Việc làm Điện – Điện tử
Contents
1. Điện dân dụng là gì?
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta ngày nay, điện dân dụng rất quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Ngành điện dân dụng là gì? Là một nghề bao gồm sản xuất, lắp đặt tất cả các thiết bị máy móc liên quan đến điện và gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện, các thiết bị có sử dụng điện như: Đèn chiếu sáng, quạt, lò vi sóng, ti vi, tủ lạnh,…Đồng thời nó cũng có thể được lắp đặt phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của cá nhân với những quy mô nhỏ hoặc lớn.
Ở nước ta hiện nay, điện dân dụng hầu như đã được áp dụng rộng khắp. Không những được sử dụng nhiều nơi ở thành phố mà còn được đưa về các vùng nông thôn và miền núi. Nhiều vùng xa xôi, khu vực biên giới hải đảo cũng có những chính sách cụ thể để có thể cung cấp điện đến cho mọi người nhanh chóng hơn.
2. Vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống
Trở thành một thiết bị không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của mọi người. Việc làm lĩnh vực dân dụng có những vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, trong lao động hay trong sản xuất tự động hóa và được truyền đi khắp mọi nơi.
– Nghề điện dân dụng có vai trò cung cấp và thực hiện phục vụ cho đời sống sinh – hoạt và lao động sản xuất của người dân
– Nghề điện dân dụng góp phần vào trong quá trình thúc đẩy nhanh chóng tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó tăng thu nhập về kinh tế và thu lại nguồn lợi nhuận cao.
– Nghề điện dân dụng hiện nay rất phổ biến, như một nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng một cuộc sống phát triển, ấm êm của người dân. Nếu thiếu điện tất cả các thiết bị điện, thiết bị điện tử, các đồ dùng sinh hoạt, các công trình thi công, các nhà máy xí nghiệp sẽ không còn hoạt động được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước.
Xem thêm: Kỹ thuật điện tử truyền thông là gì?
3. Mô tả nghề điện dân dụng hiện nay
3.1. Các loại đồ điện dân dụng gồm những gì?
• Thông thường chúng ta có thể thấy trên thực tế hiện nay rất nhiều đồ điện dân dụng được sử dụng. Những đồ dùng về điện trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Mọi người có thể tìm hiểu một số thiết bị như sau:
• Trang thiết bị trong văn phòng: Máy hủy giấy tờ, máy vi tính, máy huỷ tài liệu, máy fax…
• Thiết bị phục vụ trong lĩnh vực giải trí: LCD và DVD, Tivi, máy quay phim, máy ảnh,….
• Các thiết bị chiếu sáng: Đèn điện, đèn bàn,….
• Các thiết bị phục vụ trong nhà bếp: có thể kể đến như lò nướng, bếp điện hoặc các thiết bị chạy bằng than, khí đốt, tủ lạnh, lò vi sóng,.. Và rất nhiều các thiết bị khác phục vụ cho mọi người.
3.2. Công việc của thợ điện dân dụng
Nếu một nhân viên văn phòng phải thực hiện các công việc về xử lý văn bản và giấy tờ, nhân viên kỹ thuật chuyên về sửa chữa máy móc, công nghệ thì nghề điện dân dụng, những người theo ngành này sẽ phải làm những công việc cụ thể nhất định. Những công việc của nghề điện dân dụng có thể làm được chia thành 7 công việc chính. Cụ thể:
1. Tiến hành bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị, nó có thể bao gồm những phần việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện như máy phát điện một pha, sửa chữa các hãng mạch tự động chạy trong các máy móc và thiết bị,…
2. Thực hiện các công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo đầu mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.
3. Tiến hành sửa lại các đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lập các công tắc và các bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn, xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm; Phục vụ mọi người lắp đặt các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại những ngõ, ngách trên địa bàn theo yêu cầu,…
4. Tu sửa những đồ dùng gia dụng thông thường hàng ngày như các loại : Bếp điện quạt, đèn, điều hòa, lò vi sóng, máy bơm, bàn ủi, , bình nước nóng. Các thiết bị dùng điện năng để tiêu thụ hàng ngày,…
5. Phục vụ và chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển và cảnh báo, tiến hành lắp các mạch điện và đường dây để có thể nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa cửa,…
6. Điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của các máy biến áp: Có thể lắp mạch, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.
7. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện những công việc liên quan trong nghề điện dân dụng là gì? Đó là việc tiến hành đục kim loại, sử dụng máy khoan, mài, cưa, cắt, hàn một số dụng cụ như hàn thiếc, uốn ống , tạo ren,…
Trên đây là 7 công việc chính một thợ sửa chữa điện có thể áp dụng. Không chỉ nghề nghiệp của họ được bó buộc trong những nội dung trên mà còn có thể thực hiện những công việc khác. Họ có thể đảm bảo các biện pháp tìm việc làm an toàn lao động và quản lý công việc, thời gian, sử dụng có hiệu quả những nguồn năng lượng hàng ngày cho công việc được thông suốt. Tuy nhiên, nếu bạn mới chỉ bắt tay vào nghề, bạn có thể lựa chọn các công việc đơn giản. Những công việc mang tính chất phức tạp hơn thường dành cho những người đã có kinh nghiệm, hoặc họ đã công việc này trong rất nhiều năm và có kinh nghiệm lâu đời.
Việc làm thợ điện dân dụng
Xem thêm: SMT là gì?
3.3. Điều kiện làm việc của thợ điện dân dụng
Khi các bạn nghe đến tên thợ điện dân dụng thì có lẽ các bạn cũng đã cảm nhận được sự thân thuộc bởi đây là ngành nghề không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhất là trong thời đại như bây giờ. Khi các bạn đi đường hay tại nhà cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các anh thợ điện dân dụng đang miệt mài sửa chữa điện và thực tế môi trường cũng như điều kiện làm việc của các bạn làm trong nghề này có thể nói là vô cùng đa dạng. Tuy nhiên những điều kiện làm việc cụ thể cũng còn tùy thuộc vào đặc thù cũng như tính chất của công việc, dưới đây là một số thông tin để các bạn tham khảo:
– Làm việc trong nhà hoặc ngoài trời
– Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nắng nóng, ẩm thấp
– Thợ sửa điện phải đi quãng đường dài khác nhau đến nơi làm việc
– Làm việc 40 giờ tiêu chuẩn và làm thêm giờ
– Làm việc vào ban đêm, cuối tuần. Các công ty sửa chữa điện thường có ba ca thợ điện
– Làm công việc mang tính lưu động.
– Làm việc trên cao.
– Làm việc gần những khu vực có điện nguy hiểm như ổ điện, hộp điện, cột điện.
3.4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng
Những người làm nghề điện dân dụng phải có các kỹ năng và kiến thức khá tốt, bên cạnh đó những yêu cầu tuyển dụng của nghề này như sau:
– Người làm nghề điện dân dụng phải có các kiến thức hiểu biết cơ bản về các cách sử dụng, các kĩ thuật điện và nắm được các kỹ năng đơn giản khi sử dụng nghề điện dân dụng là gì? Từ đó áp dụng các kiến thức cần thiết để có thể sử dụng linh hoạt và hiệu quả nhất có thể. Các kỹ năng khi làm về điện dân dụng là gì? Đó là sự đo lường, sửa chữa, lắp đặt mạng điện và các thiết bị điện nhanh chóng và hiệu quả nhất.
– Bên cạnh đó họ phải có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ, luôn có niềm đam mê và yêu thích công việc, đáp ứng đầy đủ những yếu tố về an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
– Là người có đủ về sức khoẻ, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, những bệnh hiểm nghèo, không bị một trong các bệnh sau: lao phổi, yếu tim, bệnh về xương khớp, thần kinh, , điếc, run tay, loạn thị,…Những người làm nghề điện cũng không được sợ độ cao để có thể làm công việc thuận tiện nhất.
Những yêu cầu cơ bản đối với người làm nghề điện dân dụng
– Không chỉ vậy cần có các kỹ năng chăm chỉ làm việc, cần cù, chịu khó, ham học hỏi từ cấp trên, có những thao tác xử lý các tình huống trường hợp nhanh chóng, có óc quan sát, chịu khó đào sâu và tìm hiểu mọi khía cạnh của vấn đề. Những trường hợp phát minh ra nhiều ý tưởng hay và độc đáo cũng có thể được khen thưởng và trọng dụng.
Vì vậy để trở thành những người chuyên cung cấp và sửa chữa điện lưới bạn phải có đủ các tiêu chuẩn trên.
>>> Nghề điện dân dụng đang là một trong những nghề hot nhất hiện nay. Tìm kiếm ngay cho mình ứng viên tìm việc làm tại Cao Bằng với nghề điện dân dụng cũng như hàng trăm nghề khác nhau. Xem ngay tại timviec365.vn để có sự chọn lựa phù hợp nhất
Việc làm Điện – Điện tử tại Hà Nội
4. Tại sao phải học nghề điện dân dụng
Thay vì lựa chọn những ngành nghề không tương xứng với bản thân, nếu bạn đam mê và yêu thích nghề này bạn có thể đưa ra đủ các lý do để chọn nó. Timviec365.vn có thể giúp bạn các lý do thông qua những lợi thế từ ngành điện dân dụng làm cho bạn có kiến thức và các sự lựa chọn đúng đắn của bản thân mình hơn.
4.1. Không bị nỗi ám ảnh về thất nghiệp
Khi ra trường chúng ta chắc chắn cũng đối mặt với rất nhiều nỗi lo của bản thân mình, đặc biệt nỗi ám ảnh lớn nhất có lẽ là nỗi lo về thất nghiệp. Trong thời buổi kinh tế ngày càng hiện đại như hiện nay, nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng cao, điện là yếu tố then chốt không thể thiếu của mọi gia đình, mọi công trường, mọi nơi làm việc. Do đó, nhu cầu sửa chữa điện luôn là một trong những nhu cầu rất cấp bách của mọi nơi. Nếu bạn theo học ngành này chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải băn khoăn hay suy nghĩ là mình sẽ làm tại đâu, tất nhiên bạn có rất nhiều môi trường làm việc khác nhau để có thể làm công việc này mà. Chỉ là bạn muốn làm việc tại môi trường nào mà thôi.
4.2. Đây là nghề mang tính ổn định, lâu dài
Bạn có thể thấy công việc của những người thợ điện dân dụng là gì? Nó khá ổn định và không mang tính thời vụ như một số nghề sửa chữa khác. Nếu những người sửa chữa điều hòa chỉ có thể hot vào mùa hè hoặc mùa đông thì những người lắp đặt điện dân dụng có thể làm công việc này quanh năm, suốt tháng. Vì vậy nó mang tính chất ổn định.
Với nghề thợ sửa điện dân dụng lượng khách hàng luôn có nhu cầu để họ thực hiện công việc quanh năm với lượng khách hàng tương đối lớn. Mọi người có đảm bảo những nhà máy xí nghiệp hàng năm không có sự hư hỏng về điện, các thiết bị điện trong gia đình hàng năm luôn hoạt động tốt? Chắc chắn không ai có thể đảm bảo được điều này. Vì vậy đây là công việc luôn mang tính chất lâu dài. Cơ hội việc làm không chỉ ở điện dân dụng mà bạn còn có thể tìm việc bảo trì với những công việc phù hợp với chuyên môn ngành điện của mình.
Tuy nhiên để làm được điều đó bạn cũng cần phải có những kỹ năng riêng và có những kiến thức của bản thân. Muốn có một công việc lâu dài bạn cũng cần rèn luyện sự kiên trì. Nếu nghề sửa chữa điện thoại yêu cầu những người kỹ thuật luôn phải tinh mắt, có tay nghề cao thì trong nghề điện rất cần đến sự kiên trì và tỉ mỉ. Đây là công việc mang lại cuộc sống ổn định cho mọi người, chính vì vậy, bạn phải biết rõ để có thể tăng cường học hỏi kiến thức của bản thân để áp dụng nó nhé.
4.3. Nghề sửa chữa điện dân dụng đơn giản, dễ làm
Nghề sửa chữa điện dân dụng theo ý kiến của nhiều người đây là một trong những ngành luôn đòi hỏi các kỹ năng của bản thân nhiều hơn, tuy vậy đây cũng là một ngành tương đối dễ học và dễ làm đối với những người mới chập chững theo con đường này. Các kỹ thuật chuyên môn sử dụng có thể được cập nhật và thực hiện theo các nguyên tắc, nguyên lý chung và hầu như các thao tác đó rất ít khi bị thay đổi. Do vậy bạn có thể nắm chắc kiến thức cho một công việc cụ thể và sau đó áp dụng nó trong mọi lần sau. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn chỉ cần học một lần và làm lâu mãi mãi.
Thay vì như những ngành nghề khác, bạn có thể áp dụng trong một số môi trường nhất định, nhưng đối với ngành điện dân dụng thì khác. Dù bán ở bất cứ đâu, khi bạn không có gì để sống, bạn vẫn có thể dựa vào tay nghề làm việc với nghề sửa chữa điện dân dụng để nuôi lớn bản thân mình ngày càng tốt hơn. Bởi vì trong bất kỳ một môi trường sống nào, ngành này cũng có thể được sử dụng.
Với những chia sẻ về điện dân dụng là gì bạn đã được tìm hiểu thông qua bài viết trên. Có nên lựa chọn nghề này hay không bạn hãy tự mình quyết định để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất nhé.
Xem thêm:electrical engineering là gì?