đó bạn tô đường viền toàn bộ chiếc bánh bằng màu đen đậm hơn để khi tô màu lên bánh sẽ được ẽo nét hơn.
Bước 4 Bạn tiến hành tô bánh bằng bút lông màu vàng và màu cam. Lưu ý là bạn đưa bút lông vào tô từng chỗ trống của bánh, tránh di bút lem vào đường viền đen khiến màu đen sẽ bị lem ra nhé. Bạn dùng bút lông màu cam tô xung quanh 2 bên và lắp đầy chỗ cần tô với màu vàng. Làm tương tự đến khi tô hết chiếc bánh.
Bước 5 Cuối cùng bạn dùng bút lông màu nâu tô viền trên hoa văn cùng xung quanh bánh tạo cảm giác như một chiếc bánh trung thu nướng thật.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách vẽ tranh Giáng sinh Noel đẹp và đơn giản
Tranh bánh Trung thu
3Cách vẽ tranh múa lân Trung thu
Trong bức tranh này có 3 nhân vật, 2 bạn nam hoá trang thành ông lân và 1 bạn nữ cầm đèn ông sao theo sau. Xung quanh đó là cảnh vật về đêm, có cây cảnh, núi rừng, trăng sao.
Bước 1 Bạn bắt đầu với bạn nam đầu tiên đội đầu lân. Hãy vẽ nhân vật này lệch về phía trái bức tranh. Chỉ cần vẽ khuôn mặt bạn ấy đang cười, 2 tay nâng đầu lân và đầu lân thôi nhé. Tiếp theo bạn vẽ đầu lân có mắt tai,…
Bước 2 Bạn vẽ tấm vải kéo dài từ đầu lân đến phía sau sao cho che được nhân vật thứ 2. Nhân vật thứ 2 bạn vẽ đứng dưới tấm vải, 2 tay giơ lên cầm tấm khăn, miệng cười, 2 chân dang rộng.
Bước 3 Nhân vật bạn nữ thứ 3 cầm trên tay phải chiếc đèn ông sao, một chân chạm đất, 1 chân giơ lên như nhảy chân sáo. Tóc bạn nữ ngắn vừa và đang mặc đầm yếm. Bạn vẽ nhân vật này lệch về phía phải bức tranh nhé.
Bước 4 Hoạt cảnh xung quanh bao gồm: Cây cối, núi rừng, mây, mặt trăng, 2 dây ruy băng trang trí đêm trăng. Bạn có thể vẽ theo hình minh hoạ bên dưới hoặc trang trí thêm theo sở thích của mình nhé.
Vẽ tranh múa lân Trung thu
Bước 5 Bước này là bước tô màu. Bạn tô đầu lân nhiều màu, với lưỡi màu cam, mắt màu đỏ. Bạn nam đầu tiên mặc áo màu xanh dương đậm, quần màu xanh dương nhạt. Bạn nam thứ 2 mặc áo màu xanh lá cây, quần màu nâu, bạn nữ thứ 3 mặc váy màu hồng, áo màu trắng. Bầu trời trên cao bạn tô màu xanh dương đậm như bầu trời đêm, trăng màu vàng, cây xanh, đường màu vàng, dây ruy băng nhiều màu.
Tô màu tranh múa lân Trung thu
4Cách vẽ tranh lồng đèn Trung thu
Bước 1 Đầu tiên bạn vẽ một hình tròn chính giữa khung hình, trên và dưới hình tròn này bạn vẽ 2 đường thẳng và hình bầu dục.
Bước 2 Tiếp theo bạn vẽ dây treo và cần treo lồng đèn.
Bước 3 Bạn vẽ thêm 4 đường cong từ trên xuống dưới, gần giống quả bí đỏ.
Bước 4 Bạn trang trí dây tua rua bên dưới đèn lồng bằng cách vẽ theo thứ tự hình tròn, 3 dây tua rua ngay bên dưới.
Bước 5 Cuối cùng là bước tô màu. Bạn dùng bút lông màu đỏ để tô bức tranh này nhé. Bạn tô màu đỏ cho khung đèn lồng ngoài cùng, màu vàng cho khung kế tiếp, màu cam cho khung chính giữa, xanh lá cây và xanh dương cho 2 khung ngoài cùng bên phải. Dây tua rua bên dưới bạn tô màu đỏ. Cây cầm lồng đèn có màu hồng đậm nhé.
Tranh lồng đèn Trung thu
Tham khảo thêm: 11 món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam
5Bức tranh vẽ Trung thu đẹp và ý nghĩa nhất
Tranh vẽ lễ hội Trung thu trên đường phố
Thế giới mơ mộng về đêm Trung thu lung linh với chị Hằng trên cung trăng
Rước đèn của lũ trẻ đôi khi chỉ đơn giản với ông lân và đèn lồng
Mùa Trung thu của tuổi thơ thật trọn vẹn khi được bố mẹ cùng vui đùa
Chỉ cần màu sáp và vài nét vẽ đơn giản bé đã có thể phác hoạ nên khung cảnh rước đèn vui nhộn
Tham khảo thêm: Tìm hiểu ý nghĩa mặt nạ giấy bồi truyền thống Tết Trung thu
Hãy lưu lại những ý tưởng gợi ý vẽ tranh Trung thu bên trên để giúp các bé hiểu hơn về lễ hội văn hoá Trung thu này nhé.
Chọn mua bánh trung thu bán tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH