Lượng là khái niệm chỉ tính quy định khách quan của sự vật hiện tượng, biểu thì về con số, về quy mô, trình độ, màu sắc. Vậy lượng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng liên quan với nhau như thế nào?
1. Khái niệm về lượng
Lượng là gì? Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật hiện tượng, về các phương tiện. Nó biểu thị sự tồn tại của sự vật hiện tượng về tốc độ, nhịp điệu và quá trình vận động, quá trình phát triển của sự vật hiện tượng xung quanh. Sự vật hiện tượng nó tồn tại ở nhiều phương diện khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật hiện tượng đó.
Chất và lượng là hai phương tiện khác nhau của một sự vật hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai mặt chất và lượng đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật và hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối qua hệ khác lại là lượng.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng. Hai mặt này không thể tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Sự chuyển hóa về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật, nhưng không phải sự thay đổi về lượng nào cũng làm thay đổi được chất ở một giới hạn nào đó, sự thay đổi của lượng cũng chưa dẫn đến sự thay đổi của chất vì sự thay đổi của lượng chưa tác động được chất thay đổi được, đó gọi là độ.
Để hiểu rõ về mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng, bạn đọc cần hiểu rõ về các khái niệm và cách giải thích liên quan dưới đây!
Độ là gì?
Chúng ta có thể hiểu độ chính là cầu nối liên quan mật thiết giữa chất và lượng. Nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi được chất của sự vật hiện tượng. Vậy nên trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng và hiện tượng khác.
Bước nhảy là gì?
Bước nhảy là một quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, nó còn là sự chuyển hóa giữa chất và lượng. Sự thay đổi về chất diễn ra trong nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, nó được hình thành từ mâu thuẫn, điều kiện và tính chất của sự vật hiện tượng, đó là các bước nhảy: Nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển, đồng thời từ đó bắt đầu mở ra một giai đoạn mới, có thể tác động đến quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng . Bước nhảy luôn diễn ra trong không nó có thể làm biến đổi. Về chất tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp tới cao.
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có mặt chất và lượng, nó tồn tại lẫn nhau, làm chuyển hóa nhau, từ đó nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả hai mặt chất và lượng, tạo nên sự nhận thức giữa chất và lượng.
Điểm nút là gì?
Sự biến động của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng biến đổi đến một giai đoạn nào đấy nó sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất luôn. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện nhất điện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
Quá trình xảy ra bước nhảy sẽ xuất hiện các điểm nút, đây là giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng sẽ trực tiếp dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Tóm lại, sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng đi tới điểm nút nó sẽ làm thay đổi về chất qua bước nhảy, lúc này nó sẽ tác động trở lại và làm lượng biến đổi của sự vật hiện tượng. Sự biến đổi của sự vật hiện tượng này luôn diễn ra trong xã hội.
Ví dụ về lượng: Ví dụ H là sinh viên tốt nghiệp trường đại học sư phạm Hà Nội, khoa GDMN, sau khi ra trường H xin vào trường mầm non Tuổi Thơ làm giáo viên dạy hợp đồng cho trường. Sau khi trải qua 6 tháng dạy hợp đồng thì chị thi đỗ viên chức, H đã được nhà trường xin Phòng giáo dục nhận H vào trường để làm việc với chức danh giáo viên biên chế của nhà trường.
Như vậy có thể thấy H từ một sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mới chập chững bước vào nghề từ tuổi đời còn rất trẻ ra dạy hợp đồng được 6 tháng, qua quá trình làm việc chăm chỉ, tận tụy với nghề với trẻ chị đã tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc.
Trên đây là một số thông tin, nội dung hữu ích trả lời cho câu hỏi lượng là gì? Hy vọng qua những nội dung bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung lượng là gì và mối quan hệ giữa chất và lượng.